Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Thanh Nga

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Thanh Nga

* Ổn định tổ chức (1)

A. Kiểm tra bài cũ (4)

Đọc thuộc lòng bài: “Truyện cổ nước mình” và TLCH 4 (SGK)

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1)

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.

 a. luyện đọc (9)

GV chia bài thành 3 đoạn.

Đoạn 1: từ đầu đến chia buồn với bạn.

Đoạn 2: tiếp đến những người bạn mới như mình

Đoạn 3: phần còn lại

GV kết hợp giải nghĩa thêm từ HS chưa hiểu.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm lại toàn bài.

3. HD HS tìm hiểu bài (12).

- HS đoc thầm đoạn 1 (6 dòng đầu)

+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước rồi không?

+ Câu 1 (SGK)?

+Câu 2: (SGK)?

- 1 HS đọc thầm cả bài.

+ Câu 3 (SGK)?

+ Câu 4 (SGK)?

* GV cho HS phát hiện nội dung của bài, chốt ý chính rồi ghi bảng.

KNS: yêu thương chia sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

 

doc 19 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/09/2011
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2011
Tập đọc 
Thư thăm bạn
I. Mục đích - yêu cầu
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. 
- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
KNS: yêu thương chia sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
II. Đồ dùng dạy học:
 G: Các bức tranh, ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
 Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức (1)
A. Kiểm tra bài cũ (4)
Đọc thuộc lòng bài: “Truyện cổ nước mình” và TLCH 4 (SGK)
H: Lên bảng đọc thuộc lòng và TLCH (2 HS)
H+G: Nhận xét, đánh giá
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a. luyện đọc (9’)
GV chia bài thành 3 đoạn.
Đoạn 1: từ đầu đến chia buồn với bạn. 
Đoạn 2: tiếp đến những người bạn mới như mình
Đoạn 3: phần còn lại 
GV kết hợp giải nghĩa thêm từ HS chưa hiểu.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm lại toàn bài.
1 HS đọc toàn bài. 
HS đọc nối tiếp đoạn (9 em).
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải. 
- Cả lớp
- 2 em
3. HD HS tìm hiểu bài (12’).
- HS đoc thầm đoạn 1 (6 dòng đầu)
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước rồi không?
+ Câu 1 (SGK)? 
+Câu 2: (SGK)?
- 1 HS đọc thầm cả bài.
+ Câu 3 (SGK)?
+ Câu 4 (SGK)?
* GV cho HS phát hiện nội dung của bài, chốt ý chính rồi ghi bảng.
KNS: yêu thương chia sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
- Cả lớp đọc thầm bài, tlch1,2 sgk(3em)
HS trả lời, HS khác nhận xét, GV chốt ý chính.
- Cả lớp.
Lương khơi gợi lòng tự hào “Chắc là Hồng ... lũ”, khuyến khích noi gương cha “Mình tin .. đau này”, tạo niềm tin “bên cạnh .... như mình 
- Đọc to dòng mở đầu, kết thúcH+G: 
+ dòng đầu ghi địa điểm, .... dòng cuối ghi lời nhắn, hứa hẹn....
H: Nêu ND (2em)
4. HD HS đọc diễn cảm (8’).
- GV HD HS tìm và thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung của từng đoạn.
G: Hướng dẫn luyện đọc đoạn 1 trên bảng phụ
GV đọc mẫu đoạn 1.
- H: Luyện đọc theo nhóm đôi 
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. Bình bầu bạn đọc hay nhất.
H: Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn (3 em)
H+G: Nhận xét, ghi điểm
-3-4em
- 3 em/ 3 tổ
3. Củng cố (4’)
Liên hệ: em có đồng ý với cách làm của bạn Lương không? vì sao?
G. củng cố nd bài, nx tiết học
H. đọc cả bài, nx về bạn Lương (1-2em), liên hệ thực tế bản thân, gia đình, nhà trường( 3em)
E. Dặn dò
- Nhắc HS về nhà chuẩn bị trước bài đọc và tập TLCH.
----------------***************---------------
Âm nhạc
ôn tập bài hát “ em yêu hòa bình”
Bài tập cao độ và tiết tấu
I. Mục tiêu:
- HS thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát và thể hiện một cách sinh động.
- Đọc được cao độ và thể hiện tốt tiết tấu.
II. Chuẩn bị
- Đàn, nhạc cụ, đĩa nhạc, bảng phụ chép sẵn tiết tấu.
- HS mang nhạc cụ gõ, sgk.
III. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’).
Y/c HS hát. GV nx
- Cả lớp hát 1 bài.
- 2 em
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Gv ghi bài lên bảng
2. Nội dung
a) Ôn tập bài hát “em yêu hòa bình”
- GV dạo đàn HS hát 1 lần. GV sửa lỗi và y/c HS hát lại nếu các em hát sai.
- GV y/c HS hát kết hợp gõ nhịp đệm theo tiết tấu.
- Y/c HS trình bày trước lớp, HS dưới lớp gõ đệm. GV đàn.
- Cả lớp
- HS thực hiện
- 2-3 em
b) Bài tập cao độ và tiết tấu
- Luyện cao độ: GV kẻ khuông nhạc, y/c HS lên bảng viết các nốt đô, mi, son, la
+ GV đàn 
+ GV bắt nhịp, chỉ bảng, HS đọc cao độ
+ GV đàn cao độ
- Tiết tấu
- GV ghi hình tiết tấu lên bảng
2
4..............................................................
 + Luyện cao độ và tiết tấu.
- GV đọc, gõ làm mẫu.
- Bắt nhịp, đọc,gõ cùng HS. (2lần).
- Bắt nhịp, chỉ bảng, HS thực hiện.
- Luyện tập theo từng nhóm. 
HS nghe và làm theo y/c của GV.
- HS nghe cao độ các nốt.
- Cả lớp lắng nghe và nx
- HS đọc theo đàn.
- HS gõ đệm.
- Cả lớp gõ đệm
D. Củng cố
- G: Củng cố kt bài học. 
- HS hát.
E. Dặn dò: - Nhận xét chung giờ học.
Về nhà học lại bài hát.
- Chuẩn bị bài học tiết sau.
----------------***************---------------
Toán
 Tiết 11 Triệu và lớp triệu (tiếp theo).
I.Mục tiêu:
- Giúp HS: 	- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về hàng và lớp.
- Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số.
KNS:	 + GD tình yêu môn học, kĩ năng nhận biết số có từ 7 chữ số trở lên.
II. Đồ dùng dạy học
- G: Bảng phụ ghi nội dung bài mới, bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’).
- Lớp triệu gồm những hàng nào?
H: phát biểu( 1 em)
H+G: Nhận xét, đánh giá.
C. Daỵ bài mới
1. Giới thiệu bài: - ghi bảng (1’).
2.Hình thành kiến thức mới (13).
a. HD đọc và viết số
G: Yêu cầu HS viết và đọc số theo bảng( Trang 14- SGK )
H: Đọc, viết theo HD của GV ( HS có thể liên hệ với cách đọc số có 6 chữ số đã học)
-Cách đọc:
 + Ta tách thành từng lớp (đơn vị, nghìn, triệu)
 + ở mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
Y/c HS đọc theo nhóm. GV qsát, uốn nắn. 
b. Viết số: GV yêu cầu HS tự nghĩ ra 1 vài số có hàng chục triệu (8 số), hàng trăm triệu (9 số)
- Triệu, chục triệu, trăm triệu
- Mười trăm nghìn gọi là một triệu
 Viết là: 1 000 000 
Tương tự: 10 000 000
 100 000 000
- Đọc từ trái sang phải(vài em)
- 3-4 nhóm đọc trước lớp
- HS viết số tự nghĩ ra bảng con
3. HD thực hành (17’).
Bài 1: Viết và đọc số
- HS đọc yêu cầu của bài tập và nhắc lại cách đọc số.
- HS viết số vào bảng phụ (3 em). Cả lớp viết số vào vở. GV gọi vài HS đọc số viết được trước lớp. HS khác nhận xét
- GV nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
32 000 000, 32 516 000, 32 516 497
834 291 712, 308 250 705, 500 209 037
Bài 2: Đọc số?
GV viết số trên bảng goi HS đọc và nhận xét, HD nếu HS đọc sai hoặc lúng túng.
- HS đọc số (nhều em).
Bài 3: Viết số? 
- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng viết số.
- GV nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
10 250 214, 253 564 888, 400 036 105, 700000231.
Bài 4: Dành cho HS K-G.
HS khá giỏi có thể làm tại lớp khi có thời gian.
D. Củng cố (3’)
- G: Củng cố kt bài học
E. Dặn dò: - Nx chung giờ học, nhắc nhở hs.
- HS về nhà ôn lại kiến thức và tự làm 1 số bài tập liên quan.
----------------***************---------------
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2011
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình một mẩu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫ nhau giữa người với người.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- G: Sưu tầm 1 số truyện viết về lòng nhân hậu.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ.
GV y/c HS kể lại câu chuyện “Nàng tiên ốc”.
- Gv nx và cho điểm
 - 2 HS nối tiếp nhau kể. Và nêu ý nghĩa câu chuyện.
C. Daỵ bài mới
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng (1’). 
2. HD HS kể chuyện 
a- HD HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài (7’)
H: Đọc đề bài ,xđ trọng tâm của đề
 GV:Gạch chân yêu cầu chính của đề 
H: Tiếp nối đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4 (SGK)
H: Đọc thầm từng gợi ý , kể tên những bài thơ, truyện được nêu
G: Gợi ý theo từng phần
-Tìm những câu chuyện ngoài sgk ( hsk-g)
Y/c HS nêu câu chuyện của mình
- HS đọc gợi ý 3 (SGK T 29)
Chú ý: Khi bắt đầu kể HS cần giới thiệu về tên truyện, mình đã nghe từ ai kể hay đọc, kể từ đâu đến cuối (có thể kể 1 đoạn)....
G: Giới thiệu dàn bài, hướng dẫn kể.
Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu
- 4 em
VD: mẹ ốm, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, ...
- Vài em
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện.
3. HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Thực hành kể theo cặp.
- Thực hành thi kể trước lớp.
GV gọi HS xung phong, hoặc chỉ định HS có trình độ tương đương thi cùng nhóm.
Chú ý: HS được cộng thêm điểm nếu sưu tầm truyện ngoài sách (điểm ham đọc sách)
G+H: bình chọn bạn có giọng kể hay nhất, diễn đạt tính cách nhân vật tốt nhất.
H: Tập kể theo cặp 
Thi kể trước lớp (4em)
H+G: Nhận xét, bình chọn.
H: Trao đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện mình vừa kể - phát biểu trước lớp
H+G: Nhận xét, đánh giá
D. Củng cố.
- Liên hệ: Em đã học được gì từ các tấm gương tốt trong câu chuyện của mình và của bạn.
- HS trả lời ý cá nhân
E. Dặn dò: - gv nhận xét tiết học. Biểu dương những em biết lắng nghe bạn kể, kể hay, đủ ý.
- HS vềtập KC nhiều lần để kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài học sau
----------------***************--------------
Toán
Tiết 13 luyện tập
I. Mục tiêu.
- Giúp HS nhận biết được:
- Đọc , viết thành thạo số đến lớp triệu.
- Bước đầu nhận biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. 
II.Đồ dùng dạy - học:
 - G: Bảng phụ ghi nội dung bài 4.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức (1)
B.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Đọc các số sau: 333 712 324; 
124 678 900.
H: Đứng tại chỗ đọc số( 5 em)
H+G: Nhận xét, đánh giá.
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài - ghi bảng (1).
2. HD HS thực hành
Bài 1: Đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số: (9) (K-G làm cả giá trị của số 5)
H: Lên bảng viết và nêu giá trị của số (vài em). Cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét và chữa bài.
Kq. a) 30 000 000 b) 3 000 000
 c) 3 d) 3000\
- HS chữa bài theo đáp án đúng vào vở
Bài 2:a) Viết số (10)
- 1 HS nêu y/c của bài
1 HS nêu cách viết (1 em lên bảng)
- HS viết vào vở 
- GV và HS nhận xét và chữa bài.
Dành cho HS khá giỏi phần c,d
a)5760342 b, 5706342
- Cả lớp
Bài 3: Đọc bảng và tlch (8)
- 1 HS nêu y/c
- Phát biểu trước lớp
- GV nhận xét và cho điểm.
Dành cho HS khá giỏi phần b 3 em
a) nhiều nhất: 989 200 000
ít nhất: 5 300 000
Bài 4: Viết vào chỗ chấm( theo mẫu) (7)
G.giới thiệu bt trên bảng phụ, hd mẫu như sgk.
H.làm nhóm đôi, điền bảng phụ (2em)
H+G. nx, kl chung.
Kq. 3 000 000 000 ... lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn, chữ kí và họ tên của người viết thư.
* Ghi nhớ (SGK T 34)
- 3HS đọc. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
3. Luyện tập (22’)
Bài tập: Đề bài: Viết thư gửi 1 bạn ở trường khác để hỏi thăm.
a) Tìm hiểu đề. G: Gạch chân những từ trọng tâm, nêu 1 số câu hỏi để phân tích đề.
+ Đề bài y/c em viết thư cho ai?
+ Em viết thư để làm gì?
+ Thư viết cho bạn cần dùng từ xưng hô ntn?
+ Em định hỏi thăm bạn những gì?
+ Em sẽ kể cho bạn nghe điều gì?
+ Em chúc bạn và hứa với bạn cái gì?
b) Thực hành viết
GV nghe, nhận xét và bổ sung ý thiếu.
H: Đọc đề bài (2em) lớp đọc thầm, xác định yêu cầu
H: làm bài vào nháp sau đó trình bày miệng (vài em)
D. Củng cố
- GV hệ thống lại nội dung bài học
Nx, tuyên dương HS hăng hái xây dựng bài.
- H. nhắc lại ghi nhớ (2em)
E. Dặn dò
- HS về nhà học thuộc ghi nhớ và làm bài tập trong VBT.
----------------***************----------------
Toán
 Tiết 15 viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I. Mục tiêu
Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về:
- Đặc điểm của hệ thập phân.
- Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân.
 -Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II. Đồ dùng dạy học
G: Bảng phụ bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức (1’)
B. Kiểm tra bài cũ (3’).
- Dãy số sau có phải là dãy số TN không? vì sao?
1,2,5,7,9,10,11,12,13,
- 2 hs nêu miệng. HS khác nhận xét.
GV nhận xét cho điểm.
C. Daỵ bài mới
1. Giới thiệu bài: - ghi bảng (1).
2. Hình thành kiến thức mới (13’)
a. Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân:
H. nêu miệng mục1sgk
 -hd hs cách xđ các chữ số trong 1 hàng.
10 đơn vị= 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 ttrăm = 1 nghìn
- 2em
b. Giới thiệu 1 số đặc điểm của dãy số tự nhiên:
G: Viết các dãy số TN từ 0 đến 9 và nêu vấn đề:
- Giá trị mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể. VD SGK (T.20)
G: Lấy thêm VD để HS nx giá trị của mỗi chữ số (VD: 5, 500, 151: 5 đơn vị, 5 trăm, 5 chục)
H: Nhận xét và nhận thấy;
- Với 10 số TN: 0,1.2.3.4.5.6.7.8.9.ta có thể viết được mọi số TN như 567, 764, 746 474, ....
3. thực hành.
Bài 1: Viết theo mẫu:(7)
G: Giới thiệu bài trên bảng phụ, hd mẫu
H: đọc số -> làm vào vở, chữa trên bảng phụ 
- GV nx, chữa bài
 Kq: 5864, 55500 ;9000509;..
Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng(5) 
 - GV phân tích mẫu, HS làm các phần còn lại vào vở.
H: nêu miệng kết quả 
H+G: Nhận xét, đánh giá
987 = 900 + 80 +7
 873 = 800 + 70 + 3
Bài 3: (Dành cho HS K-G 2 cột)
G. nêu bài, hd mẫu sgk
H.làm bài, chữa bài (2em)
H: nêu miệng kết quả ( 3 em)
H+G: Nhận xét, đánh giá
Bài 4: Dành cho HS K-G
Hs về nhà kẻ bảng và làm bài ở nhà.
D. Củng cố - GV hệ thống lại kiến thức.
- HS nhắc lại nội dung tiết học.
E. Dặn dò: - GV nhận xét tiết học
HS về làm bài tập trong VBT
----------------***************----------------
	Khoa học
Bài 6 vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
I. Mục tiêu
- Nói tên của các thức ăn chứa nhiều vi - ta - min, chất khoáng và chất xơ.
 - Nêu được vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất sơ đối với cơ thể 
 - Biết thêm nhiều kiến thức mới phục vụ cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, Hình trang 14, 15 SGK
 III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức (1)
A. KTBC (3’)
- Vai trò của chất đạm và chất béo
H: Trả lời miệng (2 em)
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
B. Daỵ bài mới
1. Giới thiệu bài: - ghi bảng (1’).
2. Nội dung 
HĐ1: Tìm hiểu về nguồn gốc của những t.ăn chứa nhiều vi - ta - min, chất khoáng và chất xơ.(12)
Tên t. ăn Ng.g ĐV Ng.g TV Chứa VTM Chứa c.kh 	Chứa c. x
Rau cải X X X X
G: Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng và tuyên bố nhóm thắng cuộc.
Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi - ta - min, chất khoáng và chất xơ.
H: Trao đổi, thảo luận hoàn thiện ND bài ghi trong bảng
- Các nhóm trưng bày kết quả
- Đại diện nhóm thuyết trình kết quả
HĐ2: Vai trò của những thức ăn chứa nhiều vi - ta - min, chất khoáng và chất xơ.(14’)
- Kể về 1 số loại vi - ta - min mà HS biết? Nêu vai trò của VTM đó
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa VTM đối với cơ thể.
H+G: Nhận xét, bổ sung , Liên hệ, 
G: Kết luận( ý 1 mục bạn cần biết )
- Vai trò của những thức ăn chứa nhiều vi - ta – min.
+ GV bổ sung kiến thức về vi-ta-min.
Thiếu vi-ta-min A: mắc bệnh khô mắt, quáng gà.
Thiếu vi-ta-min D: mắc bênh còi xương
Thiếu vi-ta-min C: mắc bênh chảy máu chân răng
Thiếu vi-ta-min B1: bị phù nề chân tay.
- Vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất khoáng
G: Đặt câu hỏi, gợi ý
H: Thảo luận về vai trò của chất khoáng:
- Kể về 1 số loại chất khoáng mà HS biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể.
H+G: Nhận xét, bổ sung 
+ GV bổ sung kiến thức về chất khoáng
- Thiếu sắt gây thiếu máu, hay bị đau đầu.
- Thiếu can-xi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo máu, đông máu, gây loãng xương ở người lớn tuổi.
- Thiếu i-ốt sẽ mắc bệnh bướu cổ và đần độn.
- Vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất xơ
G: Nêu yêu cầu
H:Thảo luận nhóm đôi.
? Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ?
? Hàng ngày chúng ta cần phải uống bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
+ Chất xơ cần thiết để ruột đào thải phân ra khỏi cơ thể
Hàng ngày nên uống 2l nước giúp thải đọc tố, chất thừa ra khỏi cơ thể.
D. Củng cố (3’)
GV hệ thống lại nội dung và nhận xét tiết học.
E. Dặn dò
- Vn.học bạn cần biết SGK trang ,Vận dụngKT đã học trong việc ăn uống hàng ngày và chuẩn bị bài học sau.
----------------***************----------------
Sinh hoạt lớp 
tuần 3
I Muc tiêu
- HS nghe và biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần và có hướng phấn đấu tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức chăm ngoan, biết yêu thương giúp đỡ bạn.
II. Nội dung
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.
2. Tổ trưởng các tổ đọc ưu khuyết điểm của tổ mình.
3. GV nhận xét chung các mặt.
a. Ưu điểm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Nhược điểm:
- Vẫn còn một số học sinh lười học bài cũ: ..................................................................
- Không chú ý nghe giảng: ................................................................................................
- Giờ truy bài vẫn còn một số em nề nếp ổn định chậm. 
c. Tuyên dương tổ và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngừời học sinh.
Tuyên dương .............................................................................................................................
4. Kế hoạch tuần 4
- ổn định tổ chức, nề nếp.
- khắc phục nhược điểm.
- phát huy ưu điểm.
- Thi đua giành nhiều điểm tốt chào mừng đợt thi đua thứ trong tuần 4
- Phấn đấu 100% hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.
5. Sinh hoạt văn nghệ.
- Hát các bài hát về mái trường và bạn bè.
----------------***************----------------
Ôn toán (buổi chiều)
đọc viết các số hàng triệu và lớp triệu
I.Mục tiêu:
- Giúp HS: 	+ Nắm chắc cách đọc và viết các số đến hàng triệu và lớp triệu. 
+ Học sinh đọc số có 9 chữ số và phân tích cấu tạo số.
- KNS: GD tình yêu môn học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’).
Đọc số sau: 223 672 564, 314 983, 350 222 448, 435 468 409
- 3 HS đứng tại chỗ đọc số.
C. Daỵ bài mới
1. Giới thiệu bài: - ghi bảng (1’).
2. HD HS làm bài tập (30’).
Bài 1: Dành cho HS đại trà.
Tính giá trị của biểu thức (bài 9-BT toán 4 T.5).
- HS đọc yêu cầu của bài tập và tự làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- GV và HS nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
a) b + 24605 với b = 17229 (41834)
 12002 – a với a = 5005 (6997)
b) 1627 x m với m = 3 (4881)
 62415 : n với n = 5 (12485)
Dành cho HS K-G
c) 6412 + 513 x m với m = 7 (6412 3591=10003)
 1500 – 1500 : b với b = 3 (1000)
d) 28 x a + 22 x a với a = 5 (250)
 125 x b – 25 x b với b = 6 (750 – 150 = 600)
Bài 2: Đọc các số sau
- HS khá giỏi đọc trước, HS đại trà đọc sau (10 em)
- 4 HS lên bảng viết các số thành tổng.
- HS khác nhận xét và chữa bài.
- GV và HS nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
a) 453 876, 324 487, 382 987, 872 888, 763 272.
b) Viết các số trong phần a thành tổng 
mẫu: 453 876 = 400 000 + 50 000 + 3000+800+70+6.
D. Củng cố (3’)
- G: Củng cố kt bài học
E. Dặn dò: - Nx chung giờ học, nhắc nhở hs.
- HS về nhà ôn lại kiến thức và tự làm các bài tập liên quan.
----------------***************----------------
Học ATGT
Đi xe đạp an toàn
I.Mục tiêu:
HS nắm được đi xe đạp là phương tiện thô sơ để đi nhưng phải đảm bảo an toàn.
Nắm được khi đi xe đạp phải đảm bảo an toàn , đúng quy định, biết luật giao thông đường bộ .
II. Chuẩn bị :
GV: Nội dung bài
HS: Xem trước bài
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động cảu HS
1.ổn định tổ chức : Hát
2.Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu tên các loại cọc tiêu và rào chắn mà em biết.
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài : Trực tiếp
b.Nội dung
HS trả lời - GV nhận xét 
HĐ1: Lựa chọn xe đạp an toàn
GV cho HS quan sát chiếc xe đạp an toàn 
HS thảo luận nhóm 
? Chiếc xe đạp như thế nào là an toàn?
HS nêu kết quả thảo luận 
Nhóm khác nhận xét
1: Lựa chọn xe đạp an toàn
Trẻ em đi xe đạp nhỏ tốt hơn.
HĐ2
HS nghiên cứu phần 2 trong SGK 
?Nêu lại những quy định để đảm bảo an toàn khi đi trên đường?
HS trả lời – HS khác nhận xét bổ sung
2.Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi trên đường 
Đi bên tay phải 
Đi đúng hướng
Đội mũ bảo hiểm
HĐ3: Tổ chức trò chơi 
GV giới thiệu trò chơi 
GV tổ chức cho HS chơi để củng cố kiến thức cách đi đường an toàn.
Sử lí các tình huống khi đi xe đạp trên đường 
HS quan sát sơ đồ tranh vẽ 
HS nêu và sở lí tình huống đi xe đạp an toàn.
3.Trò chơi giao thông
Khi vượt xe
Khi trong ngõ ra
Khi đến ngã tư.
D. Củng cố :GV tóm tắt nội dung bài học 
E. Dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài 4

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 3.doc