I. Mục Tiêu:
- Học sinh nắm được định nghĩa tam giác; các khái niệm đỉnh, cạnh, góc của tam giác.
- Học sinh biết gọi tên và kí hiệu tam giác; Biết vẽ tam giác khi biết trước độ dài cạnh.
- Học sinh nhận biết điểm nằm bên trong, ngoài tam giác.
II. Chuẩn Bị:
- Giáo viên: phấn màu, thước thẳng, compa, bảng phụ (bài 43; 44; 45 trang 95)
- Học sinh: Tập, viết, SGK 6, thước thẳng, compa.
Tuần BÀI 9: TAM GIÁC Tiết : 26 Mục Tiêu: Học sinh nắm được định nghĩa tam giác; các khái niệm đỉnh, cạnh, góc của tam giác. Học sinh biết gọi tên và kí hiệu tam giác; Biết vẽ tam giác khi biết trước độ dài cạnh. Học sinh nhận biết điểm nằm bên trong, ngoài tam giác. Chuẩn Bị: Giáo viên: phấn màu, thước thẳng, compa, bảng phụ (bài 43; 44; 45 trang 95) Học sinh: Tập, viết, SGK 6, thước thẳng, compa. Tiến Trình Bài Dạy: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (5’) · A · B · · C D GV: + Vẽ đường tròn tâm A, bán kính 2cm + Cho hình vẽ: Hãy cho biết vị trí của các điểm B, C, D với đường tròn A 2. Dạy học bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HSø Tóm tắt nội dung ghi bảng 10’ 5’ HĐ1: Tam giác ABC là gì? GV: Từ kiểm tra bài cũ cho HS vẽ các đoạn thẳng AB, AC, BC vào bài GV: vẽ tam giác ABC GV: Cho HS nhận xét hình vẽ: + Có mấy đoạn thẳng? Kể tên? + Có mấy góc ? Kể tên? + Có mấy điểm? Kể tên ? GV: giới thiệu khái niệm tam giác ABC GV: vậy tam giác ABC là gì? GV: giới thiệu khái niệm đỉnh, cạnh, góc, điểm nằm trong (ngoài) tam giác. GV: gọi 1 HS lên vẽ AMN tùy ý GV: yêu cầu HS xác định đỉnh, cạnh, góc của tam giác AMN HĐ2: Vẽ tam giác GV: nêu ví dụ SGK/94 GV: hướng dẫn HS cách vẽ (gọi HS vẽ từng bước nếu có thể) GV: nhấn mạnh lại cách vẽ. HS: vẽ HS: nghe giảng HS: vẽ hình HS: nhận xét + 3 đoạn thẳng + 3 góc + 3 điểm HS: nghe giảng HS: trả lời HS: nghe giảng HS: vẽ hình HS: trả lời theo câu hỏi của GV HS: nghe giảng HS:quan sát và nghe giảng HS: Nghe giảng 1/- Tam giác ABC là gì? A B C · · N M Hình gồm: + Ba đoạn thẳng AB, AC, BC + Ba điểm A, B, C không thẳng hàng gọi là tam giác ABC Kí hiệu: ABC A, B, C là 3 đỉnh tam giác AB, AC, BC là 3 cạnh BAC, ABC, ACB là 3 góc của tam giác M nằm ngoài tam giác N nằm trong tam giác 2/- Vẽ tam giác: a) Ví dụ: SGK/94 b) Cách vẽ: SGK/94 Củng Cố Và Luyện Tập Bài Học: (15’) GV: Dùng bảng phụ cho HS giải bài 43/94; bài 44/95; 45/95 Đáp án: Bài 44/95 Tên tam giác Tên 3 đỉnh Tên 3 góc Tên 3 cạnh ABI A, B, I ABI, AIB, BAI AB, BI, IA AIC A, I, C IAC, ACI, CIA AI, IC, CA ABC A, B, C ABC, ACB, BAC AB, BC, CA Bài 45/95 AI là cạnh chung của ABI và AIC AC là cạnh chung của ABC và AIC AB là cạnh chung của ABI và ABC Hai tam giác có hai góc kề bù nhau là ABI và AIC Hướng Dẫn Học Sinh Học Ở Nhà: (2’) Nắm vững định nghĩa tam giác ABC, biết vẽ tam giác theo yêu cầu của đề bài; xem lại các bài tập đã giải. BTVN: bài 47/95 Chuẩn bị trước các câu hỏi ôn tập trang 96 để tiết sau ôn tập chương II Cần chuẩn bị: + thước thẳng. + thước đo góc. + compa. * Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: