Giáo án Khoa học Khối 4 - Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?

Giáo án Khoa học Khối 4 - Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh có khả năng:

- Nêu được những biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt

- Nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể. Biết nói với cha mẹ, người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường. Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.

- Có ý thức theo dõi sức khỏe của bản thân.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

Hình (phóng to) trang 32, 33 SGK ( Hoạt động 1)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Khối 4 - Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy
Môn Khoa học - Lớp 4
Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nêu được những biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt
- Nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể. Biết nói với cha mẹ, người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường. Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. 
- Có ý thức theo dõi sức khỏe của bản thân.
 II. Đồ dùng dạy-học:
Hình (phóng to) trang 32, 33 SGK ( Hoạt động 1)
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5 phút)
- Nêu một số bệnh lây qua đường tiêu hóa? 
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
2.Bài mới: (25-30 phút)
a. Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh (15-20 phút)
*Mục tiêu: Nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể khi bị bệnh.
*Cách tiến hành: 
 Bước 1: Làm việc cá nhân:
- GV đưa tranh phóng to
Bước 2: Làm việc nhóm bốn
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu các nhóm kể chuyện.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bệnh bạn Hùng đã bị mắc, triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến việc bạn Hùng mắc bệnh.
*Liên hệ:
- Nêu cảm giác của em lúc khỏe?
- Kể một số bệnh em đã bị mắc?
- Khi bị bệnh đó em cảm thấy thế nào?
- Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường em phải làm gì? Tại sao?
Kết luận: Như mục Bạn cần biết(Trang 33- SGK)
- Thực hiện theo yêu cầu mục quan sát trang 32 SGK.
-Thảo luận nhóm, sắp xếp các tranh, tập kể chuyện trong nhóm.
-3 đại diện lên kể 3 câu chuyện trước lớp.
- 2 HS 
- Liên hệ những hiểu biết về chính bản thân mình, trả lời câu hỏi. 
b. Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai Mẹ ơi, con ... sốt! (10 phút)
*Mục tiêu: HS biết nói với cha mẹ, người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống và tập ứng xử khi bản thân bị bệnh.
- Yêu cầu HS đưa ví dụ.
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
Bước 3: Trình diễn
- Tổ chức cho HS trình diễn.
- Nhận xét, chốt cách ứng xử đúng.
+ Khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường em phải làm gì?
+ Khi báo cho bố mẹ, hoặc người lớn em cần nói những gì?
Kết luận: 
- Khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn.
- Cần kể lại các dấu hiệu bị bệnh một cách đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn.
-HS nhận nhiệm vụ.
- 1 - 2 HS giỏi đưa ví dụ( Bạn A đang học trên lớp bị đau bụng. )
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống
- Nhóm trưởng điều khiển, phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra.
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý.
- HS lên đóng vai.
- Các bạn khác nhận xét, cùng nhau thảo luận.
- Báo ngay cho bố mẹ, hoặc người lớn
- Kể lại những dấu hiệu bị bệnh của cơ thể
3.Củng cố, dặn dò:(2-3 phút)
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV dặn HS:
 + Thường xuyên chú ý đến sức khỏe của bản thân để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể.
+ Khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn.
________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_khoi_4_bai_15_ban_cam_thay_the_nao_khi_bi_b.doc