Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 34 - Hà Thị Huống

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 34 - Hà Thị Huống

1.KTBC:Chuỗi thức ăn trong tự nhiên

- Thế nào là chuỗi thức ăn?

- Nhận xét cho điểm

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta ôn tập về thực vật và động vật

Hoạt động 1:Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn

*Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi,cây trồng và động vật sống hoang dã

- Y/c hs quan sát hình minh hoạ trang 134, 135 sgk và nói những hiểu biết của minh về những cây trồng và vật nuôi đó.

-Y/c hs nối tiếp nhau trả lời, mỗi hs chỉ nói về 1 tranh

 

docx 4 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 3129Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 34 - Hà Thị Huống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: KHOA HỌC
ƠN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
TUẦN 34 – TIẾT 67
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I/ Mục tiêu:
 Ơn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ ) mối quan hệ về thức ăn của một nhĩm sinh vật.
- Phân tích vai trị của con người với tư cách là một mắc xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Hình trang 134, 135, 136 ,137 SGK
- Giấy A0,bút vẽ 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.KTBC:Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Thế nào là chuỗi thức ăn?
- Nhận xét cho điểm 
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta ôn tập về thực vật và động vật
Hoạt động 1:Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
*Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi,cây trồng và động vật sống hoang dã
- Y/c hs quan sát hình minh hoạ trang 134, 135 sgk và nói những hiểu biết của minh về những cây trồng và vật nuôi đó.
-Y/c hs nối tiếp nhau trả lời, mỗi hs chỉ nói về 1 tranh
- Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào?
-Gv chia lớp thành nhóm 4, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã bằng chữ
-So sánh sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì ?
- GV:Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã ta thấy có nhiều mắt xích hơn.
+ Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau nhau cũng là thức ăn của một số loài vật khác.
+Trên thức tế, trong tự nhiên mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều, tạo thành lưới thức ăn.
KL:sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã:
3.Củng cố – dặn dò
- Về nhà xem lại bài
- Nhận xét tiết học
- Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác
-Lắng nghe
- HS quan sát hình minh hoạ
- HS nối tiếp nhau trả lời
+ Cây lúa:Thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hoà tan trong đất.Hạt lúa là thức ăn của chuột , gà, chim
+ Chuột:chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo,gà
+ Đại bàng:thức ăn của đại bàng là gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều động vật khác
+ Cú mèo:thức ăn của cú mèo là chuột
+ Rắn hổ mang:thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái.Rắn cũng là thức ăn của con người.
+ Gà:Thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn, hổ mang
- Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa
- HS thảo luận nhóm 4
- vẽ sơ đồ
- Trình bày kết quả
 Đại bàng 
 Gà 
 Cây lúa Rắn hổ mang 
 Chuột đồng
 Cú mèo
- Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn
-lắng nghe
-Lắng nghe
Môn: KHOA HỌC
ƠN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (Tiếp theo)
TUẦN 34 – TIẾT 68
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I/ Mục tiêu:
 Ơn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ ) mối quan hệ về thức ăn của một nhĩm sinh vật.
- Phân tích vai trị của con người với tư cách là một mắc xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Phiếu học tập đủ dùng cho các nhóm
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu lại bài học
2.Ơn tập:
 Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta ôn tập về thực vật và động vật(TT)
Hoạt động 2:Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên
*Mục tiêu:Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Y/c hs quan sát hình 136, 137 sgk và kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
-Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có người?
- GV:Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp ch mình, con người đã tăng gia, sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi.Tuy nhiên, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào việc khác.
- Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì?
 - Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
- Chuỗi thức ăn là gì ?
- Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất?
*KL:vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bào vệ sự cân bằng trong tự nhiên. Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật.
3.Củng cố – dặn dò
- Về nhà xem lại bài
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện yều cấu.
-lắng nghe
- Hs quan sát 
+ Hình 7: Người đang ăn cơm và thức ăn.
+ Hình 8: Bò ăn cỏ
+ Hình 9: Các loài tảo- cá- cá hộp (thức ăn con người)
- Các loại tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
- HS lắng nghe.
- Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các loại động vật, môi trường sống của động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá.
- Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn. Nếu không có cá thì các loài tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn.
- Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác
- Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxKH 34.docx