KHOA HỌC
TIẾT 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể:
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh
- Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường
2. Thái độ:
- Biết cảm nhận về sức khoẻ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 32, 33 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
KHOA HỌC TIẾT 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH? I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Kĩ năng: Sau bài học, HS có thể: - Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh - Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường 2. Thái độ: - Biết cảm nhận về sức khoẻ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 32, 33 SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 12’ 12’ 5’ Khởi động Bài cũ: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá - Nêu nguyên nhân gây bệnh qua đường tiêu hoá ? Nêu một số biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ? GV nhận xét-ghi điểm Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài. Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân GV yêu cầu từng HS thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và Thực hành trang 32 SGK Bước 2: Làm việc theo nhóm nhỏ Bước 3: Làm việc cả lớp GV lưu ý yêu cầu HS quan tâm đến việc mô tả khi Hùng bị bệnh (đau răng, đau bụng, sốt) thì Hùng cảm thấy thế nào? GV đặt câu hỏi để HS liên hệ: + Kể tên một số bệnh em đã bị mắc + Khi bị bệnh đó em cảm thấy thế nào? + Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Tại sao? Kết luận của GV: Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu; khi bị bệnh có thể có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi hoặc đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai Mẹ ơi, consốt! Mục tiêu: HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy chịu, không bình thường Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV nêu nhiệm vụ: các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh GV có thể nêu ví dụ gợi ý: Tình huống 1: Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Đi học về, Hùng thấy trong người rất mệt và đau đầu, nuốt nước bọt thấy đau họng, ăn cơm không thấy ngon. Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng mẹ mải chăm em không để ý nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng em sẽ làm gì? Bước 2: Làm việc theo nhóm Bước 3: Trình diễn GV cùng HS theo dõi nhận xét – tuyên dương nhóm có cách ứng xử hay. Kết luận của GV: Khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Ăn uống khi bị bệnh Hát HS lên bảng trả lời HS cả lớp theo dõi nhận xét HS nhắc lại tựa HS quan sát Lần lượt từng HS sắp xếp các hình có liên quan thành 3 câu chuyện và kể lại với các bạn trong nhóm Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp (mỗi nhóm chỉ trình bày một câu chuyện, các nhóm khác bổ sung) HS kể - Em cảm thấy mệt mỏi,chán ăn, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy, . . . . - Khi cảm thấy khó chịu, không bình thường em báo ngay cho bố mẹ, người lớn để chữa bệnh. Tại vì nếu để lâu bệnh nặng sẽ khó chữa trị. HS nhận xét, bổ sung - 2HS đọc mục Bạn cần biết /33SGK Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất Các bạn khác góp ý kiến HS lên đóng vai Lớp theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng HS nhận xét tiết học KHOA HỌC TIẾT 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Kĩ năng: Sau bài học, HS biết: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy Pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối 2. Thái độ: Biết bảo vệ sức khoẻ, vận dụng những điều đã học vào cuộc sống II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 34, 35 SGK Chuẩn bị theo nhóm: một gói ô-rê-dôn, một cốc có vạch chia, một bình nước hoặc một nắm gạo, một ít muối, một chén vẫn thường dùng ăn cơm III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1’ 5’ 1’ 8’ 8’ 8’ 5’ Khởi động Bài cũ: Bạn cảm thấy thế nàokhi bị bệnh Bạn cảm thấy như thế nào khi bị bệnh? Khi bị bệnh, các em cần phải làm gì? GV nhận xét, chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài: Khi bị bệnh các em cảm thấy khó chịu,không muốn ăn. Vậy khi bị bệnh cần ăn uống thế nào cho phù hợp? Bài học hôm nay, các em tìm hiểu điều đó. Hoạtđộng 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường Mục tiêu: HS nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường Cách tiến hành Bước 1: GV phát phiếu ghi các câu hỏi cho các nhóm thảo luận (hoặc ghi các câu hỏi lên bảng) + Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường + Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao? + Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào? Bước 2: Làm việc theo nhóm Bước 3: Làm việc cả lớp GV ghi các câu hỏi trên ra phiếu rời GV Kết luận chung: Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối Mục tiêu: HS có thể: - Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy - HS biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4,5 trang 35 SGK GV gọi 2 HS: một em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh và một em đọc câu trả lời của bác sĩ GV hỏi: Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào? GV chỉ định một vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối Đối với nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn, GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn ghi trên gói và làm theo hướng dẫn Đối với nhóm chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối thì quan sát chỉ dẫn ở hình 7 trang 35 SGK và làm theo hướng dẫn (không yêu cầu nấu cháo) Bước 3: GV yêu cầu mỗi nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn cử một bạn lên làm trước lớp Cũng tương tự như vậy đối với các nhóm chuẩn bị nấu cháo muối Kết thúc hoạt động, GV nhận xét chung về hoạt động thực hành của HS Hoạt động 3: Đóng vai Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - Yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. GV nêu ví dụ gợi ý: ngày chủ nhật, bố mẹ Lan đi về quê. Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi. Lan nhận thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ 1 ít muối, nhờ thế đã cứu sống được em bé Bước 2: Làm việc theo nhóm Bước 3: Trình diễn Củng cố – Dặn dò: - Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào? GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước 2HS lên bảng trả lời HS cả lớp theo dõi nhận xét HS nhắc lại tựa Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận những câu hỏi do GV yêu cầu - Người bị bệnh phải được ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể. -Nếu người bệnh quá yếu, không ăn được thức ăn đặc sẽ cho ăn cháo thịt băm nhỏ,xúp,sữa,nước quả ép, - Nếu người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít thì cho ăn nhiều bữa trong ngày Đại diện các nhóm lên bốc thăm trúng câu nào sẽ trả lời câu đó. Các HS khác bổ sung HS quan sát và đọc lời thoại trong hình 4,5 trang 35 SGK 2HS đọc + cả lớp theo dõi SGK + HS nhắc lại lời bác sĩ. Đại diện nhóm báo cáo HS đọc hướng dẫn và thực hiện HS quan sát và làm theo chỉ dẫn Đại diện nhóm lên thực hiện trước lớp Lớp theo dõi và nhận xét Nhóm thảo luận và đưa ra tình huống. Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng. 2HS đọc mục Bạn cần biết SGK/35. HS nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: