I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biêu hiện khi cơ thể bị bệnh : hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mõi, đau bụng, nôn, sốt,.
- Biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình trang 32, 33 SGK.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 22 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Khoa học Bài 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH I. Mục tiêu: - Nêu được một số biêåu hiện khi cơ thể bị bệnh : hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mõi, đau bụng, nôn, sốt,... - Biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. - Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 32, 33 SGK. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Khởi động 2. Kiểm tra bài cũ GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 22 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : QUAN SÁT HÌNH TRONG SGK VÀ KỂ CHUYỆN Mục tiêu : Nêu được những biêåu hiện của cơ thể khi bị bệnh. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và Thực hành trang 32 SGK. - HS làm việc cá nhân. Bước 2 : - GV yêu cầu lần lượt từng HS sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành 3 câu chuyện như SGK và yêu cầu kể lại với các bạn trong nhóm. - HS làm việc theo nhóm nhỏ. Bước 3 : - Gọi các nhóm lên kể chuyện trước lớp. - Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp, mỗi nhóm chỉ trình bày một câu chuyện, các nhóm khác bổ sung. Kết luận: Như đoạn đầu của mục Bạn cần biết trang 33 SGK. Hoạt động 2 : TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI MẸ ƠI, CONSỐT ! Mục tiêu: HS biết nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV nêu nhiệm vụ : Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh. - HS nghe GV nêu nhiệm vụ. Bước 2 : Làm việc theo nhóm - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra. - Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến. Bước 3 : - Yêu cầu các nhóm lên trình diễn. - HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến cách lựa chọn cách ứng xử đúng. Kết luận: Như đoạn sau của mục Bạn cần biết trang 33 SGK. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Khoa học Bài 16 : ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH (GDMT-Mức độ : Liên hệ/ Bộ phận) I. Mục tiêu: - Nhận biết người bệnh cần được ăn, uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy : pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. *GDMT : Mối quan hệ giữa con người với MT : con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ MT. II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 34, 35 SGK. Chuẩn bị theo nhóm : Một gói ô-rê-dôn ; 1cốc có vạch chia ; một bình nước hoặc một nắm gạo, một ít muối ; một bình nước ; 1 chén vẫn thường dùng ăn cơm. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Khởi động 2. Kiểm tra bài cũ GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 23 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : THẢO LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI MẮC BỆNH THÔNG THƯỜNG Mục tiêu : Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường. Cách tiến hành : Bước 1 : GV phát phiếu ghi các câu hỏi cho các nhóm thảo luận: Nghe GV hướng dẫn. - Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường. - Đối với người bị bệnh nặng nên cho món ăn đặc hay loãng ? Tại sao? - Đối với người bị không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào? Bước 2:Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận những câu hỏi do GV yêu cầu. Bước 3: - GV ghi các câu hỏi trên ra phiếu rời, đại diện các nhóm lên bốc thăm trúng câu nào sẽ trả lời câu đó. - Đại diện các nhóm lên bốc thăm trúng câu nào sẽ trả lời câu đó. Các HS khác bổ sung. Kết luận : Như mục Bạn cần biết trang 35 SGK. Hoạt động 2 : THỰC HÀNH PHA DUNG DỊCH Ô-RÊ-DÔN VÀ CHUẨN BỊ ĐỂ NẤU CHÁO MUỐI Mục tiêu: - Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. - HS biết cách pha đung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS quán sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 trang 35 SGK - HS quán sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 trang 35 SGK - GV gọi 2 HS: một HS đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh và một HS đọc câu trả lời của bác sĩ. - 2 HS đọc: một HS đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh và một HS đọc câu trả lời của bác sĩ. - GV hỏi: Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào? - Một vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ. Bước 2 : - GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dich ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối. - Các nhóm baó cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dich ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối. - GV hướng dẫn cách thực hiện. Bước 3 : Các nhóm thực hiện. GV đi tới các nhóm theo dõi và giúp đỡ. - Các nhóm thực hiện. Bước 4 : - GV yêu cầu mỗi nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn cử một bạn lên làm trước lớp. - Đại diện từng nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn cử một bạn lên làm trước lớp. Các bạn khác theo dõi và nhận xét. - GV yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị nấu cháo muối cử một bạn lên làm trước lớp. - Đại diện chuẩn bị nấu cháo muối cử một bạn lên làm trước lớp. Các bạn khác theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét chung về hoạt động thực hành của HS. *GDMT : Mối quan hệ giữa con người với MT : con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ MT. Hoạt động 3 : ĐÓNG VAI Bước 1 : - GV yêu cầu : Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. - HS nghe GV nêu yêu cầu. Bước 2 : Làm việc theo nhóm - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. Bước 3 :- Yêu cầu các nhóm lên trình diễn. - HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến cách lựa chọn cách ứng xử đúng. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tài liệu đính kèm: