I. Mục Tiêu:
- Học sinh biết sử dụng giác kế để đo một góc trên mặt đất.
- Có kỹ năng vẽ góc, so sánh góc.
- Có ý thức cẩn thận khi vẽ, đo góc.
II. Chuẩn Bị:
- Giáo viên: phấn màu, thước thẳng, thước đo góc, giác kế, cọc tiêu.
- Học sinh: thước thẳng, thước đo góc, 3 cọc tiêu.
Tuần BÀI 7: THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT Tiết : 23 - 24 Mục Tiêu: Học sinh biết sử dụng giác kế để đo một góc trên mặt đất. Có kỹ năng vẽ góc, so sánh góc. Có ý thức cẩn thận khi vẽ, đo góc. Chuẩn Bị: Giáo viên: phấn màu, thước thẳng, thước đo góc, giác kế, cọc tiêu. Học sinh: thước thẳng, thước đo góc, 3 cọc tiêu. Tiến Trình Bài Dạy: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: GV: Vẽ ba góc, cho 3 học sinh lên bảng đo. GV: Khi đo 1 góc ngoài thực tế thì ta làm thế nào? giới thiệu bài mới. Dạy bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HSø Tóm tắt nội dung ghi bảng HĐ1: Dụng cụ đo góc trên mặt đất: GV: giới thiệu giác kế GV: treo bảng phụ vẽ hình giác kế hoặc đồ dùng dạy học cho học sinh quan sát. GV: giới thiệu cấu tạo giác kế GV: khe hở và tâm đĩa ở vị trí như thế nào? HĐ2: Cách đo góc trên mặt đất: GV: Vẽ hình góc BCA tượng trưng cho góc ở thực tế cần đo. GV: Treo bảng phụ nội dung là các bước đo góc và giới thiệu từng bước với giác kế: Bước 1: Giáo viên đặt giác kế và nêu các cách đặt không đúng cho HS lưu ý, tránh sai sót. GV: tại sao trên đĩa chỉ ghi đến 1800 Bước 2: GV dùng phấn màu đỏ tượng trưng cho thanh quay ở A Bước 3: GV dùng phấn màu khác vẽ đoạn thẳng tượng trưng cho thanh quay ở B HS: nghe giảng HS: quan sát HS: nghe giảng HS: thẳng hàng HS: quan sát HS: nghe giảng, kết hợp với quan sát cách thực hiện của giáo viên HS: vì số đo mỗi góc không quá 1800 HS: quan sát và nghe giảng 1/- Dụng cụ đo góc trên mặt đất: SGK/88 2/- Cách đo góc trên mặt đất: Bước 1: Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của góc ACB. Bước 2: Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở A và hai khe hở thẳng hàng. Bước 3: Cố định mặt đĩa và đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở B và hai khe hở thẳng hàng. Bước 4: Đọc số đo của góc ACB trên mặt đĩa. Hoạt động ngoài sân: Giáo viên: ổn định lớp: tập hợp lớp thành 2 hàng ngang, kiểm tra dụng cụ. Giáo viên: chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh Giáo viên: đóng cố định 2 cọc tiêu (ở A và ở B). Với mỗi nhóm, giáo viên thay đổi cọc tiêu ở C rồi cho HS tiến hành đo. Giáo viên: kiểm tra kết quả, ghi nhận xét. Củng Cố Và Luyện Tập Bài Học: GV: Cho HS nêu lại các kiến thức và các bước đã tiến hành: + Mỗi góc có mấy số đo ? + Để đo một góc ngoài thực tế ta sử dụng dụng cụ nào ? + Để đo góc bằng giác kế có mấy bước ? Nêu cụ thể từng bước ? + ứng dụng việc đo góc ngoài thực tế ta thường thấy ở đâu? Hướng Dẫn Học Sinh Học Ở Nhà: Về nhà xem lại các bước đã thực hành (SGK/88; 89) Xem trước bài mới: “Đường tròn” Chuẩn bị: + Compa + Thước thẳng có vạch chia. * Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: