Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 27 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 27 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy

NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG

( Liên hệ bộ phận )

I.Mục tiêu

 Giúp HS:

- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất .

 Tích hợp môi trường : Giáo dục cho học sinh nắm và hiểu một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

II.Đồ dùng dạy học

 -Tranh minh hoạ trang 108, 109 SGK

 -Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo, phiếu câu hỏi cho các nhóm HS.

 -4 tấm thẻ có ghi A, B, C, D.

III.Các hoạt động dạy học

 

doc 41 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 27 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Baøi 53
CÁC NGUỒN NHIỆT
( Liên hệ bộ phận )
I.Mục tiêu 
 Giúp HS:
- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt .
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn , tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt . Ví dụ : theo dõi khi đun nấu , tắt bếp đun xong ..
Ä Tích hợp môi trường : Giáo dục cho học sinh nắm và hiểu một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
II.Đồ dùng dạy học 
 -Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu là trời nắng).
 -Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột như sau:
Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt
Cách phòng tránh
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
 1.Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 3 HS lên bảng.
 +Cho ví dụ về vật cách nhiệt, vật dẫn nhiệt và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.
 +Hãy mô tả nội dung thí nghiệm chứng tỏ không khí có tính cách nhiệt.
-Nhận xét câu trả lời cùa HS và cho điểm.
3.Bài mới
+ Sự dẫn nhiệt xảy ra khi có những vật nào ?
 a.Giới thiệu bài:
 Một số vật có nhiệt độ cao dùng để tỏa nhiệt cho các vật xung quanh mà không bị lạnh đi được gọi là nguồn nhiệt. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu về các nguồn nhiệt, vai trò của chúng đối với con người và những việc làm phòng tránh rủi ro, tai nạn hay tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt.
 Ø Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng
-Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
-Yêu cầu: Quan sát tranh minh hoạ, dựa vào hiểu biết thực tế, trao đổi, trả lời các câu hỏi sau:
 +Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh ?
 +Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy ?
-Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh các nguồn nhiệt theo vai trò của chúng: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm. 
 +Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì ?
 +Khí ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn nhiệt nữa không ?
-Kết luận: Các nguồn nhiệt là:
 +Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than, củi, dầu, nến, ga,  giúp cho việc thắp sáng và đun nấu.
 +Bếp điện, mỏ hàn điện, lò sưởi điện đang hoạt động giúp cho việc sưởi ấm, nấu chín thức ăn hay làm nóng chảy một vật nào đó.
 +Mặt Trời luôn tỏa nhiệt làm nóng nhiều vật. Mặt Trời là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của con người, động vật, thực vật. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm Mặt Tời vẫn không bị lạnh đi.
 Ø Hoạt động 2: Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt
+Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào ?
 +Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác ?
- Gọi học sinh trả lời .
- Cho HS hoạt động nhóm 4 HS.
-Phát phiếu học tập và bút dạ cho từng nhóm.
-Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn điện.
-GV đi giúp đỡ các nhóm, nhắc nhở để bảo đàm HS nào cũng hoạt động.
-Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào 1 tờ phiếu để có 1 tờ phiếu đúng, nhiều cách phòng tránh.
-Nhận xét, kết luận về phiếu đúng.
Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt
-Bị cảm nắng.
-Bị bỏng do chơi đùa gần các vật toả nhiệt: bàn là, bếp than, bếp củi, 
-Bị bỏng do bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt.
-Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi.
-Cháy nồi, xoong, thức ăn khi để lửa quá to.
+Tại sao lại phải dùng lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt ?
+Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác ?
-Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, nhớ các kiến thức đã học để giải thích một cách khoa học. Chặt chẽ và lôgíc
 Ø Hoạt động 3: Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt
-GV nêu hoạt động: Trong các nguồn nhiệt chỉ có Mặt Trời là nguồn nhiệt vô tận. Người ta có thể đun theo kiểu lò Mặt Trời. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn kiệt. Do vậy, các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt. Các em cùng trao đổi để mọi người học tập.
-Gọi HS trình bày.
Ä Tích hợp môi trường : Giáo dục cho học sinh nắm và hiểu một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
-Nhận xét, khen ngợi những HS cùng gia đình đã biết tiết kiệm nguồn nhiệt
4.Củng cố
+Nguồn nhiệt là gì ?
 +Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt ?
5.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức tiết kiệm nguồn nhiệt, tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
+ 03 HS lên bảng thực hiện trả lời theo yêu cầu của giáo viên 
+ 02 học sinh nhắc lại tựa bài 
-HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
+Sự dẫn nhiệt xảy ra khi có vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt.
-Lắng nghe.2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
-Tiếp nối nhau trình bày.
+Mặt trời: giúp cho mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô tóc, lúa, ngô, quần áo, nước biển bốc hơi nhanh để tạo thành muối, 
+Ngọn lửa của bếp ga, củi giúp ta nấu chín thức ăn, đun sôi nước, 
+Lò sưởi điện làm cho không khí nóng lên vào mùa đông, giúp con người sưởi ấm, 
+Bàn là điện: giúp ta là khô quần áo, 
+Bóng đèn đang sáng: sưởi ấm gà, lợn vào mùa đông, 
+Các nguồn nhiệt dùng vào việc: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm, 
+Khí ga hay củi, than bị cháy hết thì ngọn lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt không còn nguồn nhiệt nữa.
-Lắng nghevà nêu lại ý chính sau :
+Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than, củi, dầu, nến, ga,  giúp cho việc thắp sáng và đun nấu.
 +Bếp điện, mỏ hàn điện, lò sưởi điện đang hoạt động giúp cho việc sưởi ấm, nấu chín thức ăn hay làm nóng chảy một vật nào đó.
 +Mặt Trời luôn tỏa nhiệt làm nóng nhiều vật. Mặt Trời là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của con người, động vật, thực vật. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm Mặt Trời vẫn không bị lạnh đi.
+Khí Biôga (khí sinh học) là một loại khí đốt, được tạo thành bởi cành cây, rơm rạ, phân,  được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí Biôga là nguồn năng lượng mới, hiện nay đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi.
-Trả lời:
+Ánh sáng Mặt Trời, bàn là điện, bếp điện, bếp than, bếp ga, bếp củi, máy sấy tóc, lò sưởi điện ... 
+Lò nung gạch, lò nung đồ gốm 
-4 HS một nhóm, trao đổi, thảo luận, và ghi câu trả lời vào phiếu.
-Đại diện của 2 nhóm lên dán tờ phiếu và đọc kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
-2 HS đọc lại phiếu.
Cách phòng tránh
-Đội mũ, đeo kính khi ra đường. Không nên chơi ở chỗ quá nắng vào buổi trưa.
-Không nên chơi đùa gần: bàn là, bếp than, bếp điện đang sử dụng.
-Dùng lót tay khi bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt.
-Không để các vật dễ cháy gần bếp than, bếp củi.
-Để lửa vừa phải.
+Đang hoạt động, nguồn nhiệt tỏa ra xung quanh một nhiệt lượng lớn. Nhiệt đó truyền vào xoong, nồi. Xoong, nồi làm bằng kim loại, dẫn nhiệt rất tốt. Lót tay là vật cách nhiệt, nên khi dùng lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt sẽ tránh cho nguồn nhiệt truyền vào tay, tránh làm đổ nồi, xoong bị bỏng, hỏng đồ dùng.
+Vì bàn là điện đang hoạt động, tuy không bốc lửa nhưng tỏa nhiệt rất mạnh. Nếu vừa là quần áo vừa làm việc khác rất dễ bị cháy quần áo, cháy những đồ vật xung quanh nơi là.
-Lắng nghe.
-Tiếp nối nhau phát biểu.
* Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt:
+Tắt bếp điện khi không dùng.
+Không để lửa quá to khi đun bếp.
+Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn.
+Theo dõi khi đun nước, không để nước sôi cạn ấm.
+Cời rỗng bếp khi đun để không khí lùa vào làm cho lửa cháy to, đều mà không cần thiết cho nhiều than hay củi.
+Không đun thức ăn quá lâu.
+Không bật lò sưởi khi không cần thiết.
Ä Tích hợp môi trường : cho học sinh nêu được một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
+ Học sinh trả lời theo câu hỏi giáo viên đặt ra .
+ Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét và tổng kết tiết học .
======ù=====
Tuần: 27
Baøi 54
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
( Liên hệ bộ phận )
I.Mục tiêu 
 Giúp HS:
Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất .
Ä Tích hợp môi trường : Giáo dục cho học sinh nắm và hiểu một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
II.Đồ dùng dạy học 
 -Tranh minh hoạ trang 108, 109 SGK 
 -Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo, phiếu câu hỏi cho các nhóm HS.
 -4 tấm thẻ có ghi A, B, C, D.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi.
 +Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết.
 +Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt, cho ví dụ ?
 +Tại sao phải thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt ? 
+Có các việc làm thiết thực nào để tiết kiệm nguồn nhiệt ?
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 Các nguồn nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với con người và Mặt Trời là nguồn năng lượng vô tận của tạo hoá, là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của mọi sinh vật trên Trái Đất. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 Ø Hoạt động 1: Trò chơi: Cuộc thi “Hành trình văn hoá”
 Cách tiến hành:
-GV kê bàn sao cho cả 4 nhóm đều hướng về phía bảng.
-Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào Ban giám khảo. Ban giám khảo có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm.
-Phát phiếu có câu hỏi cho các đội trao đổi, thảo luận.
-1 HS lần lượt đọc to các câu hỏi: Đội nào cũng phải đưa ra sự lựa chọn của mình bằng cách giơ biển lựa chọn đáp án A, B, C, D.
-Gọi từng đội giải thích ngắn gọn, đơn giản rằng tại sao mình lại chọn như vậy.
-Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1 điểm.
 Lưu ý: GV có quyền chỉ định bất cứ thành viên nào trong nhóm trả lời để phát huy khả năng hoạt động, tinh thần đồng đội của HS. Tránh để HS ngồi chơi. Mỗi câu hỏi chỉ được suy nghĩ trong 30 giây.
-Tổng kết điểm từ phía Ban giám khảo.
-Tổng kết trò chơi
 Câu hỏi và đáp án:
1. 3 loài cây, con vật có thể sống ở xứ lạnh:
a. Cây xương rồng, cây thông, hoa tuy-líp, gấu Bắc cực, Hải âu, cừu.
b. Cây bạch dương, cây thông, cây bạch đàn, chim én, chim cánh cụt, gấu trúc.
c. Hoa tuy-líp, cây bạch dương, cây thông, gấu Bắc cực, chim cánh cụt, cừu.
2. 3loài cây, con vật sống được ở xứ nóng:
a. Xương rồng, phi lao, thông, lạc đà, lợn, voi.
b. Xương rồng, phi lao, cỏ tranh, cáo, voi, lạc đà.
c. Phi lao, thông, bạch đàn, cáo, chó sói, lạc đà.
3. Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu:
 a. Sa mạc c. Ôn  ...  Bò ăn cỏ.
+Hình 9: Sơ đồ các loài tảo à cá à cá hộp (thức ăn của người).
+Bò ăn cỏ, người ăn thị bò.
+Các loài tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
-2 HS lên bảng viết.
Cỏ à Bò à Người.
Các loài tảo à Cá à Người.
-Lắng nghe.
-Thảo luận cặp đôi và trả lời.
+Con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người trong quá trình trao đổi chất lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
+Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các loài động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá.
+Nếu một mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn. Nếu không có cá thì các loài tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn.
+Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
+Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật.
-Lắng nghe và nêu lại ý chính .
+ Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Hoạt động của con người làm thay đổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn môi trường và sinh giới ở nhiều nơi. Con người có thể làm cho môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng rất dễ làm cho chúng bị suy thoái đi. Một khi môi trường bị suy thoái sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các sinh vật khác, đồng thời đe doạ cuộc sống của chính con người. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên, bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật, đặc biệt là bảo vệ rừng. Vì thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật.
-Các nhóm tham gia 
+ 03 HS lên bảng giải thích lưới thức ăn của mình .
- Học sinh trả lời câu hỏi .
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
===========&&&===========
Tuần 35
Baøi 69-70
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I.Mục tiêu :
Ôn tập về :
- Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí , nước trong đời sống 
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất .
- Kĩ năng phán đoán , giải thích qua một số bài tập về nước , không khí , ánh sáng , nhiệt. 
II.Đồ dùng dạy học 
 -Hình minh họa trang 138 SGK và câu hỏi 23, phô tô cho từng nhóm HS.
 -Giấy A4.
 -Thẻ có ghi sẵn một số chất dinh dưỡng và loại thức ăn.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 2 HS lên bảng vẽ chuỗi thức ăn trong tự nhiên, trong đó có con người và giải thích.
-Gọi 2 HS dưới lớp trả lời câu hỏi.
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ?
 +Thực vật có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất ?
-Nhận xét sơ đồ, câu trả lời của HS và cho điểm.
 3.Bài mới
 *Giới thiệu bài:
-Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm và chúng thức ăn có thêm những kiến thức khoa học trong cuộc sống, bài học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về nội dung vật chất và năng lượng, thực vật và động vật.
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng .
 ØHoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
-Tổ chức cho HS thi trong từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Phát phiếu cho từng nhóm.
-Yêu cầu nhóm trưởng đọc nội dung câu hỏi, các thành viên trong nhóm xung phong trả lời, nhận xét, thư ký ghi lại câu trả lời của các bạn.
-Gọi các nhóm HS lên thi.
-1 HS trong lớp đọc câu hỏi, nhóm nào lắc chuông trước, nhóm đó được quyền trả lời. Trả lời đúng, được bốc thăm một phần thưởng.
-Câu trả lời đúng là:
1) Trong quá trình trao đổi chất thực vật lấy vào khí các-bô-níc, nước, các chất khoáng từ môi trường và thải ra môi trường khí ô-xi, hơi nước, các chất khoáng khác.
2) Trong quá trình trao đổi chất của cây. Rễ làm nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng hòa tan trong đất để nuôi cây.
Thân làm nhiệm vụ vận chuyển nước, các chất khoáng từ rễ lân các bộ phận của cây.
Lá làm nhiệm vụ dùng năng lượng ánh sáng Mặt Trời hấp thụ khí các-bô-níc để tạo thành các chất hữu cơ để nuôi cây.
3) Thực vật là cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thự vật.
-GV thu phiếu thảo luận của từng nhóm.
-Nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm.
-Tuyên dương nhóm trả lời nhanh, đúng.
-Kết luận về câu trả lời đúng.
 ØHoạt động 2: Ôn tập về nước, không khí, ánh sáng, sự truyền nhiệt
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Yêu cầu: Nhóm trưởng đọc câu hỏi, các thành viên trong nhóm cùng lựa chọn phương án trả lời và giải thích tại sao.
GV đi giúp đỡ từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
-Gọi HS trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, kết luận về câu trả lời đúng.
1 – b. Vì xung quanh mọi vật đều có không khí. Trong không khí có chứa hơi nước sẽ làm cho nước lạnh đi ngay. Hơi nước trong không khí ở chỗ thành cốc gặp lạnh nên ngưng tụ lại tạo thành nước. Do đó khi thức ăn sờ vào ngoài thành cốc thấy ướt.
-Đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để cốc nước nóng nguội đi nhanh ?
-Gọi HS nêu phương án, GV ghi nhanh lên bảng.
-Kết luận: Các phương án mà các em nêu ra đều đúng, nhưng trong mọi nơi, mọi lúc thì phương án đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh là tối ưu nhất vì nếu nơi không có tủ lạnh thì làm sao chúng ta có đá hoặc để cốc nước vào được. Khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh, cốc nước đã truyền nhiệt sang cho chậu nước. Cốc nước tỏa nhiệt nên nguội đi rất nhanh.
 ØHoạt động 3: Trò chơi: Chiếc thẻ dinh dưỡng
 Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 thành viên tham gia thi.
-Trên bảng GV dán sẵn 4 nhóm Vitamin A, D, B, C và các tấm thẻ rời có ghi tên các loại thức ăn. Trong vòng 1 phút các đội tham gia chơi hãy ghép tên của thức ăn vào tấm thẻ ghi chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. Cứ 1 thành viên cầm thẻ chạy đi ghép xong chạy về chỗ thì thành viên khác mới được xuất phát. Mỗi lần ghép chỉ được ghép một tấm thẻ. Mỗi miếng ghép đúng tính 10 điểm.
-Nhận xét, tổng kết trò chơi.
Thức ăn
Vi-ta-min
Nhóm
Tên
A
D
Nhóm B
C
Sữa và các sản phẩm của sữa
Sữa
X
X
Bơ
X
Pho – mát
X
X
Sữa chua
X
Thịt và cá
Thịt gà
X
Trứng (lòng đỏ)
X
X
X
Gan
X
X
X
Cá
X
Dầu cá thu
X
X
Lương thực
Gạo có cám
X
Bánh mì trắng
X
Các loại rau quả
Cà rốt
X
X
Cà chua
X
X
Gấc
X
Đu đủ chín
X
Đậu Hà Lan
X
X
X
Cải sen
X
X
X
Các loại rau quả
Chanh, cam, bưởi
X
Chuối
X
Cải bắp
X
 ØHoạt động 4: Thi nói về: Vai trò của nước, không khí trong đời sống
 Cách tiến hành:
-GV cho HS tham gia chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
-Luật chơi: Bốc thăm đội hỏi trước. Đội này hỏi, đội kia trả lời. Câu trả lời đúng tính 5 điểm. Khi trả lời đúng mới có quyền hỏi lại.
-GV gợi ý HS hỏi về: Vai trò của nước, không khí đối với đời sống của con người, động vật, thực vật.
-Nhận xét, tổng kết trò chơi.
-Gọi 2 HS trình bày lại vai trò của nước và không khí trong đời sống.
-Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
 4.Củng cố
- Giáo viên nhận xét , đánh giá tiết dạy .
 5.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra cuối năm.
-Nhận xét tiết học.
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài 
-4 HS làm việc trong nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng và GV.
-Đại diện của 3 nhóm lên thi.
-Câu trả lời đúng là:
1) Trong quá trình trao đổi chất thực vật lấy vào khí các-bô-níc, nước, các chất khoáng từ môi trường và thải ra môi trường khí ô-xi, hơi nước, các chất khoáng khác.
2) Trong quá trình trao đổi chất của cây. Rễ làm nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng hòa tan trong đất để nuôi cây.
Thân làm nhiệm vụ vận chuyển nước, các chất khoáng từ rễ lân các bộ phận của cây.
Lá làm nhiệm vụ dùng năng lượng ánh sáng Mặt Trời hấp thụ khí các-bô-níc để tạo thành các chất hữu cơ để nuôi cây.
3) Thực vật là cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thự vật.
-HS nộp phiếu thảo luận của từng nhóm.
-Đại diện HS nhóm nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm.
- Học sinh lắng nghe GV nhận xét .
-Hoạt động trong nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, điều khiển của nhóm trưởng.
-Đại diện của 2 nhóm lên trình bày.
Câu trả lời đúng là:
2 –b. Vì trong không khí có chứa ô-xi cần cho sự cháy, khi cây nến cháy sẽ tiêu hao một lượng khí ô-xi, khi thức ăn úp cốc lên cây nến đang cháy, cây nến sẽ cháy yếu dần và đến khi lượng khí ô-xi trong cốc hết đi thì cây nến tắt hẳn. Khi úp cốc vào ngọn nến, không khí không được lưu thông, khí ô-xi không được cung cấp nên nến tắt.
-Trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau nêu ý tưởng làm cho cốc nước nguội nhanh.
-Các ý tưởng:
+Đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh.
+Thổi cho nước nguội.
+Rót nước vào cốc to hơn để nước bốc hơi nhanh hơn.
+Để cốc nước ra trước gió.
+Cho thêm đá vào cốc nước.
-Hs tham gia chơi
-Trên bảng HS quan sát mẫu dán sẵn 4 nhóm Vitamin A, D, B, C và các tấm thẻ rời có ghi tên các loại thức ăn. Trong vòng 1 phút các đội tham gia chơi hãy ghép tên của thức ăn vào tấm thẻ ghi chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. Cứ 1 thành viên cầm thẻ chạy đi ghép xong chạy về chỗ thì thành viên khác mới được xuất phát. Mỗi lần ghép chỉ được ghép một tấm thẻ. Mỗi miếng ghép đúng tính 10 điểm.
-Hs tham gia chơi
- HS tham gia chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
-Luật chơi: Bốc thăm đội hỏi trước. Đội này hỏi, đội kia trả lời. Câu trả lời đúng tính 5 điểm. Khi trả lời đúng mới có quyền hỏi lại.
- HS trả lời về: Vai trò của nước, không khí đối với đời sống của con người, động vật, thực vật.
-Nhận xét, tổng kết trò chơi.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
===========&&&===========
 Duyệt của Ban Giám Hiệu Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn 
..	..
..	..
..	..
..	..
..	..
..	..
..	..
..	..
..	..
Ngày ......Tháng.......Năm 200....	 Ngày ......Tháng.......Năm 200....
 Hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_27_den_35_nguyen_thi_thu_thuy.doc