I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết :
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình trang 64, 65 (SGK); 10 quả bóng bay, bơm tiêm, dây chun.
Khoa học Không khí có những tính chất gì ? I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết : - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, II. đồ dùng dạy học - GV: Hình trang 64, 65 (SGK); 10 quả bóng bay, bơm tiêm, dây chun. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Hỏi : Nêu ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật? - HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới *. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp. Hoạt động1 : Phát hiện màu, mùi của không khí - GV nêu yêu cầu . HS thảo luận và trả lời : +Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao? +Dùng mũi ngửi em nhận thấy không khí có mùi gì? +Đôi khi ta ngửi thấy một hương thơm hay một mùi khó chịu, đoc có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp theo dõi, nhóm khác bổ sung. - GV chốt lại: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Hoạt động 2 : Thi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí. Bước1: - GV chia nhóm.Nhóm trưởng báo cáo số bóng của nhóm đã chuẩn bị - GV phổ biến cách chơi, luật chơi - HS thực hành chơi , GV điều khiển về thời gian. Bước2: Thảo luận: -HS mô tả hình dạng các quả bóng vừa thổi. GV đặt câu hỏi gợi ý: +Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy? +Qua đó rút ra không khí có hình dạng nhất định không? +Nêu một số ví dụ khác chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định. - HS rút ra kết luận, GV chốt kết quả đúng: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí Bước1: Tổ chức và hướng dẫn. - GV chia lớp 3 nhóm, yêu cầu lớp đọc mục Quan sát trang 65 SGK Bước2: Làm việc theo nhóm - HS mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c- SGK - HS thực hành bằng kim tiêm theo nhóm. - HS trình bày trước lớp. - GV kết luận: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.Tính chất này được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. C. Củng cố - dặn dò: -HS nêu lại một số tính chất của không khí. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: