Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm 2022

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm 2022

Bài: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trườngnhư: lấy ô-xi, thức ăn, nước uống, thải ra khí các-bô-nic, phân và nước tiểu.

- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường và giải thích ý nghĩa của sơ đồ này.

- Bồi dưỡng cho Hs lòng ham mê nghiên cứu khoa học.

*GDBVMT: Giáo dục HS biết trồng và bảo vệ nhiều cây xanh, để làm cho bầu không khí trong lành. Biết bảo vệ nguồn nước sạch.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Hình vẽ trang 6,7 SGK

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 179 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm 2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Ngày dạy: / /2022
Bài: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
- Kể những điều kiện về tinh thần cần cho sự sống của con người.
- Có ý thức giữ gìn các điều kiện về vật chất và tinh thần.
* GDBVMT: Bảo vệ môi trường giúp đảm bảo các điều kiện cần cho sự sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 4, 5 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Bài mới: 
- Giới thiệu chương trình môn Khoa học.
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Biết con người cần gì để sống
- Yêu cầu HS thảo luận trong 2 phút: Con người cần gì để duy trì sự sống?
- Gọi HS trình bày 
- Gọi HS nhận xét
- Hỏi: 
+ Nếu chúng ta bịt mũi lại thì chúng ta thấy như thế nào? Em nhịn thở được trong bao lâu?
+ Nếu nhịn ăn, nhịn uống em cảm thấy như thế nào?
+ Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sao?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, kết luận: Những điều kiện cần để con người sống, phát triển là:
+ Điều kiện vật chất: thức ăn, nước uống.
+ Điều kiện tinh thần: tình cảm gia đình, bạn bè làng xóm, 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần.
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 5 ở SGK và trả lời: Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con người cần những gì?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, kết luận: Ngoài những yếu tố mà động vật và thực vật cần để sống như: không khí, thức ăn, nước, Con người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn hóa, xã hội và những tiện nghi khác: nhà ở, trường học, bệnh viện,
Hoạt động 3: Trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”. 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức con người cần gì để sống?
- GV chia nhóm, nêu luật chơi: Mỗi nhóm 6 HS. GV phát các bảng vẽ những túi các em sẽ thảo luận và ghi câu trả lời vào những túi. Nhóm nào nhiều ý đúng nhóm đó chiến thắng.
Câu hỏi: Khi đi du lịch ở hành tinh khác em sẽ mang theo những gì?
- Tổ chức trò chơi
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Ngoài những yếu tố mà động vật và thực vật cần để sống như: không khí, thức ăn, nước, Con người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn hóa, xã hội. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó?
- Nhận xét
- Chuẩn bị tiết bài: Trao đổi chất ở người.
- Nhận xét tiết học.
- Hát 
- Theo dõi
- Lắng nghe, nêu lại tựa
- Thảo luận: Con người cần: không khí, thức ăn, nước uống, quần áo,
- Trình bày
- Nhận xét
- Trả lời:
+ Thấy khó chịu. 3-4 phút
+ Đói, không học nỗi
+ Buồn chán
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Trả lời: Con người còn cần: thư giãn, nhà ở, trường học, bệnh viện,
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Theo dõi
- Tham gia trò chơi
- Nhận xét
- Lắng nghe, vỗ tay
- Trả lời: Chúng ta cần giữ gìn môi trường xung quanh, các công trình cong cộng, tiết kiệm nước, yêu thương mọi người,
- Lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện
- Lắng nghe.
Tuần 1
Tiết 2
Ngày dạy: / /2022
Bài: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trườngnhư: lấy ô-xi, thức ăn, nước uống, thải ra khí các-bô-nic, phân và nước tiểu.
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường và giải thích ý nghĩa của sơ đồ này.
- Bồi dưỡng cho Hs lòng ham mê nghiên cứu khoa học.
*GDBVMT: Giáo dục HS biết trồng và bảo vệ nhiều cây xanh, để làm cho bầu không khí trong lành. Biết bảo vệ nguồn nước sạch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 6,7 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Con người cần gì để sống?
- Hỏi: 
+ Con người cần gì để sống?
+ Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Làm việc theo bốn
Mục tiêu: Kể được những gì hàng ngày cơ thể ta lấy vào và thải ra trong quá trình sống. Nêu được quá trình trao đổi chất
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1 SGK thảo luận trong 2 phút: 
+ Kể tên những vật vẽ trong hình 4 SGK.
+ Trong quá trình sống con ngươì lấy vào những gì và thải ra những gì ?
- Gọi HS trình bày 
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, kết luận: Hàng ngày cơ thể ngươì phải lấy từ môi trường thức ăn ,nước uống ,ô xivà thải ra môi trường phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
- Hỏi: Quá trình trao đổi chất là gì ?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, kết luận: Nhờ có quá trình trao đổi chất mà con ngươì mới sống được. 
Hoạt động 2: Trò chơi "Ghép chữ vào sơ đồ "
Mục tiêu: Giúp HS nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
- GV chia lớp làm 4 nhóm, phát thẻ ghi chữ cho HS yêu cầu các nhóm:
+ Thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
+ Hoàn thành sơ đồ.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương nhóm chiến thắng.
Hoạt động 3: Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
Mục tiêu: HS thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở người với môi trường xung quanh.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 2 phút,vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Thế nào là quá trình trao đổi chất?
- Nhận xét
- Chuẩn bị tiết bài: Trao đổi chất ở người (tiếp theo)
- Nhận xét tiết học.
- Hát 
- Trả lời:
+ Con người cần: không khí, thức ăn, nước uống, quần áo,
+ Chúng ta cần giữ gìn môi trường xung quanh, các công trình cong cộng, tiết kiệm nước, yêu thương mọi người,
- Nhận xét
- Tuyên dương
- Lắng nghe, nêu lại tựa
- Thảo luận: 
+ Nhìn hình và kể
+ Con người phải lấy từ môi trường thức ăn ,nước uống ,ô xivà thải ra môi trường phân, nước tiểu, khí các-bô-níc
- Trình bày
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Trả lời: Trong quá trình sống, con người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, ô xivà thải ra môi trường các chất thừa, cặn bã. Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Tham gia trò chơi
- Nhận xét
- Lắng nghe, vỗ tay
- Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở người
- Trình bày
- Nhận xét
- Lắng nghe, vỗ tay
- Trả lời: Quá trình trao đổi chất là: trong quá trình sống, con người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, ô xivà thải ra môi trường các chất thừa, cặn bã.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện.
- Lắng nghe.
Tuần 2
Tiết 3
Ngày dạy: / /2022
Bài: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu một trong các cơ quan nói trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
- Biết cách ăn uống hợp lí để giúp cơ thể mình khỏe mạnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 8 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Trao đổi chất ở người.
- Hỏi: Thế nào là quá trình trao đổi chất?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Làm việc theo bốn
Mục tiêu: Kể tên và chức năng một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người.
- Yêu cầu HS quan sát các tranh trang 8 SGK thảo luận trong 2 phút: Trong trang 8 là hình những cơ quan nào? Cơ quan đó có chức năng gì?
- Gọi HS trình bày 
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Biết được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể người với môi trường 
- Phát phiếu bài tập yêu cầu các cặp HS hoàn thành sơ đồ trao đổi chất trang 9 trong 2 phút
- Hỏi: 
+ Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện? Nó lấy vào khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện? quá trình đó diễn ra như thế nào?
+ Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện? quá trình đó diễn ra như thế nào?
+ Nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngưng hoạt động thì điều gì sẽ xảy ra.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Các cơ quan nào trong cơ thể tham gia quá trình trao đổi chất? Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động?
- Nhận xét
- Chuẩn bị tiết bài: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất đường bột.
- Nhận xét tiết học.
- Hát 
- Trả lời: Quá trình trao đổi chất là: trong quá trình sống, con người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, ô xivà thải ra môi trường các chất thừa, cặn bã.
- Nhận xét
- Tuyên dương
- Lắng nghe, nêu lại tựa
- Thảo luận: 
+ Hình 1: Cơ quan tiêu hóa. Chức năng: tiêu hóa thức ăn.
Hình 2: Cơ quan hô hấp. Chức năng: trao đổi khí.
Hình 3: Cơ quan tuần hoàn. Chức năng: vận chuyển máu, ô-xi nuôi cơ thể.
Hình 4: Cơ quan bài tiết. Chức năng: bài tiết chất thải.
- Trình bày
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thảo luận hoàn thành sơ đồ trao đổi chất.
- Trả lời: 
+ Trao đổi khí do cơ quan hô hấp thực hiện. Cơ quan hô hấp lấy ô xi thải khí các- bô- níc
+ Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hóa thực hiện, lấy vào thức ăn, nước uống, thải ra phân
+ Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu thực hiện thải ra nước tiểu.
Nhờ cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng và khí ô xi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem chất độc từ các cơ quan đến cơ quan bài tiết thải ra ngoài.
+ Nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngưng hoạt động thì cơ thể sẽ chết.
- Nhận xét
- Lắng nghe, vỗ tay
- Trả lời: Các cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất: cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn,cơ quan bài tiết. Nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngưng hoạt động thì cơ thể sẽ chết.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện.
- Lắng nghe.
Tuần 2
Tiết 4
Ngày dạy: / /2022
Bài: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN.
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG.
I. Mục tiêu:
- Biết thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.
- Phân loại thức ăn dựa vào chất dinh dưỡng có trong thức ăn
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn,..
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần t ... - Biết và vẽ được một số chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh họa
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên
- Hỏi: 
+ Giữa lá ngô, châu chấu, ếch có mối quan hệ gì?
+ Yêu cầu Hs vẽ mũi tên để chỉ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia giữa lá ngô, châu chấu và ếch.
- Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và các yêu tố vô sinh trong tự nhiên
- Yêu cầu Hs quan sát tranh 1 trang 132 và thảo luận mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được.
- Nhận xét
- Chỉ vào tranh và nêu: Hình vẽ này thể hiện mối quan hệ về thức ăn của thực vật giữa các sinh vật với nhau và các yêu tố vô sinh trong tự nhiên.
- Hỏi: 
+ Thức ăn của bò là gì?
+ Giữa cỏ và bò có mối quan hệ gì?
+ Trong quá trình sống bò thải ra môi trường những gì? Có cần cho sự phát triển của cỏ không?
+ Nhờ đâu mà phân bò phân hủy?
- Nhận xét.
- Vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa phân bò, cỏ, bò
Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Yêu cầu HS quan sát tranh 2 trang 133 thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi: 
+ Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ
+ Sơ đồ thể hiện điều gì?
+ Chỉ và nói về quan hệ thức ăn trong sơ đồ
- Nhận xét: Đây là sơ đồ về một chuỗi thức ăn trong tự nhiên: cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác cáo là thức ăn của vi sinh vật. nhờ có các vi sinh vật này mà xác cáo thành các chất khoáng (chất vô cơ) lại trở thành thức an của cỏ. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều sinh vật, mỗi loài là một mắt xích thức ăn, mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích ở trước nó và bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.
- Hỏi:
+ Thế nào là chuỗi thức ăn?
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào?
- Nhận xét
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
- Yêu cầu HS nhóm bốn thi đua: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật. Nhóm nào có nhiều sơ đồ đúng thì nhóm đó chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị tiết bài: Ôn tập: Thực vật và động vật
- Nhận xét tiết học.
- Hát 
- Trả lời:
+ Lá ngô là thức ăn của châu chấu còn châu chấu là thức ăn của ếch.
+ Vẽ mũi tên để chỉ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia giữa lá ngô, châu chấu và ếch.
- Lắng nghe, vỗ tay
- Lắng nghe, nêu lại tựa
- Thảo luận
- Lắng nghe
- Theo dõi
- Trả lời: 
+ Cỏ
+ Cỏ là thức ăn của bò
+ Phân bò. Chất thải của bò có cần cho sự phát triển của cỏ
+ Vi sinh vật trong đất
- Lắng nghe
- Theo dõi
- Thảo luận: 
+ Cỏ, thỏ, cáo, vi khuẩn
+ Sinh vật này là thức ăn của sinh vật khác
+ Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác cáo là thức ăn của vi sinh vật.
- Lắng nghe
- Trả lời: 
+ Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều sinh vật, mỗi loài là một mắt xích thức ăn, mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích ở trước nó và bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.
+ Thực vật
- Lắng nghe
- Thi đua vẽ sơ đồ
- Lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện
- Lắng nghe.
Tuần 34
Tiết 67 + 68
Ngày dạy: / / 2023
Bài: ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
- Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa các sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.
- Vẽ, trình bày, hiểu sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
- Hiểu con người cũng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố con người trong chuỗi thức ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh họa
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Hỏi: Chuỗi thức ăn là gì? Nêu ví dụ về một chuỗi thức ăn
- Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Mối quan hệ thức ăn giữa nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã
- Yêu cầu Hs quan sát tranh trang 134, 135 nói về những hiểu biết của em về các con vật, cây trồng đó và thảo luận dựa vào mối quan hệ thức ăn giữa cây lúa và các con vật có trong các hình để xây dựng sơ đồ về các chuỗi thức ăn.
- Nhận xét
- Hỏi: 
+ Các sinh vật mà các em vừa nêu đều có mối liên hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Mối quan hệ đó được bắt đầu từ sinh vật nào?
+ Gọi HS lên bảng sử dụng mũi tên và chữ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trên và giải thích sơ đồ đó.
+ Em có nhận xét gì về mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trông, động vật hoang dã với chuỗi thức ăn này?
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Vai trò của nhân tố con người - một mắc xích trong chuỗi thức ăn
- Yêu cầu HS quan sát tranh trang 136, 137 thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi: 
+ Hãy kể tên những gì em biết trong hình
+ Dựa vào hình trên hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có con người.
- Nhận xét
- Hỏi:
+ Con người có phải là một mắc xích trong chuỗi thức ăn không? Vì sao?
+ Việc săn bắt thú rừng, phá rừng dẫn đến tình trạng gì?
+ Điều gì xảy ra nếu mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
+ Thực vật có vai trò gì đối với sự sống trên trái đất?
+ Con người phải làm gì để đảm bảo sự công bằng trong tự nhiên?
- Nhận xét, kết: Con người cũng là một thành phần trong tự nhiên. Hoạt động của con người làm thay đổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn môi trường và sinh giới ở nhiều nơi. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên, bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, động vật, thực vật, rừng. Vì thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên trái đất bắt đầu từ thực vật.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ lưới thức ăn
- Yêu cầu HS: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật, trong đó có con người. 
- Hỏi: Lưới thức ăn là gì?
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị tiết bài: Ôn tập và kiểm tra cuối năm
- Nhận xét tiết học.
- Hát 
- Trả lời: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều sinh vật, mỗi loài là một mắt xích thức ăn, mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích ở trước nó và bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.
- Lắng nghe, vỗ tay
- Lắng nghe, nêu lại tựa
- Thảo luận
- Lắng nghe
- Trả lời: 
+ Lúa
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Nhóm vật nuôi cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn.
- Lắng nghe
- Thảo luận: 
+ Hình 7: Cả gia đình đang ăn cơm. Thức ăn có cơm, rau, 
Hình 8: Bò ăn cỏ
Hình 9: Chuỗi thức ăn: Tảo --- cá--- cá hộp
+ Bò ăn cỏ, bò là thức ăn của người
 Cá ăn tảo, cá là thức ăn của người
- Lắng nghe
- Trả lời: 
+ Có, vì con người sử dụng động vật, thực vật làm thức ăn và chất thải của con người là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
+ Động vật thực vật cạn kiệt, môi trường bị tàn phá
+ Làm ảnh hưởng tới sự sống của các sinh vật trong chuỗi thức ăn.
+ Thực vật có vai trò quan trọng trong sự sống trên trái đất
+ Con người phải bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, động vật, thực vật.
- Lắng nghe
- Vẽ sơ đồ
- Lưới thức ăn còn nhiều chuỗi thức ăn trong đó các chuỗi thức ăn có chung một mắt xích thức ăn
- Lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện
- Lắng nghe.
Tuần 35
Tiết 69 + 70
Ngày dạy: ./  / 2023
Bài: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. Mục tiêu:
- Củng cố về mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất.
- Khả năng phán đoán, giải thích một số hiện tượng về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
- Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
- Vai trò của không khí nước trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh họa
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập: Thực vật và động vật
- Hỏi:
+ Điều gì xảy ra nếu mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
+ Thực vật có vai trò gì đối với sự sống trên trái đất?
- Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Củng cố về mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh, vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất
- Yêu cầu Hs quan sát tranh trang 138 thảo luận:
1. Trình bày quá trình trao đổi chất của cây đối với môi trường.
2. Nhiệm vụ của rễ cây, thân, lá trong quá trình trao đổi chất
3. Vai trò của thực vật đối với sự sống trong trái đất.
- Nhận xét
Hoạt động 2: Ôn về nước, ánh sáng, không khí, sự truyền nhiệt
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của phần liên hệ thực tế trang 139 SGK
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, kết: 1 – b, 2 – b
- Hỏi: Làm thế nào để cốc nước nóng nguội đi nhanh?
- Nhận xét 
Hoạt động 3: Ôn các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
- Tổ chức trò chơi: Chiếc thẻ dinh dưỡng
* Luật chơi: Mỗi đội cử 3 bạn, GV dán sẵn các thẻ có ghi chất dinh dưỡng, sau đó các bạn của mỗi đội sẽ tìm những thức ăn có chứa chất dinh dưỡng đó và gắn vào xung quanh thẻ ghi chất dinh dưỡng. Đội nào có nhiều đáp án đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 4: Ôn vai trò của không khí và nước
- Tổ chức trò chơi
* Luật chơi: Mỗi đội cử 3 bạn, các bạn sẽ thảo luận để nói về vai trò của nước hoặc của không khí. Đội nào có nhiều ý đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Hát 
- Trả lời: 
+ Làm ảnh hưởng tới sự sống của các sinh vật trong chuỗi thức ăn.
+ Thực vật có vai trò quan trọng trong sự sống trên trái đất
- Lắng nghe, vỗ tay
- Lắng nghe, nêu lại tựa
- Thảo luận:
1. Trong quá trình trao đổi chất thực vật lấy khí các-bô-níc, nước, các chất khoáng từ môi trường và thải ra môi trường khí ô-xi, hơi nước, các chất khoáng khác.
2. Trong quá trình trao đổi chat của cây. Rễ hút nước và các chất khoáng hòa tan trong đất để nuôi cây. Thân vận chuyển nước, các chất khoáng từ rễ lân các bộ phận của cây. La dùng năng lượng ánh sáng Mặt Trời hấp thụ khí các-bô-níc để tạo thành các chất hữu cơ để nuôi cây.
3. Thực vật là cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thự vật.
- Lắng nghe
- Trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Trả lời: + Đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh.
+ Thổi cho nước nguội.
+ Rót nước vào cốc to hơn để nước bốc hơi nhanh hơn.
+ Để cốc nước ra trước gió.
+ Cho thêm đá vào cốc nước.
- Lắng nghe
- Tham gia trò chơi
- Lắng nghe, vỗ tay
- Tham gia trò chơi
- Lắng nghe, vỗ tay
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_2022.docx