I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Phân biệt không khí trong sạch và không khí bẩn.
2. Kĩ năng: Nêu được những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí
3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
+ Sưu tầm các hình ảnh các hình ảnh tranh vẽ về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
Khoa học Không khí bị ô nhiễm I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Phân biệt không khí trong sạch và không khí bẩn. 2. Kĩ năng: Nêu được những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí 3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn môi trường. II. đồ dùng dạy – học: Sưu tầm các hình ảnh các hình ảnh tranh vẽ về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. Nói về những thiệt hại do dông bão gây ra và cách phòng chống bão. HS nêu - lớp nhận xét 2. Bài mới a) Hoạt động 1: Tìm hiểu về không không khí bị ô nhiễm, không khí sạch HS làm việc theo cặp, phân biệt không khí sạch và không khí bẩn HS làm việc theo cặp - quan sát hình 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm. Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp HS trình bày và nhắc lại một số tính chất của không khí, từ đó rút ra nhận xét phân biệt không khí sạch và không khí bẩn. GV kết luận b) Hoạt động 2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Cho HS liên hệ thực tế và phát biểu: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm không khí ở địa phương bị ô nhiễm nói riêng. HS liên hệ, phát biểu - nhận xét bổ sung GV kết luận 3. Củng cố - dặn dò: GV cho HS đọc kiến thức cần ghi nhớ SGK Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường.
Tài liệu đính kèm: