I. MỤC TIÊU:
- Biết được những âm thanh trong cuộc sống phát ra từ đâu. Biết và thực hiện các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
- Nêu được ví dụ hoặc tự làm thí nghiệm đơn giản chứng minh được mối liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
- Hiểu tác dụng của âm thanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Mỗi nhóm HS chuẩn bị 1 vật dụng có thể phát ra âm thanh.
+ Đài, băng cát sét ghi âm của sấm, sét, động cơ .
Khoa học Âm thanh I. Mục tiêu: - Biết được những âm thanh trong cuộc sống phát ra từ đâu. Biết và thực hiện các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh. - Nêu được ví dụ hoặc tự làm thí nghiệm đơn giản chứng minh được mối liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh. - Hiểu tác dụng của âm thanh. II. đồ dùng dạy – học: Mỗi nhóm HS chuẩn bị 1 vật dụng có thể phát ra âm thanh. Đài, băng cát sét ghi âm của sấm, sét, động cơ ... III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành? 2 HS trả lời - nhận xét 2. Bài mới a) Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh. GV yêu cầu hãy nêu các âm thanh mà em nghe được và phân loại chúng theo các nhóm sau: - âm thanh do con người gây ra. - Âm thanh không phải do con người gây ra. - âm thanh thường nghe được vào buổi sáng. - âm thanh thường nghe được vào ban ngày. - âm thanh thường nghe được vào ban đêm. GV nêu KL HS tự do phát biểu - nhận xét - bổ sung HS lắng nghe. b) Hoạt động 2: Cách làm vật phát ra âm thanh? Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS. HS hoạt động trong nhóm theo yêu cầu GV nêu yêu cầu: hãy tìm các cách để các vật dụng mà các em chuẩn bị như ống bơ (hộp sữa bò), thước kẻ, sỏi kéo.... phát ra âm thanh - Gọi các nhóm trình bày cách làm của nhóm mình. HS tiến hành thí nghiệm, quan sát và trao đổi: tại sao vật lại có thể phát ra âm thanh? c) Hoạt động 3: Khi nào vật phát ra âm thanh? Thí nghiệm 1. GV nêu thí nghiệm: rắc một ít hạt gạo lên mặt trống và gõ trồng Nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm. GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng sảy ra khi làm thí nghiệm và suy nghĩ, trao đổi trả lời câu hỏi: Khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống như thế nào? Khi gõ mạnh hơn, thì ta thấy các hạt gạo chuyển động như thế nào? Khi đặt tay lên mặt trống đang rung, thì có hiện tượng gì? HS quan sát, trao đổi và nêu các ý kiến nhận xét của mình. Thí nghiệm 2: GV phổ biến cách làm thí nghiệm Một số HS thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn. HS quan sát và nêu hiện tượng GV yêu cầu HS đặt tay vào yết hầu của mình, sau đó cả lớp cùng đồng thanh: Khoa học thật lí thú. GV Khi em nói, tay em có cảm giác gì? Cả lớp làm theo yêu cầu HS trả lời Hỏi: Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, dây đàn, thanh quản (yết hầu) có điểm gì chung? HS trả lời: Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, dây đàn, thanh quản đều rung động. GV kết luận HS lắng nghe. d) Hoạt động kết thúc: Trò chơi: đoán tên âm thanh Cách tiến hành: GV phổ biến luật chơi - cách chơi, chia thành 2 nhóm; Mỗi nhóm có thể dùng bất cứ vật gì có thể tạo ra âm thanh. Nhóm ke sẽ phải đoán xem âm thanh đo là do vật gì gây ra, và đổi ngược lại. Mỗi lần đoán đúng tên vật được cộng 5 điểm, đoán sai trừ 1 điểm. Tổng kết điểm, tuyên dương nhóm được nhiều điểm. Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: