Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 23 - Bóng tối

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 23 - Bóng tối

I. MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS có thể :

- Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.

- Nhận biết được khi vị trí vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Đèn bàn

- HS: Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tờ giất to, kéo, bìa,

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 7887Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 23 - Bóng tối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
bóng tối
I. Mục tiêu :
Sau bài học, HS có thể :
- Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Nhận biết được khi vị trí vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Đèn bàn 
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tờ giất to, kéo, bìa, 
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ :
- Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
*. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1. Tìm hiểu về bóng tối 
Cách tiến hành: 
- GV mô tả thí nghiệm : đặt một tờ bìa to phía sau quyển sách, với khoảng cách 5cm đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách đặt trên mặt bàn và bặt đèn.
- HS dự đoán xem: Bóng tối xuất hiện ở đâu ? Bóng tối có hình dạng như thế nào ?
- HS tiến hành thí nghiệm, 2 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
- HS so sánh dự đoán ban đầu và kết quả của thí nghiệm.
GV hỏi: + ánh sáng có truyền qua sách hay vỏ hộp được không ? 
+ Những vật không cho ánh sáng truyền qua được gọi là gì?
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu ? Khi nào bóng tối xuất hiện ?
KL: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối.
- HS TB nhắc lại.( Quân)
HĐ2. Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng , kích thước của bóng tối 
Cách tiến hành :
+ Theo em hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi không ?
+ Giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi sáng hoặc chiều ?
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn ?
KL: Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng .
- HS TB nhắc lại. ( Hằng)
HĐ3. Trò chơi :xem bóng đoán vật 
Cách tiến hành: 
- Đóng kín cửa làm tối phòng học căng một tờ giấy to làm phông, sử dụng ngọn đèn chiếu, cắt bìa giấy làm hình các nhân vật biểu diễn. 
- HS thực hiện trò chơi 
IV.Củng cố - dặn dò
- Nhận xét chung tiết học .
- Dặn về chuẩn bị bài sau “ ánh sáng cần cho sự sống”.

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa hoc2.doc