Giáo án Khoa học Khối 4 - Tiết 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, vai trò của chất bột đường

Giáo án Khoa học Khối 4 - Tiết 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, vai trò của chất bột đường

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Phân loại được thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.

2. Kĩ năng: Phân loại được thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có chứa nhiều trong thức ăn đó. Biết được các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.

3. Thái độ: Cố ý thức ăn đầy đủ các loại thức ăn để đảm bảo cho hoạt động sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

4. Các thẻ có ghi chữ Trứng Đâụi Tôm Nước cam cá Sữa Ngô Tỏi tây Gà Rau cải.

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Khối 4 - Tiết 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, vai trò của chất bột đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khoa học
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, vai trò của chất bột đường
I. Mục tiêu:
Kiến thức: 	Phân loại được thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Kĩ năng: 	Phân loại được thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có chứa nhiều trong thức ăn đó. Biết được các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
Thái độ: 	Cố ý thức ăn đầy đủ các loại thức ăn để đảm bảo cho hoạt động sống.
II. đồ dùng dạy – học:
Các thẻ có ghi chữ Trứng Đâụi Tôm Nước cam cá Sữa Ngô Tỏi tây Gà Rau cải.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động: 
Kiểm tra bài cũ :
Gọi Học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ
 học sinh 1: hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất?
Học sinh 2: Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường
Nhận xét, cho điểm học sinh 
Giáo viên giới thiệu bài
Lắng nghe
Hoạt động 1: Phân loaị thức ăn và đồ uống
Việc 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ ở trang 10, SGK và trả lời câu hỏi: Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật, thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc thực vật?
Quan sát hình minh hoạ và suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Chia bảng thành 2 cột: nguồn gốc thực vật và động vật
Lần lượt từng học sinh lên bảng gắn thẻ và ghi bổ sung tên các loại thức ăn, đồ uống
Gọi học sinh lần lượt lên bảng xếp các thẻ ghi tên thức ăn đồ uống vào đúng cột phân loại.
Nguồn gốc
Thực vật
Động vật
Đậu cô ve, nước cam
Trứng, tôm
Sữa đậu nành
Gà
Tỏi tây, rau cải
Cá
Chuối, táo
Thịt lợn, thịt bò
Bánh mỳ, bún
Cua, tôm
Bánh phở, cơm
Trai, ốc
Khoai tây, cà rốt
ếch
Việc 2: Hoạt động cả lớp.
Yêu cầu học sinh đọc phần bạn cần biết trang 10 SGK.
2 học sinh lần lượt đọc to trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi.
Hỏi: Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác?
Học sinh trả lời:
Theo cách này thức ăn được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
Nhận xét
Vậy có mấy cách phân loại thức ăn. Dựa vào đâu để phân loai như vạy
Có 2 cách phân loai thức ăn dựa vào nguồn gốc và dựa vào lượngk các chất dinh dưỡng có chứa trong các thức ăn đó.
Giáo viên kết luận:
Lắng nghe, ghi nhớ
Giáo viên mở rộng: Một số loại thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nên chúng có thể được xếp vào nhiều nhóm thức ăn khác nhau. Ví dụ như trứng, chứa nhiều chất đạm, chất khoáng, can xi, phốt pho, lòng đỏ trứng chứa nhiều vi- ta- min (A,D, nhóm B)
Hoạt động 2 : Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò cảu chúng
Việc 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm
Yêu cầu: Các em hãy quan sát các hình minh hoạ ở trang 11, SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Tiến hành quan sát tranh, thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy.
1. Kể tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11, SGK.
Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét
2. Hằng ngày, em thường ăn những thức ăn nào có chứa chất bột đường.
3. Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì?
Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh. Giáo viên kết luận
Việc 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân
Cho làm bài 1
Đọc yêu cầu
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài
Gọi 1 vài học sinh trình bày
3 đến 5 học sinh trình bày
Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung
Nhận xét
2. Hoạt động kết thúc
Gv tổ chức cho học sinh trình bày ý kiến bằng cách đưa ra các ý kiến sau và yêu cầu học sinh nhận xét ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, vì sao?
Học sinh tự do phát biểu ý kiến
A. Hằng nbgày chúng ta chỉ cần ăn thịt, cá... trứng là đủ chất.
Phát biểu đúng: c
B. Hằng ngày chúng ta phải ăn nhiều chất bột đường
Phát biểu sai; a, b
C. hăng ngày, chúng ta phải ăn thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vât.
Củng cố, dặn dò:
Dặn học sinh về nhà đọc nội dung Bạn cần biết trang 11, SGK.
Dặn học sinh về nhà trong bữa ăn cần ăn nhiều loại thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
Tổng kết tiết học, tuyên dương những học sinh hăng hái tham gia xây dựng bài, phê bình các em còn chưa chú ý trong giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_khoi_4_tiet_4_cac_chat_dinh_duong_co_trong.doc