Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 21 đến 40

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 21 đến 40

I. Mục đích: Học sinh biết:

1-Trình bày mây được hình thành như thế nào.

2- Giải thích được mưa từ đâu ra.

3-Phát biểu định nghĩa vòng tuần hòan của nước trong thiên nhiên.

II. Các hoạt động dạy học :

KTBC:

Nước trong thiên nhiên tồn tại ở những thể nào ? Ở cả 3 thể , nước có chung tính chất gì?Ở thể rắn , nước có t/c gì khác ?

 vẽ sơ đồ chuyển thể của nước và trình bày .

Giới thiệu bài :

*Tìm hiểu về sự hình thành của mây .

 Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi, Từng em tìm hiểu câu chuyện : Cuộc phiêu lưu của giọt nước, sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại cho nhau nghe. Lớp nhận xét, Giáo viên hỏi: Mây được hình thành như thế nào ? Nước mưa từ đâu ra? GV chốt lại như ( Trang 47 – SGK).

*Tìm hiểu mưa từ đâu ra ?

Làm việc theo 4 nhóm , thảo luận

+ Mưa từ đâu ra ?

+Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên diễn ra như thế nào ?

+Khi nào có tuyết rơi ?

*Trò chơi Tôi là giọt nước

phân vai như sau: Giọt nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa. Các nhóm thảo luận lời thọai cho từng nhân vật.

+Tại sao ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình .

*Ccố , dặn dò :

Hs đọc mục bạn cần biết .

 Chuẩn bị cho tiết sau .

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 17/01/2022 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 21 đến 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 21 – BA THỂ CỦA NƯỚC
Mục đích: Học sinh biết:1-Đưa ra những ví dụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí. Nhận biết ra tính chất của nước khi tồn tại ở 3 thể.
2-Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
3-Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
4-Vẽ sơ đồ sự chuyển thể ở nước.
Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên :nước nóng , phiếu thảo luận -Học sinh :cốc , đĩa .
Các hoạt động dạy học :
KTBC: trò chơi “ trúc xanh “ 
Giới thiệu bài : 
* Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại
+Lấy khăn ướt lau bảng , nhận xét mặt bảng ?
Chia lớp thành 6 nhóm .
GV đổ nước sôi vào cốc cho các nhóm –quan sát .
KL: nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí .
Hs nêu ví dụ .
* Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại
HS quan sát hình 4,5. 
+nước trong khay lúc này ở thể nào ? 
+Để làm đựơc khay đá em phải làm gì ?
Hiện tượng gì xảy ra sau vài giờ ? 
+Nước ở thể rắn có hình dạng thế nào ? 
+Qua hình 4,5 em rút ra điều gì ? Lấy ví dụ thực tế .
+Nước trong thiên nhiên tồn tại ở những thể nào ? 
Ở cả 3 thể , nước có chung tính chất gì?
Ở thể rắn , nước có t/c gì khác ?
*Thực hành vẽ sơ đồ chuyển thể của nước .
Hs vẽ theo nhóm , đại diện nhóm trình bày .
Gv kết luận sự chuyển thể của nước dựa vào sơ đồ .
*Ccố , dặn dò : 
Hs đọc mục bạn cần biết . 
22 –MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
 MƯA TỪ ĐÂU RA?
Mục đích: Học sinh biết:
1-Trình bày mây được hình thành như thế nào..
2- Giải thích được mưa từ đâu ra.
3-Phát biểu định nghĩa vòng tuần hòan của nước trong thiên nhiên.
Các hoạt động dạy học : 
KTBC:
Nước trong thiên nhiên tồn tại ở những thể nào ? Ở cả 3 thể , nước có chung tính chất gì?Ở thể rắn , nước có t/c gì khác ?
 vẽ sơ đồ chuyển thể của nước và trình bày .
Giới thiệu bài : 
*Tìm hiểu về sự hình thành của mây .
 Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi, Từng em tìm hiểu câu chuyện : Cuộc phiêu lưu của giọt nước, sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại cho nhau nghe. Lớp nhận xét, Giáo viên hỏi: Mây được hình thành như thế nào ? Nước mưa từ đâu ra? GV chốt lại như ( Trang 47 – SGK).
*Tøìm hiểu mưa từ đâu ra ? 
Làm việc theo 4 nhóm , thảo luận 
+ Mưa từ đâu ra ?
+Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên diễn ra như thế nào ?
+Khi nào có tuyết rơi ?
*Trò chơi Tôi là giọt nước 
phân vai như sau: Giọt nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa. Các nhóm thảo luận lời thọai cho từng nhân vật.
+Tại sao ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình .
*Ccố , dặn dò : 
Hs đọc mục bạn cần biết . 
 Chuẩn bị cho tiết sau . 
 TUẦN 12 
 23 – SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC 
 TRONG THIÊN NHIÊN
Mục đích: Học sinh biết:
1-Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ. 
2-Vẽ hình và trình bày sơ đồ: vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên : sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên. 
Các hoạt động dạy học :
KTBC: + Mưa từ đâu ra ?
+Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên diễn ra như thế nào ?
+Khi nào có tuyết rơi ?
Giới thiệu bài : 
*Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên. 
Học sinh quan sát hình 48 SGK và liệt kê các cảnh chính được vẽ .
 giáo viên lưu ý học sinh quan sát từ trên – dưới, trái – phải. 
Giáo viên treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
Học sinh chỉ sơ đồ nói về sự bay hơi của nước trong tự nhiên. Giáo viên kết luận / sgk 
 * Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Giáo viên chia học sinh thành nhiều nhóm đôi – vẽ vào bản bóng – gắn lên bảng, trình bày , 
Học sinh bổ sung, giáo viên nhận xét.
*Củng cố , dặn dò : 
 Hs đọc mục bạn cần biết . 
 Chuẩn bị cho tiết sau . 
24 – NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
Mục đích: Học sinh có khả năng:
1-Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
2-Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông, công nghiệp và vui chơi giải trí.
Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên+Học sinh : sưu tầm tranh ảnh về vai trò của nước 
Các hoạt động dạy học :
KTBC: 
+ Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và trình bày .
Giới thiệu bài : 
* Tìm hiểu vai trò của nước.
Dán tranh đã sưu tầm theo 3 nhóm Đv-Tv-người 
Chia lớp thành 6 nhóm , thảo luận :
+Tìm hiểu, trình bày vai trò của nước đ/ v cơ thể người 
+Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đ/ v đvật ?
+Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đ/ v Tvật ?
 * Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất công, nông nghiệp và vui chơi giải trí.
+Con người sử dụng nước vào những việc gì khác ? 
 Hsinh trả lời , Gv ghi theo các nhóm sau : 
-Vệ sinh thân thể .
-Vui chơi giải trí .
Sản xuất nông nghiệp .
-Sản xuất công nghiệp .
Hs đưa ra những dẫn chứng về vai trò của nước .
GVKL: Con người cần nước nên chúng ta phải bảo vệ nguồn nước .
*Củng cố , dặn dò : 
 HS thực hành bài tập 1,2/vbt 
 Hs đọc mục bạn cần biết . 
 Chuẩn bị cho tiết sau . 
TUẦN 13 25–NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Mục đích: Học sinh biết:
1-Phân biệt nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
2-Giải thích tại sao nước sông , hồ thường đục và không sạch.
3- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước không sạch.
Đồ dùng dạy học:
-Học sinh ( theo nhóm ): 1 chai nước ao , hồ , 1 chai nước giếng 
 	2 chai không , 2 phễu , 2 miếng bông 
Các hoạt động dạy học :
+ Khởi động : hát 
+KTBC: 2 hs trả lời câu hỏi / sgk 
+ Giới thiệu bài : 
* Tìm hiểu về một số đđiểm của nước trong tự nhiên 
 Cách tiến hành. Cho học sinh quan sát trang 52 SGK, tìm hiểu cách làm thí nghiệm. Các nhóm làm thí nghiệm, giáo viên theo dõi giúp đỡ.
 Sau khi các nhóm làm xong , GV kiểm tra và nhận xét và giúp đỡ û những nhóm làm chưa thành công . đại diện 2 nhóm lên trình bày và Gv kết luận như SGK trang 107.
* Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch
 +Không dùng SGK các em hãy đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiểm. ( Tiêu chuẩn về : màu, mùi, vị, vi sinh vật, các chất hòa tan).
 Học sinh làm việc theo 4 nhóm ghi vào bảng ép 
-Nhóm báo cáo kết quả – lớp nhận xét,
- Lớp mở sgk đối chiếu .
Giáo viên nhận xét chung.
+ Thế nào là nước sạch ? 
+Thế nào là nước bị ô nhiễm ?
GVGdục : Con người cần nước nên chúng ta phải bảo vệ nguồn nước .
*Củng cố , dặn dò : 
 -Hs đọc mục bạn cần biết . 
 - Chuẩn bị cho tiết sau . 
 26 – NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Mục đích: Học sinh biết:
1-Tìm ra nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển bị ô nhiễm.
2-Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
3- Nêu tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên +Học sinh : Sưu tầm thông tin về ng nhân làm nước ở đ phương bị nhiễm bẩn .Tác hại của nó .
Các hoạt động dạy học :
+ Khởi động : hát 
+KTBC: 2 hs trả lời câu hỏi / sgk 
+ Giới thiệu bài : 
* Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. 
Học sinh làm việc theo 4 nhóm
+Hình nào cho biết nước sông ,biển , kênh rạch bị nhiễm bẩn ? nguyên nhân ? 
+Hình nào cho biết nước máy , nước ngầm bị nhiễm bẩn ? nguyên nhân ? 
+ Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn ? nguyên nhân ? 
 Đại diện các nhóm lên trình bày và Gv kết luận
Nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm ở đ/p ta? 
* Tìm hiểu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
Học sinh làm việc theo yêu cầu:
Quan sát sgk , thông tin sưu tầm được trả lời :
+Điều gì sẽ xảõy ra đối với sức khoẻ con người khi nguồn nước bị ô nhiễm?
Học sinh làm việc theo nhóm 4 – nhóm báo cáo kết quả – lớp nhận xét, Giáo viên nhận xét chung.
*Củng cố , dặn dò : 
 Nước bị ô nhiễm vì sao ? 
 -Hs đọc mục bạn cần biết . 
 - Chuẩn bị cho tiết sau . 
TUẦN 14 27– MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
Mục đích: Học sinh biết:
1-Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
2-Nêu được tác dụng của từng giai đọan trong cách lọc nước đơn giản.
3-Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
Đồ dùng dạy học:
 -Học sinh :chuẩn bị như Hình trang 56 – 57 –SGK.(theo nhóm )
Các hoạt động dạy học :
+ Khởi động : hát 
+KTBC: 2 hs trả lời câu hỏi / sgk 
+ Giới thiệu bài : 
* Tìm hiểu một số cách làm sạch nước..
+Kể ra một số cách làm sạch nước mà gđình em đã sử dụng ?
 HS trình bày nhiều em , lớp nhận xét, GV nhận xét chung và chốt lại: ( Thông thường có ba cách làm sạch nước: Lọc nước bằng bông , các để tách các chất hòa tan. Khử trùng nước để diệt vi khuẩn, đun sôi để diệt vi khuẩn.).
+ Kể ra một số cách làm sạch nướcvà tác dụng của các cách đó ?
* Thực hành lọc nước
 GV hướng dẫn cách lọc , sau đó cho HS làm việc theo 4 nhóm, các nhóm tiến hành lọc nước, GV theo dõi giúp đỡ, lớp nhận xét, GV nhận xét chung và chấm điểm nhóm.
*Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch 
Quan sát sgk , thông tin sưu tầm được trả lời :
Các g. đoạn của dây chuyền sxuất nước sạch 
Thông tin 
6.
5.bể chứa 
1.trạm bơm đợt 1
2.Dàn khử sắt , bể lắng 
3.
4.Sát trùng 
Phân pho ... ầm các tranh , ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước , không khí trong sinh hoạt , lao động sản xuất và vui chơi , giải trí .- Giấy khổ to , bút màu đủ dùng cho các nhóm .
III/CÁC HOẠT ĐỘNG : 
1. Khởi động : Hát .
 Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . 
Hoạt động 1 : Trò chơi Ai nhanh , ai đúng ? .
- Chia nhóm , phát hình vẽ Tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn thiện cho các nhóm .
- Cho điểm cá nhân , công bố nhóm thắng cuộc ( nhiều em được điểm cao ) .
Hoạt động 2 : Triển lãm .
- Lưu ý : Trình bày sản phẩm sao cho vừa đẹp , vừa khoa học .
- Nhận xét , cho điểm nhóm , các cá nhân xuất sắc . 
Hoạt động 3 : Vẽ tranh cổ động .
- Đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ , đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia .
- Nhận xét , đánh giá , cho điểm .
4. Củng cố Dặn dò: nhận xét tiết học .
TUẦN 18 KHOA HỌC: 35 – KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
Mục đích: Học sinh biết:
1-Làm thí nghiệm để chứng minh: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. Muốn sự cháy diễn ra liên tục , không khí phải được lưu thông.
2-Vai trò của khí ni – tơ đối với sự cháy.
3-Nêu ứng dụng thực tế của không khí đối với sự cháy.
Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên : 2 lọ thuỷ tinh,2 cây nến, 1 lọ thuỷ tinh không đáy , đế kê.
Các hoạt động dạy học :
+ Khởi động : hát 
+KTBC: 2 hs trả lời câu hỏi / sgk 
+ Giới thiệu bài : 
* Tìm hiểu vai trò của ô xy đ/v sự cháy 
Học sinh làm thí nghiệm- 4 nhóm- ghi kết quả vào bảng :
Kích thước lọ thuỷtinh 
Thời gian cháy 
Giải thích 
-To 
-nhỏ 
-cháy lâu
-Cháy ít hơn 
-Có nhiều k.khí 
-Có ù ít không khí 
 * Chốt :càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy .
* Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống
Hs thảo luận theo 4 nhóm như HĐ1 
Hs làm thí nghiệm như mục I trang 70. Nêu kết quả . 
+Vì sao ngọn lửa bị tắt ? 
+Vì sao khi thay đế ly ,ngọn lửa lại cháy liên tục ?
Gv : khi đun bếp củi , để lửa cháy tốt , ta cần khơi thông Thực tế : cổ đèn có các khe hở , lồng đèn ,
Chốt :Để duy trì sự cháy , cần liên tục cung cấp không khí *Củng cố , dặn dò : -Trò chơi tiếp sức hoàn thành các ý trong mục bạn cần biết .- Nêu ghi nhớ SGK .- Nhận xét tiết học .
 KHOA HỌC: 36 – KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
Mục đích: học sinh biết:
1-Nêu dẫn chứng minh người, động vật , thực vật đều cần không khí để thở.
2-Xác định vai trò của khí ô- xi với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong cuộc sống.
Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên +Học sinh :sưu tầm tranh người thở ôxy .
Các hoạt động dạy học :
+ Khởi động : hát 
+KTBC: 2 hs trả lời câu hỏi / sgk 
+ Giới thiệu bài : 
* Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người.
HS làm việc cả lớp theo phần thực hành trang 72- SGK.
 HS trình bày nhiều em, lớp nhận xét, GV nhận xét chung . 
Chốt : Không khí có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: Cần để thở, nếu thiếàu k2 ngườ ta sẽ bị ngạt thở , chết .
Nêu ứng dụng kkhí cần cho đời sống con người . (xe có cửa, lặn biển có bình oxy , )
* Tìm hiểu vai trò của không khí đối với đời sống thực vật, động vật.
GV yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi 72- SGK : Tại sao sâu bọ và và cây trong bình bị chết? 
Vai trò của không khí đối với động vật ( thực vật)?
Hãy nêu một số trường hợp phải dùng bình ô- xi? ( Khi cấp cứu bệnh nhân ).
HS trình bày , lớp nhận xét, GV nhận xét chung và chốt : Đvật cần có oxy để thở 
*Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình oxy 
Hs quan sát theo cặp ,trao đổi : tên dụng cụ , 
+Thành phẩn nào trong kh.khí quan trọng nhất đvới sự thở ? 
+Trường hợp nào ta thở bằng oxy ? hs trình bày , giới thiệu tranh sưu tầm .
Gv chốt : sgk 
*Củng cố , dặn dò :Nêu ghi nhớ SGK - Nhận xét tiết học .
KHOA HỌC: 37 – TẠI SAO CÓ GIÓ
Mục đích: học sinh biết:
1-Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió. 
2-Giải thích tại sao có gió?
3-Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên : chong chóng, nến nhang, hộp đối lưu. Hình 74, 75- SGK 
-Học sinh :
Các hoạt động dạy học :
 -Khởi động, kiểm tra : giáo viên cho học sinh chơi trò chơi muôn tâu bệ hạ, GV kiểm tra bài cũ HS một cách nhẹ nhàng, rồi nhận xét , chấm điểm. 
 -Hoạt động 1: Chơi chong chóng. Mục tiêu: 1
 Giáo viên cho học sinh chơi theo 4 nhóm và theo yêu cầu sau đây:
+Khi nào chong chóng quay – không quay?
+Khi nào chong chóng quay nhanh, chậm? Giáo viên theo dõi khen những em có chong chóng quay nhanh nhất. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét chung. Giáo viên kết luận ( không có gió thì chong chóng không quay. Gió mạnh thì chong chóng quay nhanh, gió yếu thì chong chóng quay chậm.).
 -Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió. Mục tiêu: 2.
 Giáo viên để học sinh thảo luận nhóm 4, học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, theo câu hỏi SGK. Đại diện nhóm báo cáo, học sinh nhận xét – giáo viên kết luận. ( ta chạy-> không khí chuyển động -> chong chóng quay).
 -Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. Mục tiêu: 3.
 Học sinh làm việc theo cặp, học sinh trình bày, nhận xét. Giáo viên nhận xét và kết luận: ( Sự chênh lệnh nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.).
Củng cố – Dặn dò :
-Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem trước bài mới và chuẩn bị cho tiết học sau. 
KHOA HỌC: 38 – GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO
Mục đích: Học sinh biết: 
1-Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ. 
2-Nói về những thiệt hại do dông bão gây ra và cách phòng chống bão.
Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên : hình trang 76, 77 – SGK phiếu học tập, tranh ảnh về dôngbão
-Học sinh :
Các hoạt động dạy học :
 -Khởi động, kiểm tra : chơi trò chơi trán cầm tay, GV kiểm tra bài cũ một số HS, chấm điểm và nhận xét về việc học ở nhà của các em.
 -Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió. Mục tiêu 1 
 Học sinh đọc sách giáo khoa mục bạn cần biết, GV cho học sinh làm việc theo 4 nhóm tìm hiểu: Các cấp gió và tác động của nó theo phiếu.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, lớp nhận xét, GV nhận xét chung.
 -Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thiệt hại của bão và cách phòng, chống bão.
 Học ính làm việc cá nhân, học sinh nêu tác hại, hay cách phòng, giáo viên ghi bảng , lớp nhận xét. Giáo viên chốt lại như mục bạn cần biết 77 – SGK. 
 -Hoạt động 3: Trắc nghiệm giáo viên cho học sinh ghép phần lời chú thích rồi cho học sinh tiếp sức gắn sao cho phù hợp. Giáo viên nhận xét sửa chữa.
Củng cố – Dặn dò :
 -Giáo viên nhận xét tiết học
 -Tuyên dương những em học tập tích cực. 
KHOA HỌC: 39 – KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
Mục đích: Học sinh biết:
1-Phân biệt không khí sạhc và không khí bẩn.
2-Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn baafu không khí.
Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên : hình trang 78, 79 – SGK 
-Học sinh : sưu tầm tranh ảnh liên quan
Các hoạt động dạy học :
 -Khởi động, kiểm tra : Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi chim bay cò bay, GV kiểm tra bài cũ một số HS, chấm điểm và nhận xét về việc học ở nhà của các em.
 -Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí sạch, bẩn. Mục tiêu: 1.
 Học sinh làm việc theo cặp, các em quan sát tranh SGK – 78 – 79 – chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch ô nhiễm. Học ính trình bày, lớp nhận xét giáo viên nhận xét chung.( H1, H3: ô nhiểm, H2: trong lành).
 -Hoạt động 2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
 Mục tiêu học sinh dựa vào những hiểu biết thực tế để nêu nguyên nhân làm không khí ô nhiễm, HS trình bày, lớp nhận xét, GV nhận xét chung và chốt lại.
 (Do khói độc, khí độc, bụi bẩn, vi khuẩn.)
 IV- Củng cố – Dặn dò:
 -Giáo viên nhận xét tiết học.
 -Tuyên dương những bạn học tốt.
 KHOA HỌC: 40 – BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
Mục đích: học sinh biết:
1-Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
2-Vẽ tranh cổ đoojng tuyên truyền bảo vệ vầu không khí trong sạch.
Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên : hình 80, 81 – SGK, giấy vẽ
-Học sinh :
Các hoạt động dạy học :
 -Khởi động, kiểm tra : giáo viên cho học sinh hát bài ngày đầu tiên đi học, GV khéo léo kiểm tra bài cũ một số HS, và nhận xét về thái độ học tập ở nhà của HS.
 -Hoạt động 1: Biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành. Mục tiêu: 1.
 Học sinh làm việc theo nhóm 2, quan sát từng hình SGK – 80, 81 tìm hiểu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.
 Học sinh trình bày miệng cho từng hình từ H1 – H7. lớp nhận xét giáo viên nhận xét chung. Giáo viên kết luận : ( Phòng chống ô nhiễm bằng cách thu gom và xử lí rác, phân hợp lí. Giảm lượng khí độc hại của động cơ xăng dầu, khói bếp. Bảo vệ rừng, trồng cây).
 -Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động. Mục tiêu: 3.
 Học sinh vẽ tranh theo 6 nhóm – vẽ tranh. Giáo viên gợi ý đề tài, cách vẽ.
 Học sinh làm việc theo nhóm – tự phân công việc, trưng bày sản phẩm.
 Học sinh nhận xét. Giáo viên chấm điểm nhóm, nhận xét.
 IV-Củng cố – Dặn dò:
 -Giáo viên tuyên dương những em học tập tốt.
 -GV nhận xét và đánh giá tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_bai_21_den_40.doc