KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: KỂ CHUYỆN - TUẦN 3 - TIẾT 3
Tên bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I.MỤC TIÊU:
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa , nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý SGK)
- Lời kể rõ rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể
- Giáo dục học sinh biết quan tâm giúp đỡ người xung quanh khi gặp khó khăn.
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách truyện đọc lớp 4 .
- Học sinh: Sưu tầm 1 số truyện nói về lòng nhân hậu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: KỂ CHUYỆN - TUẦN 3 - TIẾT 3 Tên bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc Ngày dạy: 01.9.2009 – Sáng 43 (tiết4) I.MỤC TIÊU: - Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa , nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý SGK) - Lời kể rõ rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể - Giáo dục học sinh biết quan tâm giúp đỡ người xung quanh khi gặp khó khăn. II.CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách truyện đọc lớp 4 . - Học sinh: Sưu tầm 1 số truyện nói về lòng nhân hậu. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Thầy Trò Hoạt động 1: Khởi động + Ổn định: hát +Kiểm tra kiến thức cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - HS kể câu chuyện em đã nghe, đã dọc. - HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhân xét -3 HS thực hiện +Bài mới: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Hoạt động 2 ¬Hình thức: -Cả lớp – nhóm - cá nhân ¬Nội dung: -HD kể chuyện - Đề bài: Kể 1 câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu. - Gạch dười các từ : được nghe, được đọc, lòng nhân hậu - Gọi HS đọc nối tiếp phần gợi ý - 4 HS đọc nối tiếp- Cả lớp đọc thầm. - Lòng nhân hậu được biểu hiên như thế nào? -Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người. -Nêu 1 số ví dụ biểu hiện lòng nhân hậu mà em biết? - Cảm thông, sẵn sàng chia sẻ với mọi người có hoàn cảnh khó khăn: Bạn Lương, Dế Mèn. - Yêu thiên nhiên, chăm chút từng mầm nhỏ của sự sống : Hai cây non, chiếc rễ đa tròn. - Tính tình hiền hậu, không nghịch ác, không xúc phạm (chú bé Cô- rét- ti)..... -Em đọc câu chuyện về lòng nhân hậu ở đâu? -Trên báo, truyện cổ tích, sách truyện đọc lớp 4, em xem ti vi.... -Đọc thầm gợi ý 3- Nêu yêu cầu kể chuyện? *Kể chuyện: +Giới thiệu câu chuyện - Nêu tên câu chuyện - Cho biết em đã đọc hoặc đã nghe chuyện này ở đâu và vào dịp nào. + Kể thành lời: - Mở đầu câu chuyện - Diễn biến câu chuyện - Kết thúc câu chuyện + Kể trong nhóm - HS kể theo nhóm 4 - GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu HS kể đúng theo trình tự ở mục 3 - Gợi ý cho HS các câu hỏi * HS kể hỏi: ¬Bạn thích chi tiết nào trong truyện vì sao? ¬ Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất? ¬ Bạn thích nhân vật nào trong truyện * HS nghe kể hỏi: ¬Qua câu chuyện, bạn muốn nói với các bạn điều gì? ¬ Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện + Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện - HS thi kể. HS khác lắng nghe để hỏi lại – HS thi kể củng có thể hỏi lại các bạn để tạo không khí sôi nổi, hào hứng. - Nhận xét ¬Nội dung câu chuyện đúng chủ đề không? ¬Câu chuyện kể ở đâu? ¬Cách kể có phối hợp với giọng điệu, cử chỉ Không? ¬Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện? ¬Trả lời đúng câu hòi của bạn? - Bình chọn kể chuyện hay Hoạt động 3- Củng cố - dặn dò + Câu chuyện cho ta biết điều gì? - HS nêu + Tổng kết đánh giá tiết học +Dặn dò: - Về kể câu chuyện cho người thân nghe. - HS lắng nghe. -Chuẩn bị: Một nhà thơ chân chính. @ Nhận xét
Tài liệu đính kèm: