I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến là:
+ Biển báo cấm: Biển số 101a; 122.
+ Biển báo nguy hiểm: Biển số 208; 209; 233
+ Biển chỉ dẫn: Biển số 301 (a, b, đ, e), 303, 304, 305.
+ Các điều luật có liên quan: Điều 10 - Khoản 4; Điều 11 - Khoản 1, 2, 3 (Luật GTĐB)
- Học sinh nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà hoặc thường gặp.
- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.
- Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: 23 biển báo hiệu: 12 biển báo mới và 11 biển báo đã học.
+ 28 tấm bìa có viết tên biển báo trong đó có 5 biển báo chưa học.
- Học sinh: Sách ATGT lớp 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THÁNG 8 + 9 Chủ điểm: AN TOÀN GIAO THÔNG AN TOÀN GIAO THÔNG: Tiết 1 Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến là: + Biển báo cấm: Biển số 101a; 122. + Biển báo nguy hiểm: Biển số 208; 209; 233 + Biển chỉ dẫn: Biển số 301 (a, b, đ, e), 303, 304, 305. + Các điều luật có liên quan: Điều 10 - Khoản 4; Điều 11 - Khoản 1, 2, 3 (Luật GTĐB) - Học sinh nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà hoặc thường gặp. - Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo. - Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: 23 biển báo hiệu: 12 biển báo mới và 11 biển báo đã học. + 28 tấm bìa có viết tên biển báo trong đó có 5 biển báo chưa học. - Học sinh: Sách ATGT lớp 4 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới a. Mục tiêu: - Học sinh nhớ lại 11 biển báo hiệu đã học gồm: + Biển báo cấm: Biển số 204; 210; 211 + Biển báo nguy hiểm: Biển số 204; 210; 211 + Biển chỉ dẫn: Biển số 423 (a, b); 424a; 434; 443 - Học sinh có ý thực hiện theo quy định của biển báo hiệu khi đi đường. b. Các tiến hành: - GV tổ chức chơi Trò chơi: Ghép tên biển báo. - GV phổ biến luật chơi: 2 nhóm mỗi nhóm 5 em sẽ thi gọi đúng tên biển báo và nêu được tác dụng của biển báo. Bạn nào làm sai phải hát một bài. - GV chia lớp 2 nhóm mỗi nhóm 5 em sẽ lấy biển gắn lên bảng. - HS đề cử 2 nhóm mỗi nhóm 5 em. + Lần lượt các em trong nhóm sẽ lên gắn tên biển báo ( hoặc viết, nêu tên và hiệu lực của biển báo) - Học sinh thi tìm nhanh, tìm đúng. - Biển thứ 11 sẽ gọi bất kỳ 1 học sinh khác. - Lớp nhận xét + Bạn nào làm sai phải hát một bài - GV kiểm tra - Kết luận - Tuyên dương Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới a. Mục tiêu: Học sinh biết thêm 12 biển báo mới: + Biển báo cấm: Biển số 101a; 122. + Biển báo nguy hiểm: Biển số 208; 209; 233 + Biển chỉ dẫn: Biển số 301 (a, b, đ, e), 303, 304, 305. - Nhận biết các loại biển báo khi tham gia giao thông. b. Các tiến hành 1. Biển báo cấm: - GV đưa ra biển báo mới: Biển số 110a; 122 - Yêu cầu HS quan sát nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển ? - HS : + Hình: Tròn; + Màu: nền trắng, viền màu đỏ; + Hình vẽ: màu đen. - GV giới thiệu: Đây là các biển báo cấm: người đi đường phải chấp hành theo điều cấm mà biển báo đã báo. Căn cứ hình vẽ bên trong của biển , ta biết nội dung cấm là gì ? + Biển số 110a: Biển này có đặc điểm hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ, hình vẽ trong biển là chiếc xe đạp. Nội dung cấm: Cấm xe đạp + Biển số 112: Biển này có hình tám cạnh đều nhau, nền màu đỏ, trong biển ghi chữ STOP. Nội dung: Dừng lại 2. Biển báo nguy hiểm: - GV đưa ra biển báo: Biển số 208; 209; 233 - Yêu cầu HS quan sát nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển ? - HS : + Hình: tam giác; + Màu: nền vàng, viền màu đỏ; + Hình vẽ: màu đen, nội dung vẽ khác nhau. - GV giới thiệu: Đây là các biển báo nguy hiểm. Để báo cho người đi đường biết các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và biết cách để phòng ngừa tai nạn. Căn cứ hình vẽ bên trong của biển , ta biết nội dung báo hiệu sự nguy hiểm gì ? + Biển số 208: Báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên + Biển số 209: Báo hiệu nơi giao nhau có tín hiệu đèn + Biển số 233: Báo hiệu có những nguy hiểm khác. 3. Biển báo hiệu lệnh - GV đưa ra biển báo: Biển số 301 (a,b, d,e) - Yêu cầu HS quan sát nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển ? - HS : + Hình: chữ nhật; + Màu: nền xanh + Hình vẽ: màu đen, nội dung vẽ khác nhau. - GV giới thiệu: Đây là các biển báo hiệu lệnh. Để báo cho người đi đường phải thực hiện đúng các hiệu lệnh trong biển báo. + Biển số 301 (a, b, d, e): Hướng phải đi theo chiều mũi tên. + Biển số 303: Đường giao nhau chạy theo vòng xuyến. + Biển số 304: Đường dành cho xe thô sơ. + Biển số 305: Đường dành cho người đi bộ. - Khi đường gặp biển báo này,em cần làm gì? Khi đi đường gặp biển báo này, em phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo. Hoạt động 3: Trò chơi biển báo a) Mục tiêu: Học sinh nhớ nội dung của 12 biển báo b) Các tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm . GV chia đôi bảng, mỗi bên treo 6 biển báo. - GV yêu cầu cả lớp quan sát trong vòng 1 phút để ghi nhớ tên các biển báo. - Sau 1 phút, mỗi nhóm cử 6 học sinh lần lượt từng HS lên gắn biển vào phần bảng của nhóm và giải thích ý nghĩa và tác dụng của biển báo, gắn xong về chỗ và các HS khác tiếp tục thực hành cứ như thế cho đến HS thứ 6. - Nhóm nào gắn tên đúng và trả lời đúng ý nghĩa của biển báo nhóm đó thắng. - GV nhận xét và tuyên dương nhóm chiến thắng. Hoạt động 4: Củng cố - GV tóm tắt tên và ý nghĩa của 12 biển báo đã học - GV nhấn mạnh thêm: biển báo hiệu GT gồm 5 nhóm biển báo : nhóm biển báo cấm, nhóm biển hiệu lệnh, nhóm biển báo nguy hiểm, nhóm biển chỉ dẫnvà nhóm biển phụ. Mỗi nhóm biển báo có nội dung riêng. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - GV nhận xét chung tiết học. . . AN TOÀN GIAO THÔNG: Tiết 2 Bài 2: Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trên đường giao thông. - Học sinh nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. + Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, tổ chức, điều khiển giao thông nằm đảm bảo an toàn và khả năng thông xe. + Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu giao thông hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông - Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng Luật GTĐB, đảm bảo ATGT. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: 6 phong bì dày, trong mỗi phong bì bỏ hình một biển báo hiệu ở bài 1. - Các biển báo hiệu đã học ở bài trước. - Một số hình ảnh bổ sung cho SGK (to hơn, rõ hơn) về vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, các hình ảnh kết hợp có cả vạch kẻ đường rào chắn và biển báo, ở một ngã tư có cả đèn hiệu biển báo, vạch kẻ đường và rào chắn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới a. Mục tiêu: - HS nhớ lại đúng tên , nội dung của các biển báo đã học. - Nhận biết và ứng xử nhanh khi gặp biển báo. b. Các tiến hành: Trò chơi 1: “Hộp thư chạy” - GV giới thiệu trò chơi, cách chơi và điều khiển cuộc chơi: + Cô có một tập phong bì có các thư có nội dung là các lệnh truyền đi cho các trạm giao thông + Quản ca cho lớp hát lần lượt các bài hát vui. HS vừa hát vừa chuyền tay tập phong bì. khi có lệnh “ Dừng” tất cả phải dừng hát và dừng truyền tay. HS dang có tập phong bì trong tay, rút chọn một bì và đọc tên của biển báo, nói điều phải làm theo nội dung hiệu lệnh của biể báo. Cuộc chơi tiếp tục cho đến khi tập phong bì hết. Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường a. Mục tiêu: - HS hiểu ý nghĩa, nội dung của vạch kẻ đường. - Nhận biết các loại vạch kẻ đường. b. Các tiến hành - GV lần lượt nêu các câu hỏi để HS nhớ lại và trả lời: + Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ đường trên đường ? + Em nào có thể mô tả các loại vạch kẻ đường em đã nhìn thấy không? + Em nào biết người ta dùng vạch kẻ đường để làm gì? - GV giải thích các loại vạch kẻ và ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường: + Vạch đi bộ qua đường: Vạch ngang cách đều + Vạch dừng xe: Vạch ngang liên tục. + Vạch sọc ngang liền nhau: Báo hiệu ô tô, xe máy đi chậm lại + Vạch dọc liền : để phân chia làn đường cho các loại xe. + Mũi tên: chỉ hướng đi của xe Hoạt động 3: Tìm hiểu về cọc tiêu, hàng rào chắn a) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được thế nào là cọc tiêu, rào chắn trên đường và tác dụng bảo đảm ATGT của cọc tiêu và rào chắn. b) Các tiến hành: 1. Cọc tiêu - GV yêu cầu HS xem tranh 1 trang 9 bài 2 để nhận biết cọc tiêu. - GV giải thích từ cọc tiêu: Cọc tiêu là cọc cắm ở mép các đoạn đường nguy hiể để người lái xe biêt phạm vi an toàn của đường - GV giới thiệu các dạng cọc tiêu hiện dang có trên đường và giải thích: cọc tiêu cắm ở các đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết giới hạn của đường, hướng đi của đường(đường cong dốc, có vực sâu) 2. Rào chắn - Yêu cầu HS xem ảnh rào chắn ở trang 9 và trang 10. - GV giải thích : rào chắn là ngăn không chongười và xe qua lại, có hai loại rào chắn: + Rào chắn cố định (ở những nơi đường thắt hẹp, đường cấm,đường cụt) + Rào chắn di động ( có thể nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào, đóng mở được) Hoạt động 4 : Kiểm tra hiểu biết - GV phát phiếu học tập và giải thích qua về nhiệm vụ của học sinh 1. Kẻ nối giữa 2 nhóm (1) và (2) sao cho đúng nội dung Vạch kẻ đường Thường được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướngdẫn cho người sử dụng biết phạm vi nền đường Cọc tiêu Mục đích : không cho người và xe qua lại Hàng rào chắn Bao gồm các vạch kẻ, mũi tên và các chữ viết trên đường để hướng dẫn các xe cộ đi đúng đường 2. Trả lời các câu hỏi sau : - Vạch trắng kẻ ngang cách đều thường ở sát ngã ba, n ... QĐNDVN 22/12. Để nhớ tới công ơn của các bậc cha anh đi trước. Hôm nay lớp ta tổ chức hái hoa dân chủ, tìm hiểu truền thống tốt đẹp của quê hương đất nước 2. Giới thiệu chương trình hoạt động: - Chương trình hoạt động của chúng ta hôm nay gồm có: + Tìm hiểu về Ngày Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam. + Hiểu, biết thêm về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. 3. Các hoạt động: a. Oân lại truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam. b. Hái hoa dân chủ. -Y/c: Thi đua giữa 3 tổ: Hs của mỗi tổ lần lượt lên hái hoa và thực hiện theo y/c của phiếu thăm.(Những hs trả lời xuất sắc được nhận phần thưởng 1 cây bút). -Theo dõi và cùng tham gia với hs. 4. Kết thúc hoạt động: -Nx, tuyên dương. -Chuẩn bị hoạt động lần sau: Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. -Theo dõi. -Theo dõi. -Theo dõi. -Theo dõi, lớp trưởng dẫn chương trình. -Thi đua giữa 3 tổ. -Theo dõi. . . THÁNG 01 Chủ điểm: HỌC TẬP TÊN HĐ: ĐỐ VUI ĐỂ HỌC THỜI GIAN TỔ CHỨC: 15-01-2011 (Thứ bảy) I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: -Qua việc tổ chức Sân chơi trí tuệ, hs tự kiểm tra kiến thức của mình về các môn học về tự nhiên và xã hội. - Kích thích sự ham học hỏi, tìm hiểu các kiến thức trong học tập và trong cuộc sống. - Giúp củng cố các kiến thức đã được học trong nhà trường và ngoài xã hội của các em. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung: - 5 vòng thi cho 4 đội chơi: (Khởi động-Giải ô chữ-Ai thông minh - Ai nhanh, ai đúng, Toàn diện) - 1 số tiết mục văn nghệ xen giữa các phần chơi. 2. Hình thức: - Sân chơi trí tuệ. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động: -Chuẩn bị các gói câu hỏi về các mảng kiến thức phù hợp với hs lớp 5 được xây dựng trên máy vi tính để trình chiếu trên màn hình lớn. -1 hệ thống máy chiếu. - Phần thưởng cho các đội chơi và cho khán giả. -Hs: chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ. 2. Tổ chức: - Khối lớp 4 cử 1 giáo viên dẫn chương trình, các giáo viên còn lại phụ trách các việc như: Ban thư kí, ban kĩ thuật vi tính, máy chiếu, -Giám khảo, cố vấn: BGH nhà trường. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: TG GIÁO VIÊN HỌC SINH 10’ 10’ 120’ 10’ 1. Tuyên bố lí do: 2. Giới thiệu chương trình hoạt động: 3. Tổ chức sân chơi. *Cách thức: Mỗi lớp cử ra 3 em tham gia chơi chính thức (12 em chia ra làm 4 đội chơi). Các học sinh còn lại làm khán giả 4. Kết thúc hoạt động: -Nx, tuyên dương, trao giải thưởng: Nhất-Nhì-Ba-Khuyến khích. -Chuẩn bị hoạt động lần sau: Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. -Theo dõi. -Theo dõi. -Theo dõi. -Hs tham gia chơi. -Theo dõi. . . THÁNG 2 ( Tổ chức vào ngày 12/2) Chủ điểm: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN TÊN HĐ: TÌM HIỂU VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VIỆT NAM I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: -Biết và hiểu thêm về Tết cổ truyền Việt Nam. - Thêm tự hào và yêu đất nước, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc qua các tiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân. - Kích thích sự mong muốn tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. - Tổ chức trò chơi “Kéo co”. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung: - Tìm hiểu thêm về Tết cổ truyền của Việt Nam. - Những bài hát, bài thơ, mẩu chuyện, về Đảng, về Bác, về quê hương đất nước. 2. Hình thức: - Hđ ngoài trời. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động: -Chuẩn bị các câu hỏi tìm hiểu về tết cổ truyền của dân tộc. Vd: -Tết cổ truyền được tổ chức vào thời gian nào? -Tết cổ truyền thường có các hoạt động vui nào? -Người dân thường chuẩn bị những gì cho ngày tết cổ truyền? -1 dây thừng lớn để hs chơi Kéo co. -Hs: chuẩn bị các tiết mục văn nghệ về chủ điểm HĐ. 2. Tổ chức: - GVCN cùng lớp trưởng tổ chức và dẫn chương trình. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: TG GIÁO VIÊN HỌC SINH 10’ 10’ 20’ 70’ 10’ 1. Tuyên bố lí do: -Gv: Các em thân mến! Trường chúng ta đang đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động mừng Đảng mừng xuân. Hoà chung trong không khí ấy, hôm nay chúng ta cùng tổ chức 1 số hoạt động vui chơi bổ ích 2. Giới thiệu chương trình hoạt động: - Chương trình hoạt động của chúng ta hôm nay gồm có: + Tìm hiểu về Tết cổ truyền Việt Nam. + Hiểu, biết thêm về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước thông qua các tiết mục văn nghệ, trò chơi Kéo co. 3. Các hoạt động: a. Tìm hiểu tết cổ truyền Việt Nam.( Thầy chuẩn bị hệ thống các câu hỏi, lần lượt nêu câu hỏi để hs trả lời, sau đó nx, bổ sung thêm). b. Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng mừng xuân. -Y/c: Thi đua giữa 3 tổ: Biểu diễn thi giữa các tổ. c. Chơi trò chơi: Kéo co ( Chia lớp thành 2 đội chơi, tổ chức cho hs chơi). -Theo dõi và cùng tham gia với hs. 4. Kết thúc hoạt động: -Nx, tuyên dương. -Chuẩn bị hoạt động lần sau: Yêu quý, biết ơn mẹ và cô giáo. -Theo dõi. -Theo dõi. -Theo dõi. -Theo dõi, lớp trưởng dẫn chương trình. -Thi đua giữa 3 tổ. -Theo dõi. . . THÁNG 03 Chủ điểm: BIẾT ƠN MẸ VÀ CÔ GIÁO TÊN HĐ: HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 8 – 3. Thời gian hoạt động: Thứ bảy ngày 05 tháng 03 năm 2011 I. YÊU CẦU VỀ GIÁO DỤC: - Biết ngày 8-3 hằng năm là Ngày truyền thống Quốc tế Phụ nữ. -Thông qua các hoạt động văn nghệ, thêm yêu quý, kính trọng mẹ và cô giáo. -Hoạt động tích cực, tự giác, hào hứng, II. NỘI DUNG- HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG. 1. Nội dung: -Nghe kể về lịch sử Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. -Biểu diễn văn nghêï chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. 2. Hình thức: - Múa hát tập thể. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động: * Gv: Chuẩn bị 1 số câu hỏi, vd: ?Em biết gì về ngày 8/3? ?Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn mẹ và cô giáo, các em cần làm gì? ?Hãy kể 1 kỉ niệm đẹp của em với mẹ hoặc cô giáo cũ? * Hs: Các tiết mục văn nghệ. 2. Tổ chức: - GVCN: phân công hs dẫn chương trình và tổ chức hoạt động. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: TG GIÁO VIÊN HỌC SINH 10’ 5’ 35’ 60’ 10’ 1. Tuyên bố lí do: -Gv: Hằng năm cứ vào ngày 8/3, từ khắp nơi trên thế giới diễn ra nhiều hoạt động để tôn vinh phụ nữ, Hôm nay, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu thêm về ngày kỉ niệm này và gửi đến mẹ và cô những lời chúc tốt đẹp nhất. 2. Giới thiệu chương trình hoạt động: - Chương trình hoạt động của chúng ta hôm nay gồm có: + Tìm hiểu về lịch sử Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. + Biểu diễn văn nghệ chào mừng mẹ và côâ giáo nhân ngày 8/3. 3. Các hoạt động: a. Tìm hiểu về ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. -Lần lượt nêu các câu hỏi, vd: ?Em biết gì về ngày 8/3? ?Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn mẹ và cô giáo, các em cần làm gì? ?Hãy kể 1 kỉ niệm đẹp của em với mẹ hoặc cô giáo cũ? b. Biểu diễn văn nghệ. -Y/c: Thi đua biểu diễn giữa các tổ, các tiết mục múa, hát có nội dung ca ngợi, biết ơn mẹ, cô giáo và các nữ anh hùng. -Theo dõi và cùng tham gia với hs. 4. Kết thúc hoạt động: -Nx, tuyên dương. -Chuẩn bị hoạt động lần sau: Tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam. -Theo dõi. -Theo dõi. -Theo dõi, trao đổi và lần lượt trả lời các câu hỏi. -Theo dõi, lớp phó văn-thể tổ chức. -Thi đua giữa các tổ biểu diễn các tiết mục. -Theo dõi. . . THÁNG 4 CHỦ ĐIỂM: BÁC HỒ KÍNH YÊU. TÊN HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VỀ CUÔÏC ĐỜI BÁC HỒ. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: 17/4/2010 I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 1. Về nhận thức: Hs nắm được một số thông tin về Bác Hồ. 2. Về thái độ, tình cảm: Biết kính trọng và yêu quý Bác Hồ, thực hiện tốt 5 điều Bác dạy học sinh. 3. Về kĩ năng hành vi: Ghi nhớ và biết ơn những công lao to lớn mà Bác Hồ đã cống hiến cho đất nước. II. NỘI DUNG- HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung: -Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. - Một số câu hỏi về Bác Hồ. 2. Hình thức: - Thảo luận, múa hát tập thể nhớ Bác Hồ.. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động: a. Giáo viên: -Một vài nội dung về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ. - Một số câu hỏi để thảo luận: Bác Hồ tên thật là gì? Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Quê Bác Hồ ở đâu? Em hãy kể một vài tên khác của Bác mà em biết? Em hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. b. Học sinh: -Một số tiết mục văn nghệ về Bác Hồ. 2. Tổ chức: - Gv thông báo cho cả lớp về nội dung và hình thức hoạt động. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động: Cả lớp cùng hát bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ” a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Trong tháng này cả nước đang long trọng hưởng ứng và kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. Hôm nay lớp chúng ta tổ chức buổi sinh hoạt tập thể này để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. b. Giới thiệu chương trình hoạt động: - Nghe giới thiệu. - Thảo luận. - Văn nghệ. 2. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: nghe giới thiệu. - Gv giới thiệu một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ. - Giáo viên nêu câu hỏi đã có ở phần chuẩn bị để hs trả lời. - Sau một vài em lên trả lời câu hỏi là những tiết mục văn nghệ các tổ đã chuẩn bị. - Tuyên dương và động viên những em trả lời hay và biểu diễn tốt. - Giáo viên chốt lại. b. Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ nhớ Bác Hồ. -Gv nêu y/c: Thi đua giữa các tổ thi biểu diễn các tiết mục văn nghệ về Bác Hồ. -Lớp trưởng điều khiển. -Cả lớp cùng nx, đánh giá. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Nhận xét kết quả hoạt động. . .
Tài liệu đính kèm: