Giáo án Khoa học Lớp 4 - Học kỳ II - Trường TH Trần Quốc Toản (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Học kỳ II - Trường TH Trần Quốc Toản (Bản chuẩn kiến thức)

I.Mục Tiêu

Sau bài học, HS biết:

- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ

- Nói về những thiệt hại do giông, bão gây ra và cách phòng chống bão

II.Đồ Dùng Dạy-Học

- Hình trang 76,77 SGK

- Phiếu học tập đủ cho đồ dùng cho các nhóm

- Sưu tầm các hình vẽ,tranh ảnh về các cấp gió,về những thiệt hại do dông, bão gây ra

- Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão.

III.Các Hoạt Động Dạy-Học

 

doc 70 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Học kỳ II - Trường TH Trần Quốc Toản (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN19
Tiết 37 TẠI SAO CÓ GIÓ?
I Mục Tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
 - Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió
 - Giải thích tại sao có gió?
 - Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đát liền, ban đêm gió từ đát liền thổi ra biển.
II Đồ Dùng Dạy Học
- Hình trang 74,75 SGK
- Chong chóng (đủ dùng cho mỗi nhóm)
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:
+ Hộp đối lưu
+ Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
III Các Hoạt Động Dạy Học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Kiểm tra bài cũ
 - Nêu vai trò không khí đối với con người và động thực vật
 - GV nhận xét- ghi điểm
B.Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài:
 GV yều cầu HS quan sát hình trong 1,2 SGK trang 74 và hỏi:Nhờ đâu lá cây lai động, diều bay?
 Tại sao có gió? Câu hỏi này các em sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay
 2.Các hoạt động
ZHoạt động 1:Chơi chong chóng
- Trong qua trình chơi tìm hiểu xem:
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- HS ra sân chơi theo nhóm. GV kiểm tra bao quát hoạt động của nhóm
- GV kiểm tra bao quát hoạt động của các nhóm
˜Kết Luận:
Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.
ZHoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm này
˜Kết Luận
Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ cùa không khí là nguyên nhân chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
ZHoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên
˜ Kết luận:
Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
3 Cũng cố, dặn dò
- Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- Tại sao có gió?
 Xem lại bài và tìm hiểu bài:Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời
- Trả lời
-Nhờ có gió
Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi có tổ chức
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi có tổ chức
- Trong quá trình chơi, tìm hiểu xem:
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- HS ra sân chơi theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi (như SGK)
- Đại diện các nhóm báo cáo xem trong khi chơi, chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích:
+ Tại sao chong chóng quay?
+ Tại sao chong chóng quay nhanh hay quay chậm?
- Đọc mục thực hành trang 73 SGK để biết cách làm
- Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận cẩu hỏi SGK
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình
- HS quan sát, dọc thông tin ở mục Bạn cẩn biết T75 SGK và giải thích: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
-Các em thay nhau hỏi và chỉ vào hình để làm rõ câu hỏi trên
- Đại diện nhóm đôi trình bày kết quả
- Trả lời 
- Trả lời
Bài 39 GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO
I.Mục Tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ
- Nói về những thiệt hại do giông, bão gây ra và cách phòng chống bão
II.Đồ Dùng Dạy-Học
- Hình trang 76,77 SGK
- Phiếu học tập đủ cho đồ dùng cho các nhóm
- Sưu tầm các hình vẽ,tranh ảnh về các cấp gió,về những thiệt hại do dông, bão gây ra
- Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão.
III.Các Hoạt Động Dạy-Học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu nguyên nhân gây ra gió.
- Cho biết sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền làm cho chiều gió thay đổi.
 GV nhận xét
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài
 Tiết học hôm nay, giúp các em biết thế nào là gió nhẹ, gió mạnh và cách phòng chống bão.
ZHoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió.
- Giới thiệu cho HS biết về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ (cấp 0 khi trời gió lặng)
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ và các thông tin trong trang 76 SGK và hoàn thành vào phiếu học tập.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
-GV chữa bài (SGV 141)
ZHoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão
ZHoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình
 GV photô 4 hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 SGK. Viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời.
4. Cũng cố, dặn dò
+ Người ta chia gió làm mấy cấp?
+ Nêu cách phòng chống bão?
- Xem lại bài và tìm hiểu bài “Không khí bị ô nhiễm”
- GV nhận xét tiết học.
-HS trả lời
-HS trả lời
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc.
- HS lên trình bày
- Các nhóm HS quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục bạn cần biết để trả lời câu hỏi:
+ Nêu những dấu hiệu đặt trưng cho bão.
+ Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão.
Liên hệ với thực tế địa phương
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình kèm theo những hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió về những thiệt hại do dông, bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão.
Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc
- Trả lời
- Trả lời
Khối Trưởng Kí Duyệt
TUẦN 20
Bài 39. KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I.Mục Tiêu
Sau bài học, HS biết:
 - Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm.
 - Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.
II. Đồ Dùng Dạy – Học.
- Hình trang 78, 79 SGK
- Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
III.Các Hoạt Động Day-Học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ:
- Người ta chia gió thành mấy cấp?
- Nêu cách phòng chống bão?
- GV nhận xét và ghi điểm
Dạy bài mới
Giới thiệu bài
 Tiết học hôm nay giúp các em biết thế nào là không khí bị ô nhiễm.
Các hoạt động
ZHoạt động1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch.
- Gọi một số HS trình bày kết quả theo cặp.
- GV yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của không khí, từ đó rút ra nhận xét, phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.
˜Kết Luận:
- Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc,vi khuẩn với tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người.
- Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
ZHoạt động 2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm không khí ở địa phương bị ô nhiễm nói riêng?
˜Kết Luận:
 Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm:
- Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do họat động của con người (bụi nhà máy, xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, xi măng )
- Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than, dầu mỏ, khói tàu, xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học,)
3.Cũng cố, dặn dò.
+ Nêu nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí?
+ Tại sao phải giữ bầu không khí trong lành?
- Xem lại bài và tìm hiểu bài “Bảo vệ bầu không khí trong sạch”
- GV nhận xét tiết học.
- Trả Lời
- Trả lời
- HS quan sát hình trang 78,79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
- HS trình bày
- HS liên hệ thực tế và phát biểu:
Do khí thải của các nhà máy , khói, khí độc, bụi do các phương tiện ôtô thải ra, khí độc, vi khuẩn  do các rác thải sinh ra.
-Trả Lời
- Trả Lời
Bài 40 BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I.Mục Tiêu
Sau bài học, HS biết:
 - Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 - Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
II. Đồ Dùng Dạy – Học
- Hình trang 80,81 SGK
- Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí.
-Giấy A0 đủ cho các nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS.
III. Hoạt Động Dạy-Học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 A.Kiễm tra bài cũ
 -Gọi HS nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí 
 - GV nhận xét ghi điểm
 B.Dạy Bài Mới.
 1.Giới thiệu bài.
 Tiết học hôm nay giúp các em hiểu tại sao phải bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 2.Các hoạt động.
 ZHoạt động1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 - Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc
˜Kết Luận: Chống ô nhiễm không khí bằng cách.
 - Thu gọn và xử lí rác, phân hợp lí.
 - Giảm lượng khí độc hại của xe có động cơ chạy bẵng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp.
 - Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành.
ZHoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
 + Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong  ... uan sát hình vẽ SGK, kể tên những gì được vẽ trên sơ đồ (hình 7) (hình 8) (hình 9)
-Yêu cầu HS trả lời miệnh các ý trên. (Sơ đồ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên là: Các loài tảo
Cá 	Ngươi (ăn cá hộp) (Cỏ Bò 
Người)
-GV giảng: Trên thực tế, thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình, con người đã tham gia sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, một số người đã săn bắn thú rừng để ăn thịt hoặc sử dụng chúng vào việc khác.
-Gv hỏi:
+Hiện tượng săn bắn thú và phá rừng dẫn tới tình trạng gì?
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
+Chuỗi thức ăn là gì?
+Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất?
-GV chốt lại, kết luận:
+Con người cũng là một thành phần tự nhiên. Vì vâïy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên
3 Cũng cố, dặn dò.
-Gv hỏi lại bài học.
-Xem lại bài và tìm hiểu bài “Ôn Tập”
-Gv nhận xét tiết học.
HS trả lời.
Thực vật và động vật
-HS nhắc lại.
-HS làm bài trên phiếu.
-HS kiểm tra bài cho nhau.
-HS khác nhận xét.
-HS quan sát hình vẽ và trả lời.
+ Cây lúa.
-Các HS trong nhóm cùng vẽ sơ đồ.
-Đại diện nhóm trình bày và giải thích.
Vài HS trả lời. HS khác bổ sung, nhận xét.
HS nhắc lại theo sơ đồ.
-HS vừa kể tên vừa chỉ trên sơ đồ.
-HS nói về chuỗi thức ăn. HS khác bổ sung.
- 1 vài HS trả lời. HS khác nhận xét.
-HS trả lời
+Dẫn đến khả năng có thể làm tuyệt chủng một số loài thực vật hoặc động vật.
+Nếu không có cỏ, bò không thể sống.
+Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
+Thực vật đóng vai trò là cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Bởi vậy, chúng ta cần bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật. Đặc biệt là bảo vệ rừng.
-Hs nhắc lại.
Bài 69-70
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I Mục tiêu:
HS được cũng cố và mở rộng hiểu biết về:
-Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
-Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Tráddaatsrr.
-Kĩ năng phán đoán giải thích qua một số bài về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
-Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
II Đồ dùng dạy học
-Các hình 136, 137, 138 SGK
-Giấy Ao, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm
-Phiếu ghi các câu hỏi
-Phiếu ghi các thức ăn và các chất dinh dưỡng, bảng kẻ coat các chất dinh dưỡng
III Hoạt động dạy-học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A Kiểm tra bài cũ
-GV gọi HS nêu một số chuỗi thức ăn và cho biết chuỗi thức ăn là gì?
-GV nhận xét
B Dạy bài mới:
1 Giơ thiệu bài:
Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau hệ thống lại các kiến thức đã học để chuẩn bị kiễm tra cuối năm.
2 Nội dung ôn tập
a) HĐ1:Trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng”
-Gv chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc nội dung1 trong SGK. Trong 5 phút, các nhóm thi dua thể hiện nội dung của 2 câu hỏi trong mục 1 trang 138 SGK. 
-Gv nhận xét, đánh giá kết quả theo tiêu chí sau:
+Nội dung đủ đúng (20 điểm)
+Lời rỏ ràng, ngắn gọn, thuyết phục, thể hiện sự hiểu biết? (10đ)
-Gv tổng kết.
b) HĐ2: Trả lời câu hỏi.
-Gv treo các phiếu câu hỏi lên cái cây.
-Gọi từng HS, mỗi HS hái 1 hoa (1 phiếu)
-GV nhận xét:
+Câu 1: đúng là ý b
+Câu 2: đúng là ý b
+Câu 3: Hãy hát (hoặc đọc 1 đoạn thơ) có nói về một con vật có ích.
-GV nhận xét khen ngợi HS.
b) HĐ3: Thực hành.
-Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi 1,2
 -Gv nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các ý tưởng của các nhóm.
-GV đưa ra các phiếu, mỗi phiếu có ghi sẵn tên một loại thức ăn: gan, đu đủ chín, dầu cá thu, sữa chua, cà rốt, chuối, camvà bánh mì, tôm, cà chua
-Gv kẻ săn bảng có ghi các cột tên của các chất dinh dưỡng như: Vi-ta-min-A, Vi-ta-min-B, Vi-ta-min-C, Vi-ta-min-D, chất béo can –xi.
-Yêu cầu các HS trong 3 nhóm, lần lượt lên nhặt 1 phiếu thức ăn xếp vào cột chất dinh dưỡng.
-Gv cùng cả lớp kiểm tra các nhóm.
-Gv tổng hợp nhận xét, tuyên dương.
d) HĐ4: Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống.
-Gv chia nhóm và phân công các nhóm ghi lại vai trò của nước và không khí ra giấy.
-Gv hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.
-Gv cùng cả lớp chữa bằng cách đếm số vai trò của từng nhóm nhận xét đúng-sai.
-Gv tổng kết.
3 Cũng cố, dặn dò.
-GV hỏi:
+Trình bày quá trình trao đổi chất của cây đối với môi trường?
+Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất?
-Xem lại bài và chuẩn bị kiểm tra cuối kì II
-GV nhận xét tiết học
HS trả lời .
-HS nhắc lại
-Các nhóm thực hiện.
-Cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
-HS nhận xét
-HS lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
-Hs khác nghe và nhận xét bổ sung.
-Các nhóm thảo luận.
-Cử đại diện nhóm trình bày ý tưởng.
-HS khác nhận xét bổ sung.
-HS thực hiện yêu cầu
-HS cùng nhận xét.
-Các nhóm thực hiện
-Cử đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm.
-HS cùng nhận xét bổ sung
TUẦN 27
Bài 53 CÁC NGUỒN NHIỆT
I Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
-Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
-Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
-Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
II Đồ dùng dạy học
-Chuẩn bị chung: hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp.
-Chuẩn bị theo nhóm: tranh, ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
III Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A Kiểm tra bài cũ:
-Gv gọi 2 HS trả lời câu hỏi của bài “Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt”
+Hãy kể tên những vật dẫn nhiệt tốt và những vật dãn nhiệt kém?
+Tại sao người ta sản xuất thân xoong bằng kim loại và có quai cầm bằng gỗ hoặc nhựa?
-Gv nhận xét, đánh giá.
B Dạy bài mới:
1 Giới thiệu bài:
-Gv: Trong cuộc sống hằng ngày con người thường phải sử dụng các nguồn nhiệt để phục vụ cuộc sống của mình. Các nguồn nhiệt nào thường gặp trong cuộc sống? Phòng tránh tay nạn rủi ro khi tiếp xúc với các nguồn nhiệt như thế nào? Tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt. Đó là nội dung chính của bài học hôm nay.
2 Các hoạt động:
a) HĐ1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
-Gv chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS quan sát hình trang 96 SGK, tìm hiểu các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
-Gv yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. 
Gv chốt lại và bổ sung: Khí bi-ô-ga là một loại khí đốt, được tạo thành bởi cây, rơm rạ, phân, được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng mới, được khuyến khích sử dụng.
GV chuyển ý
2 HĐ2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
Gv đặt vấn đề: Hãy nêu những vật dụng sinh ra nhiệt thường sử dụng trong gia đình để phục vụ con người.
-Gv ghi lên bảng các vật dụng vừa nêu
-Các em hãy thảo luận nhóm để suy nhgĩ xem khi sử dụng các vật dụng sinh ra nhiệt đó có thể gây ra những rủi ro, nguy hiểm gì? Và chúng ta phải phòng tráng như thế nào?
-GV yêu cầu các nhóm trình bày
-GV chốt lại: Chúng ta phải cẩn thận khi sử dụng các nguồn nhiệt vì có thể gây bỏng hoặc hoả hoạn đối với con người
c) Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất trong gia đình. Thảo luận có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
-GV: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm điện khi sử dụng các nguồn nhiệt trong gia đình 
-GV yêu cầu hs thảo luận nhóm để nêu cách thực hiện tiết kiệm các nguồn nhiệt khi sử dụng các dụng cụ đó.
-GV yêu câud các nhóm trình bày
-GV chốt lại: Sử dụng tiết kiệm nguồn nhiệt chính là có lợi cho mình và có lợi cho mọi người.
3.Cũng cố & dặn dò
-GV hỏi: Nêu vai trò của các nguồn nhiệt
+Vì sao phải tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt?
-Về xem lại bài và tìm hiểu bài “Nhiệt cần cho sự sống”
-GV nhận xét tiết học
+HS trả lời
+ Kim loại: đồng, nhôm, sắt..
+ gỗ, len, nhựa bông..
+để dẫn nhiẹt tốt có lợi cho việc đun chín thức ăn, nước uống.
+gỗ, nhựa dãn nhiệt kém tránh bị bỏng tay.
HS nhắc lại
-Nhóm trưởng điều hành các bạn khác thực hiện theo.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận theo cách phân loại các nguồn nhiệt sau:
+Nguồn nhiệt của Mặt Trời:Mặt Trời có vai trò sưởi ấm Trái Đất, làm cho mọi sinh vật sinh sôi phát triển.
+Nguồn nhiệt của các vật đốt cháy như đốt than, củi, .. được dùng trong sinh hoạt như đun, nấu chín thức ăn, say khô 
+Nguông nhiệt do các thiết bị điện sinh ra như: bàn là, ấm điện được dùng trong sinh hoạt và trong sản xuất như: luyện kim, sưởi ấm
HS trả lời:.. bàn là để ủi quần áo,bếp ga,bếp điện
-nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thảo luận
+Không nô đùa trong bếp đang đun
+Không để bàn là đang cắm điện
-Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ xung
-HS trả lời: Vì nguồn nhiệt sử dụng phải trả tiền. Nếu sử dụng lảng phí sẽ thiếu nguồn nhiệt.
-HS thảo luận: 
+Tắt điện bếp khi không dùng
+Không để lửa quá to
+Theo dõi khi đun nước 
+Đậy kín nước giữ cho phích nóng
-Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung
-HS trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_hoc_ky_ii_truong_th_tran_quoc_toan_ba.doc