Giáo án Khoa học, Lịch sử, Địa lí Khối 4 - Tuần 14

Giáo án Khoa học, Lịch sử, Địa lí Khối 4 - Tuần 14

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1 - Kiến thức - Kĩ năng:

- Nêu được một cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi

- Biết đun sôi nước trước khi uống.

- Biết phải diệt hết cc vi khuẩn v loại bỏ các chất độc cịn tồn lại trong nước.

2 - Giáo dục: - Có ý thức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 56, 57 SGK

- Phiếu học tập (đủ dùng theo nhóm)

- Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản

III/ Hoạt động dạy và học

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học, Lịch sử, Địa lí Khối 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Khoa học
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1 - Kiến thức - Kĩ năng: 
- Nêu được một cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sơi 
- Biết đun sơi nước trước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc cịn tồn lại trong nước.
2 - Giáo dục: - Có ý thức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 56, 57 SGK
Phiếu học tập (đủ dùng theo nhóm)
Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản
III/ Hoạt động dạy và học 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I. Ổn định lớp:
II. KTBC : 
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Vì sao nguồn nước bị nhiễm bẩn?
GV nhận xét, chấm điểm 
III.Bài mới:
*Giới thiệu bài
Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách
Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước
Mục tiêu: HS kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách
Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi với cả lớp: kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn đã sử dụng
Sau khi HS phát biểu, GV giảng: thông thường có 3 cách làm sạch nước
Lọc nước
Bằng giấy lọc, bông lout ở phễu
Bằng sỏi, cát, than, củiđối với bể lọc
Tác dụng: tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước
b) Khử trùng nước
Để diệt vi khuẩn, người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia- ven. Tuy nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc
Đun sôi
Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuần chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi nước khử trùng cũng hết
GV nêu câu hỏi với cả lớp: kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách
Hoạt động 2: Thực hành lọc nước
Mục tiêu: HS biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và hướng dẫn làm thực hành , thảo luận theo các bước trong SGK trang 56
Bước 2: 
Bước 3: 
Kết luận của GV: Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:
Than củi có tác dụng hấp thụ những mùi lạ và màu trong nước
Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan
Kết quả là nước đục trở thành nước trong, nhưng phương pháp này không làm chết được các vi khuẩn gây bệnh có trong nước. Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch
Mục tiêu: HS kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK trang 57 và trả lời vào phiếu học tập
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
Bước 2:
GV gọi một số HS lên trình bày
GV chữa bài
GV yêu cầu HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch và nhắc lại dây chuyền này theo đúng thứ tựư
Kết luận của GV: quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước
Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm
Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước bằng dàn khử sắt và bể lắng
Tiếp tục loại các chất không tan trong nước bằng bể lọc
Khử trùng bằng nước gia-ven
Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác được chứa trong bể
Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm
Hoạt động 4:
Mục tiêu:HS hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống
Cách tiến hành:
GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:
Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?
Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?
Kết luận của GV: nếu được sản xuất từ nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại các chất không tan trong nước và khử trùng. Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chất sắt và chất độc khác. Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước
IV.Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Bảo vệ nguồn nước
HS trả lời
HS nhận xét
HS trả lời
HS trả lời
HS thực hành theo nhóm
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã được lọc và kết quả thảo luận
Các nhóm đọc thông tin và trả lời vào phiếu học tập
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập
HS thực hiện
HS trả lời
HS trả lời
Rút kinh nghiệm: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1 - Kiến thức - Kĩ năng: 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước 
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thốt nước thải 
+ Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
2 - Giáo dục: - Có ý thức bảo vệ nguồn nước sử dụng .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 58, 59 SGK
Giấy A0 đủ cho các nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS
III/ Hoạt động dạy và học 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I. Ổn định lớp:
II. KTBC : 
Một số cách làm sạch nước
Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
GV nhận xét, chấm điểm 
III.Bài mới:
*Giới thiệu bài
 những việc nên và không nên làm 
để bảo vệ nguồn nước
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước
Kết luận của GV:để bảo vệ nguồn nước cần
Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước
Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước
Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước
Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước
Mục tiêu: HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cổ động cùng bảo vệ nguồn nước
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước
Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước
Phân công từng thành viên của nhómvẽ hoặc viết từng phần của bức tranh
Bước 2: Thực hành
GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia
Bước 3: Trình bày và đánh giá 
GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. Tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng
IV.Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Tiết kiệm nước
HS trả lời
HS nhận xét
Hai HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
Phần trả lời của HS cần nêu được:
Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước:
Hình 1: đục ống nước sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước
Hình 2: đổ rác xuống ao sẽ làm nước ao bị ô nhiễm, cá và các sinh vật khác bị chết 
Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước:
Hình 3: vứt rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa tiết kiệm vừa bảo vệ được môi trường đất vì những chai lọ, túi nhựa rất khó bị phân huỷ, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh
Hình 4: nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm
Hình 5: khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản
Hình 6: xây dựng hệ thống thoát nước thải, sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn
Các nhóm teo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục thực hiện, nếu cần
Rút kinh nghiệm: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 14 Thứ sáu , ngày tháng năm 
 Lịch sử
 NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1 - Kiến thức - Kĩ năng: 
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đơ vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hồng nhường ngơi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đơ là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt 
2 - Giáo dục: - Tự hào về lịch sử nước nhà .
II.CHUẨN BỊ:
Tìm hiểu thêm về cuộc kết hôn giữa Lý Chiêu Hoàng & Trần Cảnh; quá trình nhà Trần thành lập.
Phiếu học tập
Họ và tên: ..
Lớp: Bốn 4
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy đánh dấu x vào o sau những chính sách được nhà Trần thực hiện:
+ Đứng đầu nhà nước là vua. 
o
+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. o
+ Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. o
+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có 
điều oan ức hoặc cầu xin. o
+ Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã. o
+ Trai tráng lên 18 tuổi được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất,
khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. o
III-Các Hoạt Động Dạy – Học Chủ Yếu:
TG
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Oån định :
KTBC :
Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077)
Nguyên nhân nào khiến quân Tống xâm lược nước ta?
Hành động giảng hoà của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa như thế nào?
GV nhận xét.
III.Bài mới: 
* Giới thiệu: 
 Nhà Lý suy yếu, triều đình lục đục, nhân dân sống cơ cực, giặc giã phương Nam quấy phá do đó sự ra đời của nhà Trần là một tất yếu lịch sử để củng cố sức mạnh của dân tộc.
Hoạt động1: Nhà Trần thành lập 
Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
Hoạt động 2: Công cuộc đổi mới và phát triển 
Hoạt động nhóm
Dưới thời nhà Trần, chính sách quân đội đã được quan tâm như thế nào? Vì sao?
Chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời nhà Trần? Vì sao?
Hoạt động 3: Quan hệ vua , quan và dân chúng :
Hoạt động cả lớp
Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan & dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
IV.Củng cố 
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
V.Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài: Nhà Trần & việc đắp đê.
HS trả lời
HS nhận xét
HS làm phiếu học tập
HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên báo cáo.
Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến thỉnh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua & các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ.
HS trả lời
Rút kinh nghiệm: 
..
Tuần 14 Thứ sáu , ngày tháng năm 
 Địa lí 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1 - Kiến thức - Kĩ năng: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
+ Trồng nhiều ngơ, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuơi nhiều lợn và gia cầm.
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3, nhiệt độ dưới 20 độ C, từ đĩ biết đồng bằng Bắc Bộ cĩ mùa đơng lạnh.
HS khá, giỏi: 
- Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân cĩ kinh nghiệm trồng lúa.
- Nêu thứ tự các cơng việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
2.Thái độ: - Tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
III- Các Hoạt Động Dạy – Học Chủ Yếu:
TG
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Oån định :
KTBC :
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Nêu những đặc điểm về nhà ở, làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
Mức độ tập trung dân số cao ảnh hưởng như thế nào tới môi trường?
Lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? 
GV nhận xét
Bài mới: 
-Giới thiệu: 
 Chúng ta đã biết về nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Bài học này sẽ giúp các em biết hoạt động sản xuất của người dân nơi đây có gì khác với người dân miền núi.
Trồng lúa gạo là công việc chính của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Nhờ có nhiều thuận lợi nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa (nơi trồng nhiều lúa) thứ hai của cả nước.
Hoạt động1: vựa lụa lớn thứ hai của đất nước
Hoạt động cá nhân
+Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lụa lớn thứ hai của đất nước?
+Nêu tên các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân?
* GV giải thích thêm về đặc điểm sinh thái của cây lúa nước, về một số công việc trong quá trình sản xuất ra lúa gạo để HS hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo, sự công phu, vất vả của những người nông dân trong việc sản xuất ra lúa gạo.
Hoạt động 2: cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
GV giải thích: Do ở đây có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo & các sản phẩm phụ của lúa gạo nên nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt.
Hoạt động 3: các loại rau xứ lạnh
Làm việc nhóm
+Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ có đặc điểm gì? Vì sao?
Quan sát bảng số liệu & trả lời câu hỏi trong SGK.
+Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi & khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
+Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? 
(GV gợi ý: Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó cũng được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ)
GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đối với thời tiết của đồng bằng Bắc Bộ.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
IV.Củng cố 
*GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.
V.Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2)
HS trả lời
HS nhận xét
HS dựa vào SGK, tranh ảnh & vốn hiểu biết, trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
HS dựa vào SGK, tranh ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét & bổ sung.
Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lich_su_dia_li_khoi_4_tuan_14.doc