Giáo án Kể chuyện Lớp 2 - Bài 4 đến 34

Giáo án Kể chuyện Lớp 2 - Bài 4 đến 34

Bài 5: CHIẾC BÚT MỰC

A/ Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được nội dung từng đoạn và toàn truyện của câu chuyện: Chiếc bút mực. Biết kể tự nhiên, phối hợp với điệu bộ , nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

 2.Kỹ năng: HS có kỹ năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện , biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp lời kể của bạn.

 3. Thái độ: GD hs yêu môn học, có ý thức giúp đỡ bạn bè.

B/ Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ trong sgk.

C/ Phương pháp: Quan sát, đóng vai, kể chuyện, thực hành.

D/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 48 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện Lớp 2 - Bài 4 đến 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: Thứ 3/ 26/ 9/ 2006
 Bài 4: Bím tóc đuôI sam
A/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được nội dung đoạn 1,2 của câu chuyện: Bím tóc đuôi sam. Nhớ và kể được đoạn 3 bằng lời kể của mình.
 - Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai.
 2.Kỹ năng: HS có kỹ năng nghe bạn kể chuyện biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn
 3. Thái độ: GD hs yêu môn học, có ý thức tự giác trong học tập.
B/ Đồ dùng dạy học:
 - 2 Tranh minh hoạ trong sgk.
 - Những mảnh bìa ghi tên nhân vật: Hà, Tuấn, thầy giáo, người dẫn chuyện theo vai.
C/ Phương pháp: Quan sát, đóng vai, kể chuyện, thực hành.
D/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 3 hs kể lại câu chuyện: Bạn của Nai nhỏ theo hình thức phân vai.
- Nhận xét- Đánh giá.
3. Bài mới: (30’)
a, GT bài: 
- Ghi đầu bài:
b, Kể chuyện: 
* Kể đoạn 1,2.
- Nêu y/c bài 1.
-YC quan sát tranh .
- HD kể theo gợi ý.
? Hà có hai bím tóc ra sao? Khi Hà đến trường mấy bạn gái reo lên ntn?
? Tuấn đã chêu chọc Hà ntn? Vịêc làm của Tuấn dẫn đến điều gì?
- YC thi đua kể.
* Kể đoạn 3: 
- YC tập kể trong nhóm.
- Gọi các nhóm thi kể.
+ Chú ý kể bằng lời kể của mình.
* Kể phân vai.
- YC các nhóm kể phân vai.
- Nhận xét- đánh giá.
4, Củng cố, dặn dò: (3-5’)
? Câu chuyện trên muốn khuyên ta điều gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 3 hs lên bảng kể.
- Nhận xét.
- Bím tóc đuôi sam.
* Kể lại đoạn 1,2 trong câu chuyện: Bím tóc đuôi sam. Dựa theo hai tranh.
- Quan sát tranh- nhớ lại ND các đoạn 1,2 của câu chuyện để kể lại.
- Một hôm Hà đến trường với đuôi bím tóc đuôi sam rất đẹp. Mẹ đã khéo léo tết cho Hà hai bím tóc đó và mỗi bím tóc lại buộc một chiếc nơ rất đẹp. Các bạn gái nhìn thấy đều reo lên: “ái chà! Chà! Bím tóc đẹp quá!”
- Bỗng nhiên Tuấn từ đâu chạy tới nắm lấy bím tóc và nói: “Tớ mệt quá! Cho tớ vịn vào nó một lúc.” Vì Tuấn lớn hơn Hà nên mỗi lần cậu kéo bím tóc Hà lại loạng choạng và ngã bịch xuống đất. Nhưng Tuấn vẫn đùa dai, cứ cầm bím tóc Hà mà kéo, khiến Hà phải oà khóc, vừa khóc Hà vừa chạy đi mách thầy giáo.
- 2,3 hs thi kể đoạn 2 theo tranh.
- Nhận xét.
* Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo bằng lời kể của mình.
M: Hà vừa khóc vừa chạy đi mách thầy.
- Kể trong nhóm 
- Đại diện các nhóm kể lại đoạn 3.
+ Hà vừa mách tội Tuấn vừa khóc thút thít. Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói: “Thầy thấy tóc em vẫn đẹp đấy chứ!” Nghe thầy nói thế. Hà ngạc nhiên hỏi lại: “ Thật không ạ!” Thầy bảo : “Thật chứ!”Thế là Hà hết buồn nín hẳn.
- Lần 1: GV là người dẫn chuyện, một hs nói lời của thầy giáo, 1 hs nói lời của Hà.
- Lần 2: 4 hs kể lại theo vai.
- Lần 3: Thi kể theo vai.
Nhận xét – bình chọn.
- Câu chuyện khuyên ta cần đối sử tốt với bạn bè không nên chêu chọc các bạn gái.
 Ngày dạy: Thứ 3/ 3/ 10/ 2006
 Bài 5: chiếc bút mực
A/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được nội dung từng đoạn và toàn truyện của câu chuyện: Chiếc bút mực. Biết kể tự nhiên, phối hợp với điệu bộ , nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
 2.Kỹ năng: HS có kỹ năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện , biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp lời kể của bạn.
 3. Thái độ: GD hs yêu môn học, có ý thức giúp đỡ bạn bè.
B/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ trong sgk.
C/ Phương pháp: Quan sát, đóng vai, kể chuyện, thực hành.
D/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 hs kể lại câu chuyện Bím tóc đuôi sam
- Nhận xét- Đánh giá.
3. Bài mới: (30’)
a, GT bài: 
- Ghi đầu bài:
b, Kể chuyện: 
* Kể từng đoạn theo tranh. 
- Nêu y/c bài 1.
-YC quan sát tranh .
- HD kể theo gợi ý.
? Nói tóm tắt theo nội dung tranh.
- YC tập kể trong nhóm.
- YC kể trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
* Kể toàn bộ câu chuyện: 
HD kể: Cần kể bằng lời của 
mình. Có thể chuyển các câu hội thoại thành câu gián tiếp. Cũng có thể nhắc lại câu đối thoại giọng nói thích hợp với nhân vật.
- Nhận xét- đánh giá.
4, Củng cố, dặn dò: (3-5’)
? Câu chuyện trên muốn khuyên ta điều gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 hs lên bảng kể.
- Nhận xét.
- Chiếc bút mực.
* Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện : Chiếc bút mực.
- Quan sát tranh, phân biệt các nhân vật:
( Mai, Lan, cô giáo)
+T1: Cô giáo gọi lan lên bàn cô lấy mực.
+T2: Lan khóc vì quên bút ở nhà.
+T3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn.
+T4: Cô giáo cho Mai viết bút mực. Cô cho Mai mượn bút.
- Tập kể từng đoạn trong nhóm 4.
- Các nhóm thi kể trước lớp.
- Nhận xét về: cách diễn đạt, cách thể hiện, giọng kể.
2,3 hs nối tiếp kể:
Kể toàn chuyện: Vào một buổi sáng, cô giáo gọi Lan lên bàn cô để lấy mực. Mai ngồi dưới hồi hộp nhìn cô, nhưng cô không nói gì. Mai buồn lắm.
 Bỗng Lan gục đầu xuống bàn khóc, cô giáo ngạc nhiên đi xuống bên Lan, hỏi: “ Làm sao em khóc?” Lan vội thưa: “ Thưa cô tối qua anh trai em mượn bút quên không bỏ vào cặp cho em, nên bây giờ em không có bút viết.”
 Mai ngồi bên cạnh, thấy Lan không có bút mực, bèn cho Lan mượn bút của mình.
 Cô giáo rất vui, cô khen Mai: “ em ngoan lắm nhưng cô cũng định cho em viết bút mực.” Các bạn trong lớp ai cũng phấn khởi nhìn theo chiếc bút mực khi cô đưa cho Mai mượn.
- Nhận xét – bình chọn.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ , thương yêu bạn bè.
 Ngày dạy: Thứ 3 / 10/ 10/ 2006
 Bài 6: mẩu giấy vụn
A/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được toàn truyện của câu chuyện: Mẩu giấy vụn.Biết kể tự nhiên, phối hợp với điệu bộ , nét mặt. Biết dựng lại câu chuyện theo vai.
2.Kỹ năng: HS có kỹ năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện , biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp lời kể của bạn.
 3. Thái độ: GD hs yêu môn học, có ý thức giữ vệ sinh chung.
B/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ trong sgk.
C/ Phương pháp: Quan sát, đóng vai, kể chuyện, thực hành.
D/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 hs kể lại câu chuyện: Chiếc bút mực.
- Nhận xét- Đánh giá.
3. Bài mới: (30’)
a, GT bài: 
- Ghi đầu bài:
b, Kể chuyện: 
* Kể từng đoạn theo tranh. 
- Nêu y/c bài 1.
-YC quan sát tranh. Tranh vẽ những gì. 
- YC tập kể trong nhóm.
- YC kể trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
* Phân vai kể lại câu chuyện.
- HD thực hiện.
- Nhận xét- đánh giá.
4, Củng cố, dặn dò: (3-5’)
- Gọi nóm 4 em lên phân vai kể kết hợp động tác, điệu bộ.
- Câu chuyện giúp ta hiểu điều gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 hs lên bảng kể.
- Nhận xét.
- Mẩu giấy vụn.
* Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện : Mẩu giấy vụn.
- Quan sát tranh, phân biệt các nhân vật:
- Luyện kể theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
- Nhận xét- Bình chọn nhóm kể hay nhất.
- 4 nhóm đóng vai: Người dẫn chuyện, cô giáo, h/s nam, h/s nữ.(Mỗi vai kể với một giọng riêng) người dẫn chuyện thêm lời của cả lớp.
- Các nhóm lên trình bày trước lớp.
Lần 1 nhìn sách, lần 2 tự kể theo lời của mình.
+T1: Cô giáo bước vào lớp, khen lớp sạch sẽ, nhưng rồi cô chỉ vào mẩu giấy và nói: “Các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ở cửa kia không?”
+T2: Cả lớp đồng thanh đáp “Có ạ!” Cô giáo nói tiếp “ Các em hãy lắng nghe và cho sô biết mẩu giấy nói gì?”
+T3: Lớp học xì xào, bỗng một bạn gái đứng lên nói: Em có nghe mẩu giấy nói: “ Hãy bỏ tôi vào sọt rác”.
+T4: Cả lớp cười ồ len thích thú. Buổi học hôm đó thật là vui.
- Nhóm 4 lên kể
- Cần có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
 Ngày dạy: Thứ 3 / 17/ 10/ 2006
 Bài 7: người thầy cũ
A/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện. Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được toàn truyện của câu chuyện: Người thầy cũ.Biết kể tự nhiên, phối hợp với điệu bộ, nét mặt. Biết dựng lại câu chuyện theo vai đoạn 2.
2.Kỹ năng: HS có kỹ năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp lời kể của bạn.
 3. Thái độ: GD hs biết kính trọng lễ phép với thầy giáo.
B/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ trong sgk.
C/ Phương pháp: Quan sát, đóng vai, kể chuyện, thực hành.
D/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 4 hs kể lại câu chuyện: Mẩu giấy vụn.
 - Nhận xét- Đánh giá.
3. Bài mới: (30’)
a, GT bài: 
- Ghi đầu bài:
b, Kể chuyện: 
*Nêu tên nhân vật trong tranh? 
* Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- YC kể theo nhóm
- Nêu câu hỏi gợi ý:
? Câu chuyện diễn ra lúc nào ở đâu.
? Chú bộ đội đến trường để làm gì.
? Cuộc trò chuyện giữa chú bộ đội và thầy giáo diễn ra ntn.
? Dũng nghĩ gì về bố, khi bố đã ra về.
- YC thi kể trước lớp.
* Dựng lại phần chính của câu chuyện đoạn 2 theo vai.
- Nhận xét- đánh giá.
4, Củng cố, dặn dò: (3-5’)
- Gọi nhóm 4 em lên phân vai kể kết hợp động tác, điệu bộ.
- Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 4 hs lên bảng kể.
- Nhận xét.
- Người thầy cũ.
* Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào?
- Có các nhân vật: Chú Khánh bố của Dũng, thầy giáo.
- Quan sát tranh, phân biệt các nhân vật:
- Luyện kể theo nhóm 3.
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
- Nhận xét- Bình chọn nhóm kể hay nhất.
Lần 1 nhìn sách, lần 2 tự kể theo lời của mình.
+Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơiở tại lớp học
+Chú bộ đội đến trường để chào thầy giáo cũ.
+Chú bỏ mũ, lễ phép chào thầy, thầy nhấc kính chớp mắt ngạc nhiên trước sự xuất hiện của chú. Chú GT mình là Khánh, đứa học trò năm nào trèo qua cửa sổ bị thầy phạt. 
Thầy cười vui vẻ và nhớ ra, thầy nói: “Hình như hôm aýy thầy có phạt em đâu?”Vâng thầy không phạt nhưng thầy buồn.(chú Khánh trả lời).Lúc ấy thầy bảo: “Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ ! Thôi em về chỗ đi , thầy không phạt em đâu!”
+ Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn coi đó là hình phạt và nhớ mãi để không bao giờ mắc lỗi nữa.
- 3 tổ cử đại diện lên kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét về ND, cách thể hiện
+ Lần 1: GV là người dẫn chuyện.
1 h/s vai thầy giáo.
1 h/s vai chú Khánh.
+ Lần 2: h/s tự phân vai kể.
- Nhận xét- bình chọn.
- Cần phải biết kính trọng và lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
 Ngày dạy: Thứ 3 / 24/ 10/ 2006
 Bài 8: người mẹ hiền
A/ Mục tiêu:
 1 ... ạy
Hoạt động học
1, Bài cũ:
- Gọi 3 hs lên kể lại chuyện Kho báu.
- Nhận xét đánh giá.
2, Bài mới:
a, Giới thiệu bài
- Ghi đầu bài
b, Hướng dẫn kể chuyện
* Kể tóm tắt nội dung từng đoạn.
? SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 ntn.
? Đoạn này còn cách tóm tắt nào khác không.
? SGK tóm tắt nội dung đoạn 2 ntn.
? Có cách tóm tắt nào khác không.
? Nội dung đoạn 3 ntn.
? Nội dung của đoạn cuối là gì.
- YC kể trong nhóm.
* Kể từng đọan.
- YC mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý.
- Cử đại diện thi kể.
- Nhận xét - đánh giá.
* Kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Chia nhóm mỗi nhóm 5 hs 
- Nhận xét đánh giá.
3 Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học.
- 3 hs nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Nhắc lại
- Đoạn 1 chia qùa.
- Quà của ông.
- Đoạn 2 :Chuyện của Xuân.
- Xuân làm gì với qủa đào của ông. Suy nghĩ và việc làm của Xuân. Người trồng vườn tương lai.
- Cô bé ngây thơ/ sự ngây thơ của cô bé Vân.
- Tấm lòng nhân hậu của Việt/ Quả đào của Việt ở đâu?/ Vì sao Việt không ăn đào.
- Kể trong nhóm.
- Kể theo gợi ý.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn
Ngày dạy: Thứ 5 / 12/ 4/ 2007
Bài 30 : ai ngoan sẽ được thưởng
A, Mục tiêu:
 - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của giáo viên kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện .
 - Biết kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình, phân biệt đúng giọng kể, phối hợp lời kể, điệu bộ, cử chỉ, lời nói cho sinh động.
 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
B, Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn gợi ý của từng đoạn.
 C, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, Bài cũ:
- Gọi 3 hs lên kể lại chuyện Những quả đào.
- Nhận xét đánh giá.
2, Bài mới:
a, Giới thiệu bài
- Ghi đầu bài.
b, Hướng dẫn kể chuyện
* Kể tóm tắt nội dung từng đoạn theo tranh.
- YC kể theo nhóm 2.
- Đại diện các nhóm lên kể.
- Tranh1.
? Tranh 1 vẽ cảnh gì.
? Bác cùng các cháu thiếu nhi đi đâu.
? Thái độ của các em nhỏ ra sao.
- Tranh 2.
? Bức tranh vẽ cảnh ở đâu.
? ở đó Bác và các cháu đã nói chuyện gì.
? Một bạn thiếu nhi đã có ý kiến gì với Bác.
- Tranh 3.
? Tranh vẽ Bác Hồ đang làm gì.
? Vì sao Bác Hồ lại chia kẹo cho Tộ.
* Kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
- YC kể toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét đánh giá.
3 Củng cố – Dặn dò:
- Qua câu chuyện con học tập bạn Tộ đức tính gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học.
- 3 hs nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Nhắc lại
- Kể trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Bác Hồ dắt hai cháu thiếu nhi đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp.
- Các cháu rất vui vẻ, quây quanh Bác.
- Bức tranh vẽ cảnh Bác , cô giáo và các cháu thiếu nhi ở phòng họp.
- Bác hỏi các cháu chơi có vui không? ăn có no không? các cô có mắng phạt các cháu không? các cháu có thích ăn kẹo không?
- Bạn có ý kiến ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được ăn kẹo.
- Bác xoa đầu chia kẹo cho Tộ.
- Vì Tộ đã dũng cảm, thật thà nhận lỗi.
- 3 hs kể nối tiếp câu chuyện.
- 2 hs khá kể toàn câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn.
- Học được ở bạn Tộ đức tính thật thà.
Ngày dạy: Thứ 3 / 17/ 4/ 2007
Bài 31: chiếc dễ đa tròn
A, Mục tiêu:
 - Sắp xếp lại các bức tranh theo đúng thứ tự nội dung câu chuyện. Biết dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của gv để kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
 - Biết kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình, phân biệt đúng giọng kể, phối hợp lời kể, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
B, Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi gợi ý.
 C, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, Bài cũ:
- Gọi 3 hs lên kể lại chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Nhận xét đánh giá.
2, Bài mới:
a, Giới thiệu bài
- Ghi đầu bài.
b, Hướng dẫn kể chuyện
* Sắp xếp lại tranh : Gắn các tranh không theo thứ tự lên.
- YC nêu nội dung từng tranh.
- YC sắp xếp lại các tranh theo trình tự câu chuyện.
b, Kể lại từng đoạn.
- Kể theo nhóm 4.
- Kể trước lớp.
- Câu hỏi gợi ý:
* Kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
- YC kể toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét đánh giá.
3 Củng cố – Dặn dò:
- Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học.
- 3 hs nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Nhắc lại
- Quan sát các bức tranh.
+ T1: Bác Hồ đang HD chú cần vụ cách tròng rễ đa.
+ T2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng tròn xanh tốt của cây đa non.
+ T3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ.
- Các nhóm thảo luận sắp xếp các tranh theo đúng trình tự: 3,2,1.
- Kể trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể.
- 3 nhóm mỗi nhóm 3 hs kể nối tiếp 3 đoạn.
- Đoạn1.
? Bác Hồ nhìn thấy gì trên mặt đất.
? Nhìn thấy chiếc rễ đa Bác Hồ nói gì với chú cần vụ.
- Đoạn 2.
? Chú cần vụ trồng cái rễ đa ntn.
? Theo Bác thì phải trồng ntn.
- Đoạn3.
? Kết quả của việc trồng rễ đa ntn.
? Mọi người hiểu Bác cho trồng chiếc rễ đa thành vòng tròn để làm gì.
- 3 hs kể nối tiếp câu chuyện.
- 2 hs khá kể toàn câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tình thương yêu của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi..
Ngày dạy: Thứ 3 / 24/ 4/ 2007
Bài 32: chuyện quả bầu
A, Mục tiêu:
 - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của gv tái hiện lại được nội dung từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
 - Biết kể lại câu chuyện theo cách mở đầu mới, phân biệt đúng giọng kể, phối hợp lời kể, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp với nội dung từng đoạn.
 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
B, Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi gợi ý cho từng đoạn.
 C, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, Bài cũ:
- Gọi 3 hs lên kể lại chuyện Chiếc rễ da tròn.
- Nhận xét đánh giá.
2, Bài mới:
a, Giới thiệu bài
- Ghi đầu bài.
b, Hướng dẫn kể chuyện
* Kể từng đoạn.
- Kể trong nhóm.
- Kể trước lớp.
- Câu hỏi gợi ý:
+ Đoạn 1.
+ Đoạn 2.
+ Đoạn 3.
* Kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
- YC hs đọc y/c 3 của bài.
- YC kể lại câu chuyện.
- Nhận xét đánh giá.
3 Củng cố – Dặn dò:
- Qua câu chuyện nói lên điều gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học.
- 3 hs nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Nhắc lại
- Kể nhóm 4. Mỗi hs kể 1 đoạn của câu chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể.
? Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì.
? Con dúi đã nói cho hai vợ chồng ngừời đi rừng điều gì.
? Bức tranh vẽ cảnh gì.
? Tại sao cảnh vật lại như vậy.
? Con hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt.
? Chuyện kỳ lạ gì đã xảy ra với hai vợ chồng.
? Quả bầu có gì đặc biệt huyền bí.
? Nghe tiếng nói kỳ lạ người vợ đã làm gì.
? Những người nào được sinh ra từ quả bầu.
- 3 hs kể nối tiếp câu chuyện.
- 2 hs khá kể toàn câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn.
- Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà, có chung nguồn gốc tổ tiên.
Ngày dạy: Thứ 3 / / 4/ 2007
Bài 33: bóp nát quả cam
A, Mục tiêu:
 - Dựa vào nội dung câu chuyện, sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự. Dựa vào tranh và gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
 - Thể hiện lời kể tự nhiên, phân biệt đúng giọng kể, phối hợp lời kể, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp với từng nhân vật.
 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
B, Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi gợi ý.
 C, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, Bài cũ:
- Gọi 3 hs lên kể lại chuyện Chuyện quả bầu.
- Nhận xét đánh giá.
2, Bài mới:
a, Giới thiệu bài
- Ghi đầu bài.
b, Hướng dẫn kể chuyện
* Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự.
- Treo tranh lên bảng.
- YC thảo luận nhóm
- YC sắp xếp lại theo đúng thứ tự nội dung.
* Kể lại từng đoạn.
- Kể trong nhóm.
- Kể trước lớp.
- Câu hỏi gợi ý:
+ Đoạn 1.
+ Đoạn 2.
+ Đoạn 3.
+ Đoạn 4.
* Kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
- YC hs kể theo vai.
- Nhận xét đánh giá.
3 Củng cố – Dặn dò:
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học.
- 3 hs nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Nhắc lại
- Quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm 4 sắp xếp lại các bức tranh theo đúng thứ tự nội dung.
- 1 hs lên sắp xếp lại các bức tranh.
- Kể nhóm 4.
- Đại diện nhóm kể trước lớp.
? Bức tranh vẽ những ai.
? Thái độ của Trần Quốc Toản ra sao.
? Vì sao Trần Quốc Toản lại có thái độ như vậy.
? Vì sao TQT lại giằng co với lính canh.
? TQT gặp vua để làm gì.
? Khi bị quân lính vây kín TQT đã làm gì? nói gì.
? Tranh vẽ những ai? họ đang làm gì? nói gì.
? TQT nói gì với vua.
? Vua nói gì? làm gì với TQT.
? Vì sao mọi người trong tranh lại tròn xoe mắt ngạc nhiên.
? Lý do gì mà TQT lại bóp nát quả cam.
- 3 hs kể theo vai.
- 2 hs khá kể toàn câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn.
- Trần Quốc Toản tuy còn nhỏ tuổi nhưng có lòng yêu nước, căm thù giặc.
Ngày dạy: Thứ 3 / / 4/ 2007
Bài 34 : người làm đồ chơi
A, Mục tiêu:
 - Dựa vào tranh và gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
 - Thể hiện lời kể tự nhiên, phân biệt đúng giọng kể, phối hợp lời kể, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp với nội dung.
 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
B, Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi gợi ý.
 C, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, Bài cũ:
- Gọi 3 hs lên kể lại chuyện Bóp nát quả cam.
- Nhận xét đánh giá.
2, Bài mới:
a, Giới thiệu bài
- Ghi đầu bài.
b, Hướng dẫn kể chuyện
* Kể từng đoạn.
- YC kể trong nhóm
- Kể trước lớp.
- Câu hỏi gợi ý:
+ Đoạn 1.
+ Đoạn 2.
+ Đoạn 3.
* Kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
- YC hs kể theo vai.
- Nhận xét đánh giá.
3 Củng cố – Dặn dò:
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học.
- 3 hs phân vai kể lại câu chuyện.
- Nhắc lại
- Kể nhóm 3.
- Đại diện nhóm kể trước lớp.
? Bác Nhân làm nghề gì.
? Vì sao trẻ con rất thích đồ chơi của bác .
? Cuộc sống lúc đó của bác Nhân ra sao.
? Vì sao bác Nhân định chuyển về quê.
? Bạn nhỏ đã an ủi bác ntn.
? Thái độ của bác ra sao.
? Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng.
? Thái độ của bác Nhân trong buổi đó ntn.
- 3 hs kể theo vai.
- 2 hs khá kể toàn câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn.
- Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Câu chuyện giáo dục chúng ta lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ke_chuyen_lop_3_bai_4_den_34.doc