Giáo án Khoa học 4 - Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo

Giáo án Khoa học 4 - Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo

I. Mục tiêu :

- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua,.), chất béo (mỡ, dầu, bơ,.).

- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể :

+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.

+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.

*GDMT : *GDPCMT&CGN: Kể chuyện có chủ đề giúp đỡ người nghiện cai nghiện hoặc kể chuyện giúp đỡ những gia đình có người nghiện giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học :

Hình trang 12, 13 SGK.

Phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu :

1. Khởi động :

2. Kiểm tra bài cũ :

GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 6 VBT Khoa học.

GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 2467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Bài 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I. Mục tiêu :
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua,...), chất béo (mỡ, dầu, bơ,...).
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể :
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.
*GDMT : *GDPCMT&CGN: Kể chuyện có chủ đề giúp đỡ người nghiện cai nghiện hoặc kể chuyện giúp đỡ những gia đình có người nghiện giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học :
Hình trang 12, 13 SGK.
Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động : 
2. Kiểm tra bài cũ :
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 6 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
Mục tiêu :
- Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất đạm.
- Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất béo.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Làm việ theo cặp
- GV yêu cầu HS nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có trong hình ở trang 12, 13 SGK và cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất đạm, chất béo ở mục Bạn cần biết trang 12, 13 SGK.
- HS làm việc với phiếu học tập.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trang 39 SGV.
- Một vài HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét à bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh
Kết luận: Như SGV trang 40
Hoạt động 2 : XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC CÁC THỨC ĂN CHỨA NHIỀU CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
Mục tiêu: 
Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học như SGV trang 42.
- HS làm việc với phiếu học tập.
Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp.
- Một số HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp. HS khác bổ sung hoặc chữa bài nếu bạn làm sai.
Kết luận: 
Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
Hoạt động cuối: Củng cố - dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Khoa học
Bài 6: VAI TRÒ CỦA VI TA MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I. Mục tiêu :
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,...), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm,...) và chất xơ (các loại rau).
- Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể :
+ Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
II. Đồ dùng dạy học :
Hình trang 14, 15 SGK.
Giấy khổ to hoặc bảng phụ ; bút viết và phấn đủ dùng cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ :
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 10 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI THI KỂ TÊN CÁC THỨC ĂN CHỨA NHIỀU VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
Mục tiêu :
- Kể tên một số thức ăn chứanhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Nhận ra nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn
- Phát 4 tờ giấy khổ to cho 4 nhóm và yêu cầu HS trong cùng một thới gian 8 phút. Nhóm nào ghi được nhiều tên thức ăn và đánh dấu vào các cột tương ứng là nhóm thắng cuộc. 
- Nhận đồ dùng học tập.
- GV hướng dẫn HS hòan thiện bảng dưới đây vào giấy
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Chứa 
vi-ta-min
Chứa 
chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
X
x
x
x
Bước 2 : 
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên.
- HS tự làm bài trong nhóm.
Bước 3 :
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩâm của nhóm mình.
- Nhóm trưởng mang dán bài và tự đánh giá trên cơ sở so sánh với sản phẩm của nhóm bạn.
- Kết luận nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG, CHẤT XƠ VÀ NƯỚC
Mục tiêu: 
Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng chất xơ và nước.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Thảo luận về vai trò của vi-ta-min
- GV hỏi :
+ Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể ?
- GV kết luận.
- HS thảo luận theo nhóm.
Bước 2 : Thảo luận về vai trò của chất khoáng
- GV hỏi :
+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể ?
- GV kết luận.
- HS thảo luận theo nhóm.
Bước 3 : Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước
- GV hỏi :
+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ?
+ Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước ? Tại sao cần uống đủ nước ?
- HS thảo luận theo nhóm.
- GV kết luận.
Kết luận: Như SGV trang 45
Hoạt động cuối: Củng cố - dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa hoc 3.doc