Giáo án Khoa học 4 tuần 15 tiết 29: Tiết kiệm nước

Giáo án Khoa học 4 tuần 15 tiết 29: Tiết kiệm nước

KHOA HỌC :

Tiết 29 : TIẾT KIỆM NƯỚC

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Thực hiện tiết kiệm nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Các hình minh họa SGK/60,61.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. BÀI CŨ:

- Nêu một số biện pháp bảo vệ nguồn nước ?

- Chúng ta thực hiện bảo vệ nguồn nước như thế nào ?

- Nhận xét, ghi điểm

B. BÀI MỚI:

* Giới thiệu bài : Chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 tuần 15 tiết 29: Tiết kiệm nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC :
Tiết 29 : TIẾT KIỆM NƯỚC
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Thực hiện tiết kiệm nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các hình minh họa SGK/60,61.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
BÀI CŨ:
- Nêu một số biện pháp bảo vệ nguồn nước ?
- Chúng ta thực hiện bảo vệ nguồn nước như thế nào ?
- Nhận xét, ghi điểm 
B. BÀI MỚI: 
* Giới thiệu bài : Chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1 : Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Yêu cầu các nhóm quan sát hình.
- Tiến hành thảo luận và trình bày trong nhóm.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
1. Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
H1: Vẽ một người khóa van vòi nước khi nước chảy đầy chậu. Việc đó nên làm, vì không để nước chảy lảng phí.
H2: Một vòi nước chảy tràn ra ngoài, không nên làm vì gây lãng phí nước.
H3: Một em bé mời người đến nhà sửa ống nước bị vỡ. Nên làm vì tránh cho tạp chất lẫn vào nước, tránh lãng phí nước.
2. Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ?
- Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.
H4: Một bạn vừa đánh răng, vừa xả nước. Không nên làm vì sẽ lãng phí nước.
H5: Một bạn múc nước vào ca đánh răng. Nên làm vì tránh lãng phí nước.
H6: Dùng vòi tưới lên ngọn cây, không nên làm vì tưới lên ngọn cây không cần thiết mà gây lãng phí nước.
* Kết luận : Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước.
- Tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. Yêu cầu HS quan sát hình 7,8 SGK/61 và trả lời câu hỏi.
- Quan sát, suy nghĩ và tự do phát biểu ý kiến.
1. Em có nhận xét gì về hình b trong hai hình ?
Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn nhà bên cạnh xả nước quá to.
2. Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?
Bạn gái chờ nước chảy đầy xô xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải.
- Hỏi : Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ?
 Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
* Hoạt động 3 : Đóng vai mọi người trong gia đình tiết kiệm nước.
Chia lớp thành 3 nhóm đóng vai đội tuyên truyền mọi người tiết kiệm nước.
3 nhóm đóng vai đội tuyên truyền mọi người tiết kiệm nước.
- Nhận xét tuyên dương.
* Kết luận : Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
Bài sau : Làm thế nào để biết có không khí.
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoahoc29.doc