Giáo án Kể chuyện 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương

Giáo án Kể chuyện 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương

Môn: Kể chuyện Tiết: 4

MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH

 (Chuẩn KTKN: 11; SGK: 40)

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, co khí phách cao đẹp, thà chết chứ không khuất phục cường quyền.

II. CHUẨN BỊ:

- SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 40 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 980Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 01/09/09	Tuần: 4
Môn: Kể chuyện 	Tiết: 4
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
 	(Chuẩn KTKN: 11; SGK: 40)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, co ùkhí phách cao đẹp, thà chết chứ không khuất phục cường quyền.
II. CHUẨN BỊ: 
- SGK	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
+ Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người.
- GV nhận xét, khen thưởng
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe cô kể câu chuyện về một nhà thơ chân chính của vua quốc Đa – ghét – xtan. Một nhà thơ chính trực.
Họat động 1: GV kể chuyện
- GV kể (2, 3 lần). Lời kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đọan cuối kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng.
- GV kể lần 1
Giải nghĩa từ:
+ tấu: đọc thơ theo lối biểu diễn nghệ thuật.
+ giàn hỏa thiêu: giàn thiêu người, một hình thức trình phạt dã man các tội phạm thời trung cổ ở các nước phương Tây
- GV kể lần 2. (Trước khi kể yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu 1. Kể đến đọan 3, kết hợp giới thiệu tranh minh họa)
- GV kể lần 3.
Họat động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV: Dựa vào câu chuyện đã nghe thầy kể, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
 + Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào?
 + Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- Trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay, diễn cảm
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện này cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị bài tập KC tuần 5
- 2 HS kể.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS nghe.
- HS đọc thầm yêu cầu 1 (các câu hỏi a, b, c, d)
- HS suy nghĩ, trả lời.
 + Dân chúng phản ứng bằng cách truyền nhau hát một bài hát len án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
 + Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát , nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
 + Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt bị khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng
 + Nhà vua thay đổi thái độ vì thực sự khâm phục , kính trong lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không nói sai sự thật.
- HS kể chuyện theo nhóm 4: luyện kể từng đọan và tòan bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghỉa câu chuyện.
- Vài tốp HS kể (mỗi tốp 4 em) kễ nối tiếp nhau.
- Vài em kể tòan bộ câu chuyện trước lớp. Kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện. (HSG)
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 08/09/09	Tuần: 5
Môn: Kể chuyện	Tiết: 5
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
	(Chuẩn KTKN: 12; SGK: 49)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói vế tính trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II. CHUẨN BỊ: 
- Một số truyện viết về tính trung thực (GV và HS sưu tầm): Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi. 
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- GV yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện “Một nhà thơ chân chính”
- GV nhận xét- khen thưởng
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Các em đang học chủ điểm nói về những con người trung thực, tự trọng. Ngoài những truyện trong SGK, các em còn được đọc, được nghe nhiều câu chuyện khác ca ngợi những con người trung thực. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em kể về những con người đó.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- GV hướng dẫn HS gạch dưới những chữ sau trong đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe (nghe qua ông bà,cha mẹ hay ai đó kể lại)hoặc được đọc về tính trung thực. Giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề (có thể kể một chuyện được đọc trong SGK lớp 1, 2, 3, 4).
- GV yêu HS đọc gợi ý trong SGK
- Lưu ý: những truyện được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1 (Một người chính trực, Những hạt thóc giống, Chị em tôi, Ba lưỡi rìu) là những truyện trong SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em có thể kể một trong những truyện đó.
- Gọi HS nêu tên câu chuyện em sẽ kể.
b) HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- GV: Với những chuyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại, các em chỉ có thể kể 1, 2 đoạn truyện (để dành cho bạn khác được kể) và hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho các bạn mượn truyện để đọc.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- GV nhận xét.
Tiêu chuẩn đánh giá
+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? (HS tìm được truyện ngoài SGK đuợc cộng thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).
+ Khả năng hiểu chuyện của người kể.
4. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại tên một số câu chuyện đã kể, nhắc lại biểu hiện của tính trung thực nêu trong từng câu truyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị bài tập kể chuyện tuần 6.
- 1 HS kể.
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tiếp nối đọc gợi ý 1 – 2 – 3 – 4.
- Vài HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp
- Mỗi nhóm cử một đại diện thi kể.
- Mỗi HS kể xong đều phải nói ý nghĩa câu chuyện của mình. 
- Cả lớp bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 15/09/09	Tuần: 6
Môn: Kể chuyện 	Tiết: 6
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
(Chuẩn KTKN: 13; SGK: 58)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số truyện viết về lòng tự trọng (GV và HS sưu tầm): Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi.
- Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
- GV yêu cầu HS kể lại một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về tính trung thực.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Tuần trước, các em đã kể những chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực. Tuần này, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng.
- GV yêu cầu HS giới thiệu nhanh các truyện mà em mang đến lớp.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu một HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS gạch dưới những từ ngữ sau trong đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (nghe qua ông bà,cha mẹ hay ai đó kể lại) hoặc được đọc.
- Yêu cầu HS đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4 trong SGK.
Lưu ý: 
- Những truyện được nêu làm ví dụ (Buổi học thể dục, Sự tích quả dưa hấu ) là những truyện trong SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK.
- Yêu cầu HS giới thiệu tên câu chuyện của mình.
Tiêu chuẩn đánh giá
 + Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? (HS tìm được truyện ngoài SGK đuợc cộng thêm điểm ham đọc sách)
 + Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
- GV đưa bảng phụ dàn ý bài kể chuyện, tiêu chuẩn đách giá bài kể chuyện.
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp.
- GV: Với những chuyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại, các em có thể kể 1, 2 đoạn truyện (để dành cho bạn khác được kể) và hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho các bạn mượn truyện để đọc.
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để cà lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện em đã kể miệng ở lớp cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị bài: Lời ước dưới trăng.
- 1 HS kể.
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
.
- HS giới thiệu
- 1 HS đọc đề bài.
- 4 HS tiếp nối đọc gợi ý 1 – 2 – 3 – 4.
 - HS đọc lướt gợi ý 2
- Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ đó là chuyện về một người quyết tâm vươn lên, không thua kém bạn  ... HUẨN BỊ:
	- SGK.
	- Tranh minh hoạ câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Đôi cánh của Ngựa Trắng
Hoạt động 1: GV kể toàn bộ câu chuyện 
- GV kể lần 1 với giọng hồi hộp, phân biệt lời các nhân vật 
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ.
- GV kể lần 3
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1, BT2
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm 4
- HS thi kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi
 + Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng Đại Bàng Núi?
 + Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng điều gì?
4. Củng cố – dặn dò
- Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng?
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân.
- Về xem lại bài
- Chuẩn bị bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Nhận xét tiết học
- HS nghe.
- HS nghe kết hợp nhìn tranh minh họa, đọc phần lời dưới mỗi tranh
- HS đọc yêu cầu của BT
- HS kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- (HSY) tiếp nối nhau, nhìn tranh kể lại từng đoạn, (HSG) kể toàn bộ câu chuyện, trả lời:
 + Vì Ngựa Trắng mơ ước có được đôi cánh như Đại Bàng
 + Chuyến đi mang lại cho Ngựa Trắng nhiều hiểu biết, làm cho Ngựa Trắng bạo dạn hơn; làm cho bốn vó của Ngựa Trắng thực sự trở thành những cái cánh
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Ngày dạy: 31/03/10	Tuần: 30
Môn: Kể chuyện	Tiết: 30
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
(Chuẩn KTKN: 47; SGK: 117)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
	- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
	- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
	- (HSG) kể được câu chuyện ngoài SGK.
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK.
	- Một số mẫu chuyện về du lịch và thám hiểm
	- Bảng phụ viết dàn ý bài kể chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2. Bài cũ: Đôi cánh của Ngựa Trắng
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT
- Gọi HS đọc đề bài
- GV gạch dưới những từ quan trọng: được nghe, được đọc, du lịch, thám hiểm
- Gọi HS đọc gợi ý
- Theo gợi ý, có 3 truyện đã có trong SGK. Các em có thể kể những chuyện này hoặc kể những truyện ngoài SGK
- Gọi HS giới thiệu tên câu chuyện mình kể
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc
- Nhắc HS cần kể chuyện tự nhiên, với những truyện khá dài, các em có thể chỉ kể 1, 2 đoạn
Họat động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm
- Tổ chức HS thi kể chuyện 
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học 
- (HSY) kể được vài đoạn truyện, (HSG) kể cả câu chuyện
- Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm
- HS đọc gợi ý
- HS lần lượt giới thiệu tên câu chuyện
- HS đọc dàn ý
- HS kể chuyện trong nhóm, trao đổi về nội dung câu chuyện. (HSY) kể được câu chuyện trong SGK; (HSG) kể câu chuyện ngoài SGK
- HS tiếp nối nhau thi kể, HS kể xong cùng các bạn trao đổi về nội dung câu chuyện
- HS lắng nghe
	Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 14/04/10	Tuần: 31
Môn: Kể chuyện	Tiết: 31
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
(Chuẩn KTKN: 48; SGK: 127)
I. MỤC TIÊU: 
	- Chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về một cuộc du lịch hay cắm trại, đi chơi xa, 
	- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2. Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện
- Gọi HS đọc đề bài
- GV gạch chân những chữ sau trong đè bài: du lịch, cắm trại, em, tham gia,
- Gọi HS đọc gợi ý
- Nhắc HS: Có em có thể kể về một cuộc đi thăm ông bà, cô bác hoặc đi chơi xa,  Kể câu chuyện có đầu có cuối.
- Gọi HS nói tên câu chuyện mình chọn kể
Họat động 2: HS thực hành kể chuyện
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm 2
- Tổ chức HS thi kể chuyện
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị bài Khát vọng sống
- Nhận xét tiết học 
- (HSY) kể được nội dung truyện, (HSG) kể chuyện có đầu có cuối
- Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia
- 2 HS nối tiếp đọc gợi ý, cả lớp theo dõi trong SGK
- Lắng nghe
- HS nối tiếp phát biểu
- HS kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ấn tượng của cuộc du lịch, đi chơi,  
- (HSY) kể được nội dung truyện; (HSG) kể chuyện có đầu có cuối
- Cả lớp nhận xét nhanh về nội dung câu chuyện, cách kể, cách dùng từ, 
- HS lắng nghe
Ngày dạy: 21/04/10	Tuần: 32
Môn: Kể chuyện	Tiết: 32
KHÁT VỌNG SỐNG
(Chuẩn KTKN: 50; SGK: 136)
I. MỤC TIÊU:
	- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK); kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
	- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK.
	- Tranh minh hoạ câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Gọi HS kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Khát vọng sống
Hoạt động 1: GV kể toàn bộ câu chuyện 
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ.
- GV kể lần 3
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1, BT2, BT3
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm 4
- HS thi kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi
 + Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện?
 + Vì sao con gấu không xông vào con người, lại bỏ đi?
 + Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
4. Củng cố – dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân.
- Về xem lại bài, chuẩn bị một số câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời
- Nhận xét tiết học
- (HSY) kể được nội dung truyện; (HSG) kể chuyện có đầu có cuối
- HS nghe.
- HS nghe kết hợp nhìn tranh minh họa, đọc phần lời dưới mỗi tranh
- Dựa vào các tranh minh họa, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện, kể lại toàn bộ câu chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghiã câu chuyện
- HS kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- (HSY) tiếp nối nhau, nhìn tranh kể lại từng đoạn, (HSG) kể toàn bộ câu chuyện, trả lời:
 + HS trả lời tự do
 + Vì con người đứng im
 + Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
	Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 28/04/10	Tuần: 33
Môn: Kể chuyện	Tiết: 33
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
(Chuẩn KTKN: 51; SGK: 146)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
	- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
	- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK.
	- Một số mẫu chuyện về du lịch và thám hiểm
	- Bảng phụ viết dàn ý bài kể chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2. Bài cũ: Khát vọng sống
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập
- Gọi HS đọc đề bài
- GV gạch dưới những từ quan trọng: được nghe, được đọc, tinh thần lạc quan, yêu đời
- Gọi HS đọc gợi ý
 + Qua gợi ý 1, các em có thể kể về các nghệ sỹ hài, Trạng Quỳnh, những nhà thể thao, 
 + Các em có thể kể các nhân vật trong SGK
- Gọi HS giới thiệu tên câu chuyện mình kể
Họat động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhắc HS có thể kết chuyện theo lối mở rộng, có thể chỉ kể 1, 2 đoạn của câu chuyện
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm
- Tổ chức HS thi kể chuyện 
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học 
- (HSY) kể được vài đoạn truyện, (HSG) kể cả câu chuyện
- Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời
- HS đọc gợi ý
- HS lần lượt giới thiệu tên câu chuyện
- HS kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. (HSY) kể được câu chuyện trong SGK; (HSG) kể câu chuyện ngoài SGK
- HS tiếp nối nhau thi kể, HS kể xong cùng các bạn trao đổi về nội dung câu chuyện
- HS lắng nghe
	Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docKC tuan 4 33.doc