Giáo án Khoa học 4 tuần 15 tiết 30: Làm thế nào để biết có không khí ?

Giáo án Khoa học 4 tuần 15 tiết 30: Làm thế nào để biết có không khí ?

KHOA HỌC:

Tiết 30 : LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đó có không khí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Các hình minh họa SGK/62,63.

 - Chuẩn bị : 2 túi ni lông to, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, một viên gạch hoặc cục đất khô.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. BÀI CŨ:

- Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?

- Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?

* Nhận xét, ghi điểm

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 tuần 15 tiết 30: Làm thế nào để biết có không khí ?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC:
Tiết 30 : LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đó có không khí. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các hình minh họa SGK/62,63.
	- Chuẩn bị : 2 túi ni lông to, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, một viên gạch hoặc cục đất khô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
BÀI CŨ:
- Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?
- Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?
* Nhận xét, ghi điểm 
B. BÀI MỚI: 
* Giới thiệu bài : Trong không khí có khi ô-xy rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu ? Làm thế nào để biết có không khí ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi này. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1 : Không khí có ở xung quanh ta.
- GV tiến hành hoạt động cả lớp.
- GV cho từ 3-5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang lớp sau đó buộc chặt miệng túi lại.
- 3-5 HS làm theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.
1. Em có nhận xét gì về những chiếc túi này?
- Những chiếc túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
2. Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?
- Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.
3. Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
- Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
* Kết luận : Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Không khí có ở quanh mọi vật.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS hoạt động nhóm.
- Chia lớp thành 6 nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
- Tiến hành làm thí nghiệm như SGK và trình bày trước lớp.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hỏi : Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?
- Ba thí nghiệm trên cho em biết không khí ở trong mọi vật : túi ni lông, chai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô).
- Kết luận : Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Treo hình 5 SGK/63 và giải thích : Không khí có ở khắp mọi nơi.
 Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì ?
- Lắng nghe.
Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
* Hoạt động 3 : Cuộc thi Em làm thí nghiệm.
- GV tổ chức cho HS thi theo tổ.
- HS thảo luận, trình bày trong nhóm.
- Yêu cầu các tổ thảo luận tìm ra trong thực tế còn những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, trong những chỗ rỗng của vật. Hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
- Đại diện trình bày.
+ Khi rót nước vào chai, ta thấy ở miệng chai nổi lên những bọt khí. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong chai rỗng.
+ Khi ta thổi hơi vào quả bóng. Quả bóng căng phồng lên. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong quả bóng.
+ Khi ta dùng sách quạt ta thấy hơi mát ở mặt. Điều đó chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta.
.................................
- Nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm.
- Tuyên dương nhóm có khả năng tìm tòi, phát hiện ra những điều lạ.
- Không khí có ở xung quanh ta, và cần thiết cho mọi hoạt động sống của chúng ta, vì vậy chúng ta phải bảo vệ bầu không khí trong sạch như thế nào ?
Phải bảo vệ không khí không bị ô nhiễm, bảo vệ môi trường xung quanh để không khí khỏi bị ô nhiễm.
Những bao ni lông thí nghiệm xong ta xử lí như thế nào ?
HS trả lời.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.
Bài sau : Không khí có những tính chất gì ?
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoahoc30.doc