Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng . để bảo vệ đôi mắt.

- Hiểu và biết phòng tránh nh trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.

- Biết tránh, không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Các hình minh họa trong SGK/98,99.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 4 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25: Tiết 49
 KHOA HỌC : ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng ... để bảo vệ đôi mắt.
- Hiểu và biết phòng tránh nh trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
- Biết tránh, không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các hình minh họa trong SGK/98,99.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ
- Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của :
+ Con người; + Động vật; + Thực vật.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
B. BÀI MỚI 
* Giới thiệu bài : 
* Hoạt động 1 : Khi nào không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng ?
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. HS quan sát hình minh họa SGK/98 
- Trao đổi, thảo luận nhóm đôi và trả lời.
+ Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn ?
+ Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và còn có tia tử ngoại gây hại cho mắt, nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ta cảm thấy hoa mắt, chói mắt. Ánh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn còn chứa nhiều tạp chất độc như bụi sắt, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt.
+ Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt?
+ Những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt : dùng đèn pin, đèn laze, ánh điện nê-ong quá mạnh, đèn pha ôtô ...
* Kết luận : Ánh sáng trực tiếp của Mặt Trời hay ánh lửa hàn quá mạnh nếu nhìn trực tiếp sẽ có thể làm hỏng mắt. Năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất ở dạng sóng điện từ, trong đó có tia tử ngoại là tia sóng ngắn, mắt thường ta không thể nhìn thấy hay phân biệt được. Tia tử ngoại gây độc cho cơ thể sinh vật, đặc biệt là ảnh hưởng đến mắt. Trong ánh lửa hàn có chứa nhiều bụi, khí độc do quá trình nóng chảy sinh ra và ánh sáng quá mạnh nếu chiếu vào mắt sẽ có thể làm hỏng mắt. Do vậy, chúng ta không nên để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Nên và không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra ?
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. Yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK/98 cùng nhau xây dựng một đoạn kịch.
- Hoạt động nhóm, quan sát, trao đổi, thảo luận và đóng vai dưới hình thức hỏi đáp.
* Vở kịch : Trời nắng to Hùng, Mai, Lan đang đi học, Nga chạy theo sau.
Nga : Các cậu chờ tớ lấy mũ với.
Hùng : Tại sao khi đi trời nắng chúng ta nên đeo kính râm, đội mũ hay đi ô nhỉ ?
+ Tại sao chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô khi trời nắng ?
Mai : Cậu không biết sao, ánh sáng Mặt Trời quá mạnh, nếu chiếu trực tiếp lên cơ thể chúng ta rất dễ bị nhức đầu, sổ mũi đặc biệt là rất có hại cho mắt đất.
+ Đeo kính, đội mũ, đi ô khi trời nắng có tác dụng gì ?
Lan : Bài trước chúng ta đã học rồi. Để tạo ra bóng râm thì cần vật cản sáng hay vật chỉ cho ánh sáng truyền qua một phần mà mũ, ô, kính râm là những vật như vậy nên chúng ngăn không có ánh sáng Mặt Trời trực tiếp chiếu vào cơ thể chúng ta.
Hùng, Nam, Thắng ở gần khu tập thể nên rất hay chơi với nhau. Một lần Nam mang đèn pin đến lớp làm thí nghiệm, cậu ta đùa bật thẳng vào mắt Hùng để trêu bạn, Hùng che mắt tỏ vẻ khó chịu. Thấy vậy Thắng liền nói.
Thắng : Cậu không nên chiếu đèn thẳng vào mắt bạn như vậy.
Nam : Tại sao thế ? Tớ chỉ đùa thôi mà.
Nam hỏi Hùng : Cậu có sao không ?
+ Tại sao không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn ?
+ Chiếu đèn pin vào mắt bạn có tác hại gì ?
Hùng : Tớ cảm thấy hoa mắt, chói mắt lắm.
Thắng : Ánh sáng ở đèn pin quá mạnh và tập trung ở một điểm, do vậy nếu chiếu thẳng vào mắt sẽ làm tổn thương mắt.
Nam : Tớ xin lỗi cậu nhé.
- GV giảng : Mắt của chúng ta có bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt, có thể làm tổn thương mắt.
* Hoạt động 3 : Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi. HS quan sát hình minh họa SGK/99 
- HS trao đổi, thảo luận và trả lời.
Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết ? Tại sao ?
+ Hình 5 : Nên ngồi học như bạn nhỏ vì bàn học của bạn nhỏ kê cạnh cửa sổ, đủ ánh sáng và ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu trực tiếp vào mắt được.
+ Hình 6 : Không nên nhìn quá lâu vào màn hình vi tính. Bạn nhỏ dùng máy tính quá khuya như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, có hại cho mắt.
+ Hình 7 : Không nên nằm đọc sách sẽ tạo bóng tối các dòng chữ bị che bởi bóng tối sẽ làm mỏi mắt, mắt có thể bị cận thị.
+ Hình 8 : Nên ngồi học như bạn nhỏ. Đèn ở phía bên trái, thấp hơn đầu nên ánh sáng điện không trực tiếp chiếu vào mắt, không tạo bóng tối khi đọc hay viết.
* Kết luận : Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự li khoảng 30cm. Không được đọc sách, viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi có ánh sáng Mặt Trời trực tiếp chiếu vào. Không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu từ phía trái hoặc phía trước để tránh bóng của tay phải, đảm bảo đủ ánh sáng khi viết.
- Lắng nghe.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Thực hiện tốt những việc nên làm để bảo vệ đôi mắt.
Bài sau : Nóng, lạnh và nhiệt độ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tiet_49_anh_sang_va_viec_bao_ve_doi_m.doc