Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 18

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 18

Tiết 2: Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 (tr. 97)

I. Mục tiêu:

 - Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.

 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản .

 - Tích cực, tự giác trong học tập. Yêu thích bộ môn.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - GV: Bảng phụ phần b nội dung bài mới.

 - HS: Bảng con

 

doc 29 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
THỨ HAI
Ngày soạn: 03/01/2014 Ngày giảng: 06/01/2014
Tiết 1: Chào cờ
..
Tiết 2: Toán
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 (tr. 97)
I. Mục tiêu: 
 	- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
 	- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản . 
 	- Tích cực, tự giác trong học tập. Yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Bảng phụ phần b nội dung bài mới.
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
 Hoạt động của trò 
1. Ổn định tổ chức: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
- Gọi 2 HS lên bảng y/c nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
3. Bài mới: 
 a, Giới thiệu bài - Ghi đầu bài
 b, Nội dung:
1. Ví dụ (13)
a)Y/C tìm các số chia hết cho 9, số không chia hết cho 9?
- GV ghi thành 2 cột, cột số chia hết cho 9 và cột số không chia hết cho 9
- Em đã tìm số chia hết cho 9 ntn?
- Y/C đọc lại các số chia hết cho 9.
*GV: các số chia hết cho 9 cũng có dấu hiệu đặc biệt, chúng ta sẽ tìm dấu hiệu này
b) Dấu hiệu chia hết cho 9
- Y/C đọc và tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 9 đã tìm được.
- Y/C tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9
+ Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9?
*GV: các số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số cũng chia hết cho 9 dựa vào đó chúng ta có dấu hiệu chia hết cho 9.
- Y/c HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9.
- Y/C tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9
+ Tổng các chữ số của số này có chia hết cho 9 không? 
+ Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho 9, hay không chia hết cho 9 ta làm ntn?
- Gắn bảng phụ dấu hiệu và chú ý
2. Luyện tập, thực hành (19)
Bài 1: 
- Y/C HS tự làm bài sau đó gọi HS báo cáo trước lớp.
+ Nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 9?
- GV chữa bài và chốt lại
Bài 2: 
- Tiến hành tương tự bài 1
- Chữa bài và chốt lại
4. Củng cố - dặn dò: (3’) 
- Y/C HS nhắc lại kết luận về dấu hiệu chia hết cho 9.
- HD làm bài tập trong VBT
- GV n. xét giờ học, dặn HS về nhà học dấu hiệu chia hết cho 9 và chuẩn bị bài sau.
1’
3’
1’
13
9’
10’
3’
- Hát
- 2 HS nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
- HS nghe.
VD: 10 : 2 = 5 ; 32 : 2 = 16 ; .......
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS nêu 2 số, một số chia hết cho 9 và số không chia hết cho 9
+ Em suy nghĩ một số bất kỳ rồi chia cho 9
+ Dựa vào bảng nhân 9 để tìm
+ Lấy ví dụ bất kỳ nhân với 9 được một số chia hết cho 9....
- 2 HS đọc 
- 1 HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS tính tổng các chữ số của từng số. VD: 27 : 9 = 8 Ta có: 7 + 2 = 9
 9 : 9 = 1
 81: 8 + 1 = 9;
 54: 5 + 4 = 9; ... 
 873: 8 + 7 + 3 = 18; 
- 2 HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS phát biểu ý kiến, lớp theo dõi và nhận xét
- HS làm vào nháp.
- Tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9
- Ta tính tổng các chữ số của nó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9, nếu tổng các chữ số của nó không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9
- 2 HS đọc
- HS thực hiện Y/C
- Các số chia hết cho 9 là 99, 108, 5643, 29385, vì các số này có tổng các chữ số chia hết cho 9.
Số 99. 9 + 9 = 18; 18 : 9 = 2
Số 108. 1 + 8 = 9; 9 : 9 = 1
Số 5643. 5 + 6 + 4 + 3 = 18; 18 : 9 = 2 
Số 29385.2 + 9 + 3 + 8 + 5=27; 27: 9=3 
- Các số không chia hết cho 9 là 96, 7853, 5554, 1097 vì tổng các chữ số của số này không chia hết cho 9.
Số 96. 9 + 6 = 15 : 9 = 1 (dư 6).
Số 7853. 7 + 8 + 5 + 3 =23 : 9 =2(dư 5).
Số 5554. 5 + 5 + 5 + 4 = 19 : 9=2(dư 1).
Số 1097. 1 + 9 + 7 = 17 : 9 = 1 (dư 8).
 - HS nhắc lại
- Chú ý
- Ghi nhớ
............................................................
Tiết 3: Tập đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 1) 
I. Mục tiêu:
 	- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 80 tiếng/ phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. 
 	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 	- HS Tích cực, chủ động trong giờ ôn tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
 	- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 2 và bút.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài(1’)
- Trong tuần này chúng ta sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm học kì I
b. Kiểm tra tập đọc (15)
- Cho từng học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc. (5 7 học sinh5)
- Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp học sinh.
c. Lập bảng tổng kết (20)	
- Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm: “Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên ?
- Yêu cầu tự làm bài trong nhóm( chia lớp thành 3 nhóm).
- Nhóm xong trước dán phiếu đọc phiếu, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1’
1’
15’
20’
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh bốc thăm (mỗi tiết 5, 7 học sinh). Học sinh về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 học sinh kiểm tra xong thì học sinh khác lên gắp thăm.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 học sinh đọc .
- Ông trạng thả diều./ “Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi./ Vẽ trứng./ Người tìm đường lên các vì sao./ Văn hay chữ tốt./ Chú Đất Nung./ Trong quán ăn Ba cá bống. /Rất nhiều mặt trăng./
- Nhóm đọc thầm các truyện kể, trao đổi làm bài.
- Đại diện lên dán phiếu, đọc phiếu, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà ham học đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
Nguyễn Hiền.
 Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi.
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi.
Vẽ trứng
Xuân Yên.
Lê-ô-nác-đô đa vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.
Lê-ô-nác-đô đavin-xin.
Người tìm đường lên các vì sao.
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toan.
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki.
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát.
Chú đất nung (phần 1- 2 )
Nguyễn Kiên
Chú bé đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích, còn 2 người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất Nung.
Trong quán ăn Ba cá bống
A-lếch-xây-tôn-xtôi.
Bu-na-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu-ra-ti-nô.
Rất nhiếu mặt trăng (phần 1-2)
Phơ-bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Cô công chúa.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nhận xét, tuyên dương 
- Dặn về nhà xem lại bài và chuổn bị bài sau.
3’
- Học sinh trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
....................................................................
Tiết 4: Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHÂM TỰ CHỌN (Tiết 4)
I. Mục tiêu:
	- Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS
	- HS làm thành thạo các sản phẩm
	- GD HS biết vận dụng trong cuộc sống
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: tranh quy trình các bài trong chương; mẫu thêu 
	- HS: kim, chỉ, vải, kéo
III. Các hoạt dộng dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC: kiểm tra chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
Trong giờ trước các em đã thực hành cắt khâu sản phẩm tự chọn mà các em đã học. Tiết này các em tiếp tục hoàn thành sản phẩm 
b. Nội dung bài
- HS nêu YC và HD lựa chọn sản phẩm
- HS có thể cắt, khâu thêu những sản phẩm đơn giản
VD: Cắt, khâu, thêu khăn tay
- Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút, hoặc các sản phẩm khác như váy, áo cho búp bê, gối ôm
c. Luyện tập 
- HS thực hành làm 
- GV theo dõi giúp đỡ những em yếu
* Đánh giá sản phẩm
- Hoàn thành 
- Chưa hoàn thành
- Nhận xét chung
4. Củng cố - dặn dò:
- về hoàn thành sản phảmvà chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
1’
2’
10’
20’
3’
- Hát
- HS mang dụng cụ cắt, khâu , thêu
- Nghe
- HS tự lựa chọn sản phẩm mà mình thích
- HS thực hành làm
- HS trưng bày sản phẩm
- Hs đánh giá bài của bạn
............................................................................
Tiết 5: Đạo đức
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá và củng cố những kiến thức đã học trong học kỳ I về các chủ đề: Yêu lao động, biết ơn thầy cô giáo và hiếu thảo, lễ phép với ông bà, cha mẹ. 
- Thực hành và có hành vi tốt trong mọi tình huống.
- HS yêu thích môn học, có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Giáo án, sgk, đề kiểm tra.
- Học sinh: Sách vở, giấy kiểm tra.
III. Phương pháp:
Kiểm tra, đánh giá.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
Nhắc nhở học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
GV ghi đề bài lên bảng.
b) Kiểm tra
- GV đọc và ghi câu hỏi lên bảng
Câu hỏi:
1) Tại sao chúng ta cần phải biết ơn thầy giáo, cô giáo? em cần làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn đó?
2) Tại sao ta cần phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Em cần phải làm gì để ông bà, cha mẹ vui lòng?
3) Tại sao phải yêu lao động ? Em hãy kể những việc làm hằng ngày của em ?
- GV thu bài chấm, nxét và đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau học thuộc lòng ghi nhớ và làm bài tập.
1’
1’
1’
29’
3’
HS chuẩn bị giấy kiểm tra
- Hs nghe và làm bài 
Bài làm
1. Các thầy cô gíao đã không quản ngại khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy, chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo.
- Em cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy cô...
2. Ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Em cần phải chăm chỉ học tập tốt, ngoan ngoãn vâng lời ông bà, cha mẹ...
3. Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Bế em bé ...  cho 3 là 2229, 35766.
+ Các số chia hết cho 5 là 7435, 2050.
+ Các số chia hết cho 9 là 35766.
- 1 HS đọc đề bài.
- 3 HS làm vào phiếu, lớp làm vào vở:
a) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620, 5270.
b) Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 64620, 57234.
c) Số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 là: 64620.
- HS nhận xét đúng/ sai.
a) Số tận cùng là 0 thì sẽ chia hết cho cả 2 và 5 vì thế ta tìm được các số: 64620, 5270
- 1 HS đọc đề bài.
- 3 nhóm làm vào bảng phụ, đại diện dán lên bảng và trình bày HS lên làm 
a) 5(2)8; 5(5)8; 5(8)8. 
b) 6(0)3; 6(9)3.
c) 24(0).
d) 35(4).
- 1HS nhận xét đúng/ sai.
- HS giải thích. VD: 
e) Để 24o chia hết cho 3 và 5 thì o phải là số 0 hoặc 5 và và 2 + 4 + o phải chia hết cho 3, 2 + 4 = 6 , ta có 6 + 0 = 6 chia hết cho 3, 6 + 5 = 11 không chia hết cho 3.
 Vậy điền số 0 vào o
- 1 HS nhắc lại
- Ghi nhớ
...........................................................
Tiết 2: Thể dục
SƠ KẾT HỌC KÌ I
TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
I. Mục tiêu.
- Sơ kết học kì 1 yêu cầu h /s hệ thống những kiến thức, kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập để từ đó rút kinh nghiệm học tạp tốt hơn
- Hs biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Chuẩn bị:
- Sân thể dục 
- Thầy: giáo án, sách giáo khoa, đồng hồ thể thao, còi .
III . Lên lớp:
Giáo viên
T/G
Học sinh
1. Phần mở đầu
5’
a. Nhận lớp
*
b. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
********
********
c. Khởi động:
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai , gối, 
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung .
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
2. Phần cơ bản
25’
a . Sơ kết học kì 1 .
- GV cùng h /s hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì..
b. Trò chơi vận động 
- Chơi trò chơi chạy theo hình tam giác
GV nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi 
c. Củng cố: bài thể dục RLTTCB
3. Phần kết thúc. 
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà
5’
 *
********
********
********
 *
********
********
********
GV và HS hệ thống lại kiến thức
*
*********
*********
.....................................................................
Tiết 3: Chính tả
TiếÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
(Tiết 6) – Trang 176
I. Mục tiêu:
 	- Kiểm tra đọc hiểu (lấy điểm). Yêu cầu như tiết 1.
 	- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát, viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2)
 	- Tích cực, tự giác ôn tập. Biết yêu quý, giữ gìn đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng. (như tiết 1).
 	- Bảng lớp ghi sẵn phần ghi nhớ trang 145 và 170 trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’)
 - Nêu mục tiêu và ghi bài lên bảng.
b. Kiểm tra bài đọc (15) 
 - Tiến hành tương tự tiết 1.Kiểm tra lại những học sinh bị điểm yếu
c. Ôn luyện về văn miêu tả 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
* Đề bài: 
“Tả một đồ dùng học tập của em
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.
- Yêu cầu tự làm bài. Giáo viên nhắc học sinh:
* Đây là bài văn miêu tả đồ vật.
* Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.
* Không nên miêt tả quá chi tiết, rườm rà.
- Gọi học sinh trình bày. Giáo viên ghi nhanh ý chính lên dàn ý lên bảng.
a) Mở bài:
 * Giới thiệu cây bút: được tặng nhân dịp năm học mới. (do ông tặng nhân dịp sinh nhật..d)
b) Thân bài:
 * Tả bao quát bên ngoài.
 + Hính dáng thon, mảnh, trong như cái đũa, vát ở trên,..
 + Chất liệu: bằng sắt (nhựa, gỗ.) rất vừa tay.
 + Màu nâu đen ( xanh, đỏ,) không lẫn với bút của ai.
 + Nắp bút cũng bằng sắt (gỗ, nhựa) đậy rất kín.
 + Hoa văn trang trí là hình chiếc lá che (siêu nhân, em bé,..)
 + Cái cài bằng thép trắng ( nhựa xanh, nhựa đỏ..)
 * Tả bên trong:+ Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
 + Nét trơn, độ thanh đậm.
c) Kết bài:
 * Tình cảm của mình với chiếc bút.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc mở bài và kết bài
- Sửa lỗi dùng từ và diễn đạt cho học 
 sinh. 
4. Củng cố - dặn dò: 
- Khi viết một bài văn miêu tả đồ vật ta cần tả theo thứ tự nào?
- Em đã biết giữ gìn đồ dùng học tập của mình chưa?
- Dặn về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút; chuẩn bị kiểm tra định kì.
- Nhận xét tiết học
1’
1’
15’
20’
3’
- Hát
- Lắng nghe, ghi đầu bài
- HS tiếp tục kiểm tra đọc
- 1 học sinh đọc thành tiếng, yêu cầu trong sách giáo khoa.
- 1 học sinh đọc to đề bài
- 1 HS đọc
- Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết bài.
- 3 5 học sinh trình bày dàn ý.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
- Học sinh đọc mở bài và kết bài. (3, 5 học sinh trình bày).
- 1 HS nhắc lại
- 1- 2 HS trả lời
- Ghi nhớ
.
Tiết 4: Tập làm văn
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Đề chung do nhà trường ra
........................................................................
Tiết 5: Âm nhạc
TẬP BIỂU DIỄN
I. Mục tiêu:
- HS biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin.
- Động viên các em tích cực tham gia môn học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nhạc cụ gõ, đàn .
- HS: Nhạc cụ gõ, vận động theo ý sáng tạo.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu. 
 Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học và chuẩn bị đồ dùng.
 2. Phần hoạt động.
 a, Hoạt động 1: Ôn các bài hát đã học.
- Khởi động giọng.
- Cho HS nhắc lại tên bài, tác giả.
- Cho HS ôn luyện theo tổ nhóm, cả lớp kết hợp gõ đệm.
 b, Hoạt động 2: Biểu diễn.
- Cho HS biểu diễn theo hình thức tốp ca, đơn ca theo sự phân công từ tiết học trước.
- Cho HS nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Phần kết thúc.
- Cho cả lớp hát 1 bài tập thể.
- Dặn dò chuẩn bị bài tiết 19.
- Nhận xét tiết học.
5'
25'
5'
- HS chuẩn bị.
- Cả lớp thực hiện.
- HS trả lời.
 Em yêu hoà bình – Nguyễn Đức Toàn
 Bạn ơi lắng nghe – Dân ca Ba - na
 Trên ngựa ta phi nhanh – Phong Nhã
 Cò lả - Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ
 Khăn quàng thắm mãi vai em - Ngô Ngọc Báu
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- Nhận xét.
- Cả lớp hát.
- Lắng ngh
THỨ SÁU
Ngày soạn: 07/01/2014 Ngày giảng: 10/01/2014
Tiết 1: Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Đề chung do nhà trường ra
.
Tiết 2: Khoa học
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG (tr. 72)
(Mức độ tích hợp: Liên hệ)
I. Mục tiêu: 
 	- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. 
	- Xác định vai trò của khí ôxy đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
	- HS yêu khoa học, vận dụng vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh, ảnh nêu vai trò của không khí đối với người, động vật, thực vật.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Tại sao không khí lại cần cho sự cháy?
3. Bài mới:
 - Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
a – Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Nêu dẫn chứng CM con người cần không khí để thở, xác định vai trò của không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
- Cách tiến hành
+ Người thợ lặn và cá trong bể cần có gì để lặn được lâu dưới nước?
+ Những người bệnh nặng để giúp họ thở người ta thường làm gì?
b – Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
+ Tại sao sâu bọ và cây trong bình lại bị chết?
+ Nêu vai trò của không khí đối với thực vật?
c – Hoạt động 3:
* Mục tiêu: Vai trò của ôxy trong sự thở, ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
+ Trong trường hợp nào người ta phải dùng ôxy?
4. Củng cố – Dặn dò:
- Không khí có vai trò như thế nào đối với sự sống của người, động vật?
*GDBVMT: Con người luôn cần đến kgông khí, vì vậy con người muốn khoẻ mạnh thì cần phải có bầu không khí trong lành. GD các em có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành bằng các việc làm cụ thể: trồng cây xanh, không vứt rác bừa bãi...
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
9’
9’
9’
3’
- Lớp hát đầu giờ.
- 1 HS lên bảng.
- Nhắc lại đầu bài.
Vai trò của không khí đối với con người
Lớp làm theo mục thực hành.
+ Để tay trước mũi thở ra và hít vào.
- Nhận xét: Có luồng gió.
+ Lấy tay bịt mũi và miệng lại em có cảm giác gì? (ngạt thở)
- Cần có bình ôxy.
- Nước trong bể cần được bơm không khí vào.
- Cần được thở bằng bình ôxy
Vai trò của không khí đối với ĐV và TV
HS quan sát hình 3 + 4.
+ Vì không có không khí nên sâu bọ và cây bị chết.
- Thực vật cũng cần có không khí để thở. Thực vật hô hấp cả ngày và đêm nên vào ban đêm không nên để quá nhiều hoa và cây cảng trong phòng ngủ, không đóng kín cửa và cây thải ra khí các bô níc và hút khí ô xy làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của người ngủ trong phòng.
Tìm hiểu một số trường hợp
phải dùng bình ôxy
- Những người thợ lặn, thợ làm việc trong hầm lò, người bệnh nặng cần cấp cứu.
- HS trình bày
- Lắng nghe
Tiết 3: Tập làm văn
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Đề chung do nhà trường ra
........................................................................
Tiết 4: Địa lý
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Đề nhà trường ra
..
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP: TUẦN 18
I. Mục tiêu:
 	- HS nhận ra những ưu khuyết điểm của bản thân ở trong tuần để từ đó biết rút kinh nghiệm. 
 	- Phương hướng tuần 19
II. Nhận xét chung:
 	1. Đạo đức: Đa số các em đều ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau.
 	2. Học tập:
 	- Đi học đầy đủ, đúng giờ. 
 	- Tuyên dương: ...........................................................................có ý thức học bài và làm bài đầy đủ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 	- Phê bình: .................................................., còn chưa cố gắng trong học tập.
 	3. Các hoạt động khác:
 	+ TD – VS: Tham gia đầy đủ, tự giác.
 Trang phục đúng quy định và gọn gàng.
 	4. Bình chọn những bạn tiêu biểu để gắn tên lên bảng vàng danh dự.
III. Phương hướng tuần 19:
	1. Đạo đức: Nói lời hay, làm việc tốt. Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
	2. Học tập: 
 Tiếp tục thi đua học tập giữa các nhóm, tiếp tục phụ đạo học sinh yếu kém, 
	 Kiểm tra cuối học kì I.
	3. Các hoạt động khác
 Tham gia đầy đủ , có tinh thần trách nhiệm cao.
 Thi đua học tốt , ngoan ngoãn .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18L.4 NAM 2014.doc