Giáo án Học kì I - Lớp 4

Giáo án Học kì I - Lớp 4

 Toán

Tiết1: Ôn các số đến 100000

I.Mục tiêu:

- Giúp HS đọc, viết các số đến 100000.

- Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo, đọc, viết số đến 100000.

- Giáo dục ý thức trong học tập.

II.Đồ dùng dạy học:GV: thước kẻ + SGK.

III.Hoạt động dạy học:

 A.Kiểm tra bài cũ:3’

_Kiểm tra đồ dùng sách vở của HS.

B.Bài mới:

1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:

2- Hướng dẫn ôn tập:32’

a- Ôn tập: - GV viết số: 83251

Gọi HS đọc và nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào.

- GV cùng cả lớp nhận xét.

- Tương tự: Hướng dẫn HS thực hiện các số 83001; 80201; 80001

- Hỏi: 2 hàng liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

Dựa vào cấu tạo số thập phân trên GV cho HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.

 

doc 293 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Học kì I - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	Thứ hai,ngày 23 tháng 8 năm 2010
 Chào cờ
	____________________________________
	Toán
Tiết1: Ôn các số đến 100000
I.Mục tiêu:
Giúp HS đọc, viết các số đến 100000.
Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo, đọc, viết số đến 100000.
Giáo dục ý thức trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:GV: thước kẻ + SGK.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A.Kiểm tra bài cũ:3’
_Kiểm tra đồ dùng sách vở của HS.
B.Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
2- Hướng dẫn ôn tập:32’
a- Ôn tập: - GV viết số: 83251
Gọi HS đọc và nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào.
GV cùng cả lớp nhận xét.
Tương tự: Hướng dẫn HS thực hiện các số 83001; 80201; 80001
Hỏi: 2 hàng liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Dựa vào cấu tạo số thập phân trên GV cho HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
b- Luyện tập:
Bài 1: _GV yêu cầu hS đọc bài.
Hướng dẫn HS tìm hỉểu xem số được viết theo quy luật nào.
_GV kẻ tia số lên bảng cho hS thực hiện.
Bài 2:_Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. 
Chữa bài nhận xét.
Bài 3:_Tiến hành tương tự:
Mẫu: a- 8723; 9171, 3083, 7006.
b- Viết số: 9000+200+30+2
Tương tự các phần khác.
Gọi HS chữa bài trên bảng. Nhận xét: 
3-Củng cố-dặn dò:2’- HS nhắc lại cách đọc số. - Làm bài tập trong BTT
HS để sách vở, đồ dùng lên cho GV kiểm tra.
2 HS đọc và nêu nhân xét.
HS thực hiện ra vở toán.
Trao đổi bài nhận xét.
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS nêu.
HS đếm: 10 , 100 , 1000 , 10000
_2 HS đọc yêu cầu của bàivà thực hiện trên bảng lớp và vở.
Nhận xét, sửa sai.
1 HS đọc yêu cầu của bài.
Các nhóm thực hiện.
Nhận xét bài của bạn
Bài 3 HS tiến hành làm bài trong vở và chữa trên bảng lớp.
HS đọc ỷêu cầu và thựchiện - HS thực hiện trong vở ô ly.
.
 Tiết1: Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I.Mục tiêu:
- Đọc thành tiếng, đọc đúng các từ: cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn.
 -Đọc ngắt nghỉ đúng các dấu, nhấn giọng các từ gợi tả, đọc diễn cảm toàn bài.
 -Đọc hiểu- hiểu các từ : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục.
- ý nghĩa: Truyện ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế mèn. 
II,Đồ dùng dạy học: - GV: tranh SGK + bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:3’
- GV kiểm tra sách vở của HS.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.1’
Luyện đọc và tìm hiểu bài:32’ 
a-Luyện đọc:1o’
Gọi HS đọc to toàn bài.
Hướng dẫn HS chia đoạn: Bài chia làm mấy đoạn?
Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn.
Lần 1: Nhận xét, sửa sai.
Lần 2: Cho HS giải nghĩa- tổ chức nhận xét. 
Luyện đọc theo cặp.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
b- Tìm hiểu nội dung:12’
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. 
Câu 1: Dế mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? 
Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
Câu 3: Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
Câu 4: Cho biết những cử chỉ và lời nói thể hiện tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Câu 5:Tìm trong bài những hình ảnh nhân hoá và nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích?
c- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: (12)
Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
GV bổ sung và hướng dẫn cách đọc của từng nhân vật:
GV đọc mẫu, đánh dấu các từ cần nhấn mạnh: mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, đánh em, bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em, xoè, đừng sợ. độc ác.
Cho HS quan sát tranh và rút ra ý nghĩa của bài.( GV ghi bảng)
Củng cố- Dặn dò:3’
 - Qua bài này em học tập ai? Vì sao?
 -Đọc trước bài: Mẹ ốm.
- HS mở sách để kiểm tra.
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
HS trả lời: bài chia làm 4 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu... đá cuội.
Đoạn 2: Tiếp... mới kể.
Đoạn 3: tiếp ,...ăn thịt.
Đoạn 4: tiếp.hết.
- 4 HS đọc, lớp nhận xét, sửa sai.
4 HS đọc: Mỗi hS đọc 1 đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
 Cỏ xước, Nhà Trò, bự, áo thâm, ngắn chùn chùn, lương ăn, thui thủi, ăn hiếp, mai phục.
- HS trả lời: Dế Mèn, Nhà Trò, Nhện.
HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Gục đầu khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.
1 HS đọc to, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Bé nhỏ, gầy yếu, bự những phấn, cánh bướm non mỏng, chùn chùn.
HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Doạ sẽ ăn thịt.
HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Em đừng sợ... dắt Nhà TRò đi, xoè 2 càng.
HS tự chọn hình ảnh nhân hoá và nêu lí do.
4 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS nêu ý nghĩa: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
 Tiết 1: Chính tả
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
 I-Mục tiêu:
 - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu( l/n) hoặc vần ( an/ang) dễ lẫn.
Giáo dục HS ý thức rèn viết cẩn thận, tỉ mỉ. 
 II-Đồ dùng dạy học:
 - GV: Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a..
 - HS: Vở bài tập.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:3’
 - GV kiểm tra sách vở và đồ dùng như: vở, bút bảng.
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.1’
Hướng dẫn HS nghe- viết:20’
 - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK .
 - Cho HS đọc thầm đoạn cần viết và nêu các tiếng, từ cần viết hoa , dễ viết sai.
 - Hướng dẫn HS cách trình bày bài: 
. Lưu ý ngồi viết đúng tư thế.
 - GV nhắc nhở HS gấp SGK. GV đọc từng câu, cụm từ cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lượt.
 - GV đọc soát lỗi.
 - GV thu 1/3 số bài chấm , còn những HS khác đổi vở cho nhau để chữa. 
GV nhận xét chung bài viết.
Hướng dẫn làm bài tập:15’
 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 - Cho HS tự làm bài tập vào vở của mình. Đại diện làm bài trong phiếu học tập và trình bày trên bảng lớp. Hướng dẫn HS nhận xét, Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Tổ chức cho HS thi giải đố và ghi kết quả ra bảng con. 
 - HS ghi kết quả đúng vào vở BT.
3-Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS còn 
viết sai nhớ sửa để không còn viết sai những từ đã ôn luyện. Học thuộc lòng 2 câu đố ở bài 3 để còn đố người khác.
- HS mở sách và đồ dùng để kiểm tra.
- HS chú ý theo dõi.
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
HS trả lời: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn.
- HS viết cẩn thận, nắn nót từng chữ theo đúng tốc độ.
- HS dùng bút chì chấm lỗi
HS mang bài cho GV chấm, còn lại trao đổi bài và tự sửa cho nhau. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS làm bài ra vở BT.
- 3 HS làm phiếu trình bày trên bảng. Lớp nhận xét, sửa sai.
.- HS đọc bài tập 3.
- HS thực hiện trên bảng con. Nhận xét và sửa sai .
.
 Thứ ba,ngày 24 tháng 8 năm 2010
Toán
Tiết 2: ôn các số đến 100000(tiếp)
 I.Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về tính nhẩm, tính cộng trừ các số có đến 5 chữ số; nhân chia số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số.
So sánh các số đến 100000.
. - Giáo dục ý thức trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng kẻ sẵn BT5 _ HS: SGK.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:5’
Gọi HS lên bảng viết tiếp vào chỗ còn trống.
Phân tích số: 57025; 69432; 41256
B- Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:1’
2- Hướng dẫn ôn tập:32’
Luyện tính nhẩm:
Gọi HS thực hiện tính nhẩm và nêu kết quả từng con tính mà GV đưa ra.
 GV cùng cả lớp nhận xét.
b- Luyện tập:
Bài 1: _GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập 1.
Gọi HS thực hiện tính nhẩm và nêu kết quả từng con tính mà GV đưa ra.
 GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm
đặt tính rồi tính.- gv chấm bài. 
Chữa bài nhận xét.
Bài 3: GV cho HS nêu cách so sánh 2 số: 5870 và 5890.
Nhận xét: 2 số này cùng có 4 chữ số. Các chữ số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau. ậ hàng chục có 7<9 nên 5870<5890
Vậy ta viết: 5870<5890
Bài 4: 
HS đọc yêu cầu của bài.
3-Củng cố-dặn dò:2’
GV củng cố nội dung toàn bài.
Làm bài tập trong BTT
ơ
1 HS làm bài trên bảng.
3 dãy mỗi dãy 1 số.
Lớp nhận xét, bổ sung.
 - HS thực hiện miệng bằng cách nhẩm trong đầu và đưa ra kết quả. 
_2 HS đọc yêu cầu của bàivà cả lớp thực hiện trên bảng lớp và vở.
Nhận xét, sửa sai.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Các nhóm thực hiện.
2 HS chữa bài trên bảng lớp.
Nhận xét bài của bạn
 - HS tiến hành làm bài trong vở và chữa trên bảng lớp.
 - Chữa bài trên bảng- dưới lớp đổi vở chữa cho nhau.
.
Tiết1 :Luyện từ và câu
Cấu tạo của tiếng
 I-Mục tiêu:
Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt
Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
 Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập.
 II-Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng, có ví dụ điển hình
- HS: Bộ chữ cái ghép tiếng +Vở bài tập.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
- GV nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu- tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói câu gãy gọn. 
Hướng dẫn HS hoạt động:
GV gọi HS đọc và lần lượt thực hiện yêu cầu SGK
Yêu cầu 1: Đếm các tiếng trong câu tục ngữ. - Cho HS đếm thầm. Sau đó gọi HS làm mẫu 
cả lớp vừa nhẩm vừa đập tay nhẹ xuống bàn dòng 1. 
Cả lớp thực hiện đếm thành tiếng dòng còn lại.
Yêu cầu2: Đánh vần tiếng : bầu và ghi lại cách đánh vần đó.
Cho HS thực hiện.
GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng.
Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu.
Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp. Sau đó cho HS trình bày trước lớp.
GV cho HS gọi tên những thành phần
đó. 
Yêu cầu 4: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm- mỗi nhóm thực hiện phân tích 2-3 tiếng sau đó các nhóm đưa ra nhận xét của mình.
- GV củng cố cho HS những nhận xét vừa rút ra và kết luận:
Ghi nhớ:
Cho HS đọc thầm.
GV treo bảng phụ có ghi sẵn phần ghi nhớ và cho HS đọc.
Luyện tập:
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Tổ chức cho HS thực hiện vào vở theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên bảng chữa.
Nhận xét – chữa bài.
Bài tập 2:
Cho HS đọc đầu bài.
Hướng dẫn HS suy nghĩ và thực hiện giải nghĩa câu đố.
Cho HS thực hiện ra vở BT.
Củng cố- dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và học thuộc lòng câu đố.
- HS mở sách và đồ dùng để kiểm tra.
- HS chú ý theo dõi.
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
HS thực hiện và nhận xét dòng 1 gồm 6 
tiếng.
-Lớp thực hiện và nhận biết dòng2 gồm 8 tiếng.
- HS  ... cơ bản.
- Ôn bài TD 8 ĐT.
b- . Trò chơi: “ Nhảy lướt sóng”, “ Nhảy theo hình tam giác”.
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- Gọi HS làm thử sau đó cho HS chơi tiếp. GV cho HS chơi trò chơi.
- Quan sát nhận xét- biểu dương người thắng cuộc
3- Phần kết thúc: 
- Cho HS chạy thường quanh sân 1-2 vòng xong về tập hợp thành hàng ngang, làm động tác thả lỏng.
- GV hệ thống bài và đánh giá nhậnxét.
6-10
18-22
5-6
Lớp trưởng tập trung 3 hàng.
HS chạy chậm một hàng dọc quanh sân.
- Làm các động tác xoay các khớp.
HS chơi trò chơi: Kết bạn
Đứng tại chỗ hát tập thể.
HS nghe theo hiệu lệnh của GV.
Cả lớp thực hiện dưới sự điều khiển của cán bộ lớp.
Các tổ thực hiện.
- Cả lớp tập luyện dưới sự điều khiển của lớp trưởng. 
 - Cả lớp thực hiện - GV theo dõi, uốn nắn.
HS nghe GV hướng dẫn, phổ biến cách chơi.
Thực hiện chơi.
 - HS làm động tác thả lỏng.
 - Chú ý nghe GV dặn dò.
Tiết 86: dấu hiệu chia hết cho 3
I- Mục tiêu:
Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 3, 
Biết vận dụng các dấu hiệu để làm BT.
 II-Đồ dùng dạy học:
GV - HS: SGK+ vở.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ:5’
- HS thực hiện nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 và 9 .
- Tìm các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 và 9, 25, 40, 56, 75, 80,72.
 B- Bài mới:
 1- Giới thiệu bài và ghi đầu bài:1’
 3-Nhận biết các dấu hiệu:12’
- GV viết các số lên bảng theo 2 cột. 
- Gọi HS nhẩm các phép tính để rút ra kết luận.
- Gọi HS đọc ghi nhớ: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
-HS Lờy VD minh họa
3- Luyện tập:18’
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS nêu cách làm, tự làm rồi chữa.
- Gọi HS nêu nhận xét chung: Số 231 có tổng các chữ số là 6 nên chia hết cho 3; 1872 có 1 + 8 + 7 +2 = 18, 18 chia hết cho 3 nên 1872 chia hết cho 3...
=>gv củng cố về dấu hiệu chia hết cho 3
Bài 2: Tương tự BT 1.
-GV chấm 5-6 bài cho hs TB-Y 
Bài 3: Gọi HS đọc bài.
- HS làm và nêu kết quả- Lớp nhận xét và sửa sai.
Bài 4: Yêu cầu HS nắm cách viết vào ô trống số nào để được số chia hết cho 3.
-GV chấm bài và sửa sai.
Tương tự cho HS làm các BT trang bài 
3-Củng cố- Dặn dò:2’
- Củng cố cho HS toàn bài. 
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm bảng con.
- Lớp nhận xét.
- Thực hiện nháp – 1 HS làm bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- HS thực hiện và nêu kết quả: 315, 135, 225.
Luyện từ và câu
 ôn tập cuối học kỳ I - Tiết 3
I- Mục tiêu:
Tiếp tục kiểm tra đọc.
Ôn tập các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện..
II- Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên các bài tập đọc.
Phiếu học tập viết ND ghi nhớ về 2 cách mở bài và 2 cách kết bài.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:5’
Kết hợp trong giờ
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài1’
2-Kiểm tra tập đọc- học thuộc lòng:15’
Gọi HS lên bộc thăm.
Gọi HS đọc và nhận xét cho điểm.
Đặt các câu hỏi theo ND vừa học.
 3-Luyện tập:18’
Bài tập 1:Viết 1 mở bài theo kiểu gián tiếp, 1 kết bài theo kiểu mở rộng cho đề TLV “ Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”.
 Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS đọc ghi nhớ về 2 cách ghi nhớ trên bảng.
HD HS thực hiện và chữa bài.
Gọi HS trình bày bài trên bảng , lớp nhận xét, bổ sung
+ Một mở bài kiểu gián tiếp: + Một kết bài kiểu mở rộng: Câu chuyện vị Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam làm em càng thấm thía hơn lời khuyên của người xưa: có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim.
3-Củng cố- dặn dò:2’
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà đọc lại bài.
.
- HS thực hiện.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi- Lớp nhận xét. 
- Gọi HS nêu kết luận.
2 HS đọc yêu cầu.
Lớp đọc thầm truyện.
- Các nhóm thảo luận và trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
.
Địa Lí
Kiểm tra cuối kì I
Thứ sáu, ngày 24 tháng 12 năm 2010
Toán
 Tiết 90: kiểm tra cuối kì i
(Đề phòng ra chung)
Đạo Đức
Tiết 18 : Thực hành kỹ năng cuối học kì i
 I- Mục tiêu:
Củng cố cho HS các kiến thức về phân môn Đạo đức đã học ở học kỳ I.
Rèn kĩ năng ghi nhớ và tái hiện lại kiến thức.
Giáo dục ý thức học tập.
 II-Tài liệu và phương tiện:
GV: SGK + Phiếu học tập.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:5’
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta phải yêu lao động? Nêu các câu thành ngữ, tục ngữ nói về lao động.
- GV đánh giá.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2-Bài giảng:28’
Hoạt động 1:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy nêu tên những bài Đạo đức đã học trong học kỳ I.
- HS tự làm bài của mình.
- Gọi HS trình bày.- GV kết luận.
Hoạt động 2: Trò chơi: Hái hoa dân chủ.
- GV gắn các phiếu học tập có ghi sẵn các câu hỏi lên bảng.
- Lần lượt gọi HS lên bảng hái hoa và trả lời các câu hỏi.
+ Em hiểu trung thực trong học tập nghĩa là như thế nào?
+Tại sao lại phải trung thực trong học tập.
Nêu 1 tấm gương vượt khó trong học tập.
+ Tại sao chúng ta phải tiết kiệm thì giờ?
+ Thì giờ được ví như cái gì?
+ Tại sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Tại sao phải biết ơn thày giáo, cô giáo?
 3- Củng cố- Dặn dò:2’
- Củng cố ND toàn bài.
- Chuẩn bị sáng tác, tư liệu về ND bài học.
- 2 HS Trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi.
+ Trung thực trong học tập.
+ Vượt khó trong học tậo.
+ Biết bày tỏ ý kiến.
+ Biết tiết kiệm tiền của.
+ Biết tiết kiệm thì giờ.
+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Biết ơn thày cô giáo.
+ Yêu lao động.
- HS lần lượt lên bảng trình bày.
Lớp nhận xét, bổ sung.
 Ôn tiếng việt
Ôn luyện từ và câu
I.Mục tiêu: Hệ thống kại kiến thức về danh từ , động từ , tính từ 
Hs biết xác định đúng các danh từ , động từ , tính tửtong các câu
Hs biết viết đoạn văn 5-7 câu có sử dụng danh từ , động từ,tính từ về hoạt động học tập
II.Đồ dùng học tập
III.Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài (1’)
2.Hệ thống kiến thức về danh từ , động từ ,tính từ(20’)
Gv y/c học sinh hỏi nhau theo cặp k/n về danh từ , động từ, tính từ rồi cho vd
Hs thảo luận – gv quan sát uốn nắn hs
Gv mời 1 số cặp nêu k/n và vd
Hs khác nghe và bổ sung
=>Gv chột lại k/s về danh từ,động từ, tính từ(danh từ chung và danh từ riêng)
3.Luyện tập(20’)
bàI TậP 1: Xác định danh từ,động từ,tính từ trong các câu sau
Con suối lớn ồn ào ,quanh co đã thu mình lại ,phô nhũng rải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽTrên những ngọn cây già nua,những chiếc lá vàng cuối cùng con sót lại đang khua lao xao trứoc khi từ giã thân mẹ đơn sơ 
Gv cho hs làm bài cá nhân ,y/c hs gh lại danh từ,động từ , tính từ vào vở – 1 em lên làm bảng phụ
Hs treo bảng – quan sát và nhận xét->gv chữa bài -> củng cố lại danh từ,động từ , tính từ
Bài 2: gv nêu y/c viết 1 đoạn văn nói về 1 đồ dùng học tập của mình có sử dụng danh từ,động từ , tính từ
Gv gợi ý có thể giới thiệu về quyển sách , cái bút,cái cặp
Hs viết bài vào vở – y/c hs trung bình viết 3-5 câu
Gv chữa bài mời 1 số hs đọc đoạn văn của mình chỉ trong 1 câu có danh từ,động từ , tính từ
Hs nghe nhận xét ,gv kết luận – gv thu 1 số bài về chấm 
IV.Củng cố – dặn dò(2’)
Gv hệ thống bài – nhận xét giờ học
Dặn dò: về ôn lại các câu đã học ở kì 1
Ôn tiếng việt
Ôn văn miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu:
Hệ thống về cấu tạo,các đoạn văn trong bài văn miêu tả 
Hs viết hoàn thiện 1 bài văn miêu tả đồ dùng học tập
II.Đồ dùng dạy học: Hs – vở BTTN
Gv ghi dàn ý bài tả đồ dùng
III.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài(1’)
2.Hệ thống kiến thức(10’)
Gv đặt câu hỏi : 1- một bài văn miêu tả gồm? phần
	 2- Nêu dàn ý của 1 bài văn miêu tả
Hs trả lời thảo luận theo cặp
Gv mời 2 em nêu – gv kết luận – treo bảng dàn ý – 1 em nêu lại
Gv củng cố cho hs nắm chắc cách miêu tả đồ vật
3.Viết bài(22’)
Gv chép đề lên bảng : Em hãy tả lại chiếc cặp sách của em 
Gv mời 2 em nêu lại cách viết các đoạn văn miêu tả cái cặp 
Hs làm bài vào vở 
Gv quan sát giúp đỡ hs yếu
Gv thu bài về chấm – mời 3 em đọc bài làm của mình(hs khá giỏi) giúp hs học tập những câu văn , đoạn văn hay
IV.Củng cố – dặn dò(2’)
Gv hệ thống bài – nhận xét giờ học
Nhắc hs về xem lại dạng văn miêu tả đồ vật
 Ôn toán
Ôn tổng hợp trong tuần 18
I.Mục tiêu: củng cố dấu hiệu chia hết cho 3 và9
Hs làm đúng các bài tập về dấu hiệu chia 3 , 9(hs tb)
Hs khá giỏi biết vận dụng vào làm bài tập nâng cao về dấu hiệu chia hết cho 3 và9
II.Đồ dùng dạy học:
1.Giới thiệu(1’)
2.Hệ thống kiến thức(7’)
Gv cho 2-3 em nêu dấu hiệu chia hết cho 3 và 9 , cho vd không chia hết cho 3 và 9
Hs dưới lớp tìm số có 3 chữ số chia hết cho 3 và 9
3.Luyện tập(20’)
Hs mở vở BTTN trang 62-63
Y/c hs làm bài từ 12-18
còn hs khá giỏi làm lần lượt từng bài 12->20(riêng bài 13 giải vào vở)
Hs làm lần lượt -> gv quan sát trợ giúp hs yếu – 2 em làm lại ra bảng phụ (bài 19,20)
Gv chấm bài 12->14(7-8 hs TB) chấm bài 19-20(hs KG)
Gv chữa lần lượt từng bài : y/c hs nêu miệng các ý của mình lựa chọn – hs nhận xét bổ sung
=>Qua các bài gv củng cố dạng toán dấu hiệu chia hết cho 3 và 9
Hs khá giỏi biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 và9 để giải toán n/c
IV.Củng cố – dặn dò(2’)
Gv hệ thống kiến thức toàn bài – nhận xét giờ học 
Dặn dò: về ôn bài dấu hiệu chia hết cho 3,9
 Hoạt động tập thể
	 Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu: Giúp hs:
 - Nắm bắt được các ưu khuyết điểm trong tuần
 - Biện pháp khắc phục nhược điểm.
 - Phương kế hoạch tuần tới.
II.Nội dung:
1.ổn định lớp(1’)
 - Hs lớp hát một bài
2.Nội dung sinh hoạt(30’)
a.Lớp trưởng điều khiển lớp:
- Yêu cầu các tổ trưởng lên kiểm điểm nhận xét hoạt động của các thành viên trong tổ của mình qua sổ theo dõi.
- Lớp trưởng tổng hợp nhận xét chung các hoạt động của lớp.
- Đạo đức :	
-TDVS :
- Học tập :
*Gv nhận xét chung :- Giáo dục:đạo đức – lời nói- vệ sinh
- Động viên khuyến khích hs có ý thức thực hiện tốt mọi nề nếp
 Phê bình hs chưa có ý thức thực hiện tốt mọi nề nếp
*Biện pháp khắc phục nhược điểm.
*Phương hướng tuần tới.
-Tiếp tục duy trì mọi nề nếp- 
- Đầy đủ trang phục , đồ dùng học tập học 
3.Củng cố- dặn dò(3’)	
 - Gv nhận xét giờ học
	 - Dặn dò : về học bài- chuẩn bị bài giờ sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Luyen.doc