Giáo án Kể chuyện Lớp 4 - Tuần 1 đến 6

Giáo án Kể chuyện Lớp 4 - Tuần 1 đến 6

I.Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể (do GV kể)

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.

Kĩ năng:

- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.

Thái độ:

- Con người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

II. Đồ dùng dạy học

- Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.

- Các tranh cảnh về hồ Ba Bể hiện nay.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1.Ổn định lớp: hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giới thiệu chương trình, nội dung, cách học cũng như ý nghĩa môn học.

3. Bài mới:

 

doc 15 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện Lớp 4 - Tuần 1 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................	
TUẦN:1 MÔN:KỂ CHUYỆN
TIẾT : 1 BÀI : Sự Tích Hồ Ba Bể
 I.Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể (do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
Kĩ năng:
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
Thái độ:
- Con người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
II. Đồ dùng dạy học
- Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
- Các tranh cảnh về hồ Ba Bể hiện nay.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Giới thiệu chương trình, nội dung, cách học cũng như ý nghĩa môn học. 
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
HĐ1: Giới thiệu bài
- GV cho HS xem tranh (ảnh) về hồ Ba Bể
HĐ 2: GV kể chuyện
GV kể chuyện:
- Giọng kể thong thả, rõ ràng; nhanh hơn ở đoạn kể về tai họa trong đêm hội; chậm rãi ở đoạn kết. Nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả về hình dáng khổ sở của bà cụ ăn xin, sự xuất hiện của con giao long, nỗi khiếp sợ của mẹ con bà nông dân, nỗi kinh hoàng của mọi người khi dưới đất rung chuyển, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm dưới nước 
-GV kể lần 1 kết hợp giải nghĩa một số từ khó được chú thích sau truyện.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa phóng to trên bảng.
* Phần đầu câu chuyện (tranh 1)
- GV đưa tranh 1 lên bảng lớp 
- GV kể chuyện: “Ngày xưa”.
* Phần nội dung chính của câu truyện (tranh 2 -3).
- GV đưa tranh 2 lên bên cạnh tranh 1. “May sao, đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về”.
- GV đưa tranh 3 lên “Khuya hôm đó”
* Phần kết câu truyện (tranh 4). “Trong khi tất cả đều ngập chìm trong biển nước”.
HĐ4:Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu truyện
- Cho HS đọc lần lượt yêu cầu của từng BT.
- GV nhắc HS trước khi các em kể chuyện:
+ Chỉ cần kể đúng cốt chuyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của cô giáo.
+Kể xong, cần trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu truyện.
 * Kể chuyện theo nhóm.
*Thi kể chuyện trước lớp. 
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất
- Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?
- GV chốt lại: Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái (như hai mẹ con bà nông dân); khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
- HS lắng nghe.
- HS vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh.
- HS vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh. 
- HS vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh.
- HS đọc yêu cầu 
- HS lắng nghe.
- HS kể nhóm 4 
- HS thi kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi theo nhóm 2 bạn. - HS trả lời.
- HS lắng nghe.
4.Củng cố: 
GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, xem trước nội dung tiết kể chuyện: “ Nàng tiên Ốc”.
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................	
TUẦN: 2 MÔN:KỂ CHUYỆN
TIẾT : 2 BÀI:KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Kĩ năng:
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
Thái độ:
- Cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đồ dùng dạy học
- Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK trang 18.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 3 HS kể lại câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể
- Nhận xét ghi điểm từng HS
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
HĐ1:Giới thiệu bài
 -Treo tranh minh hoạ và giói thiệu
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
-Cho HS đọc.
* Đoạn 1:
- Cho cả lớp đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Bà lão nhà nghèo làm nghề gì để sinh sống? (Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc).
 - Bà lão làm gì khi bắt được ốc? (Thấy ốc đẹp, bà thương, không muốn bán, thả vào chum nước để nuôi).
* Đoạn 2:
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
- Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ? (Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt cỏ).
* Đoạn 3: 
- Cho HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
- Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì? (Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra).
- Sau đó, bà lão đã làm gì? (Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên).
- Câu chuyện kết thúc thế nào? (Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương nhau như hai mẹ con).
c,Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu truyện
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV: Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em? (Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ). 
- GV đưa bảng phụ ghi sáu câu hỏi lên.
- GV cho HS kể mẫu.
 * Kể chuyện theo nhóm.
*Cho HS tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp. 
- GV nhận xét và khen ngợi những cá nhân (hoặc nhóm kể hay).
- Theo em, câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV nhận xét và chốt lại: Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Bà lão thương Ốc không bán để nuôi, Ốc biến thành nàng tiên giúp bà. Câu chuyện giúp ta hiểu rằng: Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm. -3 HS tiếp nối nhau đọc. Sau đó 1 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-1 HS đọc.
- HS trao đổi theo nhóm đôi và trả lời.
- 1 HS giỏi kể.
- HS kể chuyện theo nhóm 3 em. - - Lớp nhận xét.
- HS trao đổi nhóm 2 bạn. HS trả lời.
- HS lắng nghe.
4.Củng cố: 
GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò:
 Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe và tìm đọc những câu chuyện nói về lòng nhân hậu. 
Điều chỉnh, bổ sung:
 Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................	
TUẦN: 3 MÔN:KỂ CHUYỆN
TIẾT : 3 BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa,â5 (theo gợi ý ở SGK)
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
+ HS khá, giỏi: Kể chuyện ngoài SGK.
Kĩ năng:
-Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
 Thái độ:
-Quý trọng người tấm lòng nhân hậu.
II. Đồ dùng dạy học
- HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3.
 III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên kể lại truyện thơ: Nàng tiên Ốc.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
 HĐ1: Giới thiệu bài
- Mỗi em đã chuẩn bị một câu chuyện mà đã được đọc, nghe ở đâu đó nói về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất? Bạn nào kể hấp dẫn nhất nhé!
HĐ 2: Hướng dẫn kể chuyện
* Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài. GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, lòng nhân hậu.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
- Hỏi: Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào? Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết. Em đọc câu chuyện của mình ở đâu?
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu.
- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng :
 + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm 
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm.
 + Cách kể hay, có phối hợp giọng điệu, cử chỉ: 3 điểm. 
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện: 1 điểm. 
+ Trả lời đúng các câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm.)
* Kể chuyện trong nhóm
- Chia nhóm 4 HS.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3.
* Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở trên.
- Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào?
Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?
- Tuyên dương, khen ngợi HS.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài.
-HS tiếp nối nhau đọc.
 -HS phát biểu
-HS đọc phần 3 và mẫu.
- 4 HS ngồi hai bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn. 
- Nhận xét bạn kể.
- Bình chọn.
- HS lắng nghe.
+ HS khá, giỏi: Kể chuyện ngoài SGK.
4.Củng cố: 
GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................	
TUẦN: 4 MÔN:KỂ CHUYỆN
TIẾT : 4 BÀI: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
Kĩ năng: Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
Thái độ:
-Quý trọng người chân chính.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa truyện trang 40/ SGK phóng to.
- Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời + bút dạ.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
HĐ1: Giới thiệu bài
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Giới thiệu: Câu chuyện dân gian Nga về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa- ghet- xtan sẽ giúp các em hiểu thêm về một con người chân chính, ngay thẳng, chính trực.
HĐ 2: GV kể chuyện
- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể thông thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm, không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với giọng hào hùng, nhịp nhanh. Vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát tranh.
- GV kể lần 2.
HĐ 3: Kể lại câu chuyện
* Tìm hiểu truyện
- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS trong nhóm, trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng.
- Yêu cầu nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho từng câu hỏi.- Kết luận câu trả lời đúng.
- Gọi HS đọc lại phiếu.
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
HĐ 4: Hướng dẫn kể chuyện
- Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS kể chuyện.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Cho điểm HS.
HĐ 5: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
+ Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
+ Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách.
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
-HS phát biểu.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe
- HS lắng nghe.
- Nhận đồ dùng học tập.
- 1 HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời và thống nhất ý kiến rồi viết vào phiếu.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Chữa vào phiếu của nhóm mình (Nếu sai)
- 1 HS đọc câu hỏi, 2 HS đọc câu trả lời.
- HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung 
-1HS kể toàn bộ câu chuyện
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS thi kể.
4.Củng cố: 
 - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện - Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp. 
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................	
TUẦN: 5 MÔN : Kể Chuyện
TIẾT : 5 BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
Kĩ năng:
-Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
Thái độ:
-Biết thực hiện trung thực trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học
- GV và HS mang đến lớp những truyện đã sưu tầm về tính trung thực.
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện Một nhà thơ chân chính.
- 1 HS kể toàn chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
 3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
HĐ1: Giới thiệu bài
- Kiểm tra việc chuẩn bị truyện của HS.
- Các em đang học chủ điểm nói về những con người trung thực, tự trong. Hôm nay chúng ta sẽ được nghe nhiều câu truyện kể hấp dẫn, mới lạ của các bạn nói về lòng trung thực.
HĐ 2: Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài, GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, tính trung thực.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
- Hỏi:Tính trung thực biểu hiện như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3.
- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng.
+Nội dung câu chuyện đúng chủ đề:4 điểm.
+Câu chuyện ngoài SGK (1 điểm).
+Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ: 3 điểm.
+Nêu đúng ý nghĩa của chuyện: 1 điểm.
+Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm.
HĐ 3: Kể chuyện trong nhóm:
- Chia nhóm 4 HS.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3.
- Gợi ý cho HS các câu hỏi:
HS kể hỏi:
+Trong câu chuyện tớ kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất?
+Bạn thích nhân vật nào trong truyện?
+Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì?
HS nghe kể hỏi:
+Qua câu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì?
+Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính tốt của nhân vật đó?
+Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ nói gì?
* Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Cho điểm HS.
- Bình chọn: 
+ Bạn có câu truyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu.
- 2 HS đọc đề bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc.
-HS nêu
- 2 HS đọc lại.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể truyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn tạo không khí sôi nổi, hào hứng.
- Nhận xét bạn kể.
-HS thi kể.
-HS nhận xét
- HS bình chọn
4.Củng cố: 
- Khuyến khích HS nên tìm chuyện đọc.
 - Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà kể lại những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau. 
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................	
TUẦN: 6 MÔN : KỂ CHUYỆN
TIẾT : 6 BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
Kĩ năng:
-Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
Thái độ:
-Biết tự trọng là đức tính tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn đề bài.
- GV và HS chuẩn bị những câu chuyện, tập truyện ngắn nói về lòng tự trọng.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi HS kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
HĐ1: Giới thiệu bài
- Kiểm tra việc chuẩn bị truyện của HS.
- Những đức tính: trung thực, tự trong, không tham lam của con người đều rất đáng quý. Hôn nay lớp ta sẽ thi xem bạn nào kể chuyện về lòng tự trọng mới lạ và hấp dẫn nhất.
HĐ 2: Hướng dẫn kể chuyện:
* Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu: lòng tự trọng, được nghe, được đọc.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
- Hỏi:
 +Thế nào là lòng tự trọng?
 +Em đã đọc những câu truyện nào nói về lòng tự trọng?
+Em đọc câu truyện đó ở đâu?
- Những câu chuyện các em vừa nêu trên rất bổ ích. Chúng đem lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con ngừơi.
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3.
- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng:
+Nội dung câu truyện đúng chủ đề: 4 điểm.
+Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm.
+Cách kể: hay, hấp dẫn, phốo hợp cử chỉ, điệu bộ: 3 điểm.
+Nêu đúng ý nghĩa của chuyện: 2 điểm.
+Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm.
HĐ 3: Kể chuyện trong nhóm:
- Chia nhóm 4 HS.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. yêu cầu HS kể lại theo đúng trình tự ở mục 3 và HS nào cũng được tham gia kể câu chuyện của mình.
- Gợi ý cho HS các câu hỏi
* Thi kể chuyện:
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.	
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất. Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Tuyên dương HS đoạt giải.
- Lắng nghe.
+ 1 HS đọc đề bài.1 HS phân tích đề 
- 4 HS đọc nối tiếp 
-HS nêu
-HS theo dõi.
 - HS đọc
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
-HS thi kể chuyện.	
- Nhận xét bạn kể. 
-HS bình chọn
4.Củng cố: - Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS nên đọc truyện.
 - Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà kể những câu truyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ke_chuyen_lop_4_tuan_1_den_6.doc