Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 31: Không khí có những tính chất gì? - Hà Thị Thủy

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 31: Không khí có những tính chất gì? - Hà Thị Thủy

I. Mục tiêu:

 Giúp HS:

 - Tự làm thí nghiệm và phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu

, không có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định.Không khí có thể bị nén lại hoặc

 làm cho giãn ra.

 - Biết được ứng dụng tính chất của khônh khí vào đời sống.

 - Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bơm tiêm, bóng đá, nước hoa.

- HS: Bóng bay, dây chun, bơm xe đạp.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/02/2022 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 31: Không khí có những tính chất gì? - Hà Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2009
 Khoa học (31) 4 A,B
Không khí có những tính chất gì?
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
 - Tự làm thí nghiệm và phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu
, không có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định.Không khí có thể bị nén lại hoặc
 làm cho giãn ra.
 - Biết được ứng dụng tính chất của khônh khí vào đời sống.
 - Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bơm tiêm, bóng đá, nước hoa.
- HS: Bóng bay, dây chun, bơm xe đạp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
-Nêu các tính chất của nước?
-GV n/x và cho điểm.
B-Bài mới:
1- Hoạt động khởi động.
2- Nội dung bài.
* HĐ 1: Không khí trong suốt, không có màu, không có vị, không có mùi.
- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
- GV cho HS quan sát chiệc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi: 
+ Trong cốc có chứa gì?
- Yêu 3 cầu HS lên bảng thực hiện: Sờ, ngửi, nhìn, nếm trong chiếc cốc và lần lượt TLCH:
+ Em nhìn thấy gì? Vì sao?
+ Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy có vị gì?
+ Nếu xịt nước hoa, em ngửi thấy mùi gì?
+ Đó có phải là mùi của không khí không?
- GV giải thích
+ Vậy không khí có tính chất gì?
 - Nhận xét và kết luận
* HĐ 2: Trò chơi : Thi thổi bóng.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo tổ. Yêu cầu HS trong nhóm thi thổi bóng trong 3 phút
- Nhận xét tổ thổi nhanh, có nhiều dạng bóng bay, đủ màu sắc.
+ Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên?
+ Các quả bóng này có hình dạng như thế nào?
+ Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không? Vì sao?
+ Nêu những VD cho em biết không khí không có hình dạng nhất định?
- GV kết luận: không khí ko có hình dạng nhất định.
* HĐ 3: Không khí có thể bị nén hoặc giãn ra.
- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. Yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 65, kết hợp quan sát GV làm TN để mô tả lại thí nghiệm.
- GV dùng một tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm và hỏi: 
+ Trong chiếc bơm này có chứa gì?
- Khi cô dùng ngón tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm còn chứa đầy không khí không?
- GV giảng: Lúc này vẫn còn và nó đã bị nén lại dưới sức nén của thân bơm.
- Khi cô thả tay ra, thân bơm trở lại vị trí ban đầu thì không khí ở đây có hiện tượng gì? ( Không khí giãn ra ở vị trí ban đầu)
+ Qua TN này các em thấy không khí có tính chất gì?
- GV ghi nhanh câu TL của HS
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 1 chiếc bơm tiêm, các nhóm thực hành và TLCH:
+ Tác động lên bơm như thế nào để biết không khí bị nén hoặc giãn ra?
+ Không khí có ở xung quanh chúng ta. Vậy để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
3. Hoạt động két thúc
+ Trong thực tế con người đã áp dụng tính chất của không khí vào những việc gì?
- Nhận xét tiết học, CB cho giờ sau.
-2 HS trả lời
-HS khác n/x và bổ sung.
-Hoạt động theo yêu cầu của GV.
-HS quan sát và TL.
-HS dùng giác quan để phát hiện tính chất của không khí
-Trong cốc có không khí.
-Không khí không có mùi.
-Không khí không có vị.
-Lắng nghe
-2 HS TL.
-Hoạt động theo tổ, thổi bóng và buộc bóng trong tổ.
-HSTL. Không khí.
-Các quả bóng này không có hình dạng giống nhau mà nó có hình theo hình của quả bong bay.
-Không khí không có hình dạng nhất định.
-Nối nhau TL
-Lắng nghe.
-Hoạt động cả lớp.
-Quan sát, lắng nghe và TLCH của GV.
-Chứa đầy không khí.
Vẫn chứa đầy không khí
-Không khí trở về dạng ban đầu.
-Không khí có thể bị nén hoặc giãn ra.
-HS TL
-Hoạt động nhóm.
-2 HS trong nhóm vừa làm vừa giải thích.
-2 HS đọc.
-HS liên hệ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tiet_31_khong_khi_co_nhung_tinh_chat.doc