Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 4 đến 34 - Trần Thị Cương

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 4 đến 34 - Trần Thị Cương

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 - Biết phân biệt thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.

 - Biết được để có sức khoả tốt phỉa ăn phối hợ nhiếu loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.

 - Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiếu chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min vq2 chất khoáng; ăn vứa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.

II. CHUẨN BỊ:

- SGK

- Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 113 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 4 đến 34 - Trần Thị Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 03/09/09	Tuần: 4
Môn: Khoa học 	Tiết: 7
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?
	(Chuẩn KTKN: 92; SGK: 16)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
	- Biết phân biệt thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
	- Biết được để có sức khoả tốt phỉa ăn phối hợ nhiếu loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
	- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiếu chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min vq2 chất khoáng; ăn vứa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Vai trò của các chất Vitamin, chất khoáng và chất xơ
- Nêu vai trò của các chất Vitamin, khoáng và xơ?
- Kể các thức ăn có chứa Vitamin, chất khoáng, chất xơ.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
 + Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên đổi món ăn? 
- GV đi từng nhóm hướng dẫn, đưa ra các câu hỏi phụ nếu cần.
 + Nhắc lại tên một số thức ăn mà các em thường ăn?
 + Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố định thì các em sẽ thấy thế nào?
 + Có lọai thức ăn nào chứa nay đủ các chất dinh dưỡng không?
 + Điều gì xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau, quả? Và ngược lại?
- Đại diện nhóm phát biểu.
- GV nhận xét, kết luận: Không có loại thức ăn nào chứa tất cả các chất dinh dưỡng, vì vậy chúng ta phải phối hợp và thường xuyên thay đổi món ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
Hoạt động 2: Làm việc với sgk tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu “tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho 1 người trong 1 tháng”.
- HS làm việc theo cặp (hỏi – trả lời)
 + Nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa phải hoặc ăn có mức độ?
 + Nhóm thức ăn nào chỉ nên ăn ít hoặc ăn hạn chế?
- GV nhận xét, kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải, hạn chế chất béo, muối, không nên ăn nhiều đường.
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin SGK/17
Hoạt động 3: Trò chơi Đi chợ
- GV tổ chức cho HS thi kể tên các thức ăn, đồ uống hằng ngày.
- GV hướng dẫn HS nhậïn xét bạn chọn thức ăn đủ dinh dưỡng, có lợi cho thức khỏe.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại các nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn hạn chế, 
- Dặn HS ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nói lại với người thân về nội dung tháp dinh dưỡng.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật vá đạm thực vật.
- 2, 3 HS trả lời
 - Các nhóm thảo luận.
+ Vì một loại thức ăn không cung cấp đủ dinh dưỡng, ăn hoài một rất dễ chán ăn
+ Trứng, cá, cải xanh
+ Chán ăn.
+ Không có loại thức ăn nào có đủ các chất dinh dưỡng.
+ Cơ thể thiếu chất dẫn đến mệt mỏi
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tháp dinh dưỡng (SGK/17).
- HS hỏi đáp theo cặp, nói tên nhóm thức ăn: cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế.
 - Các cặp trình bày.
 - HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc phần thông tin
- HS thi kể tên thức ăn, đồ uống.
- HS nhận xét.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: o4/09/09	Tuần: 4
Môn: Khoa học 	Tiết: 8
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ 
ĐẠM THỰC VẬT?
	(Chuẩn KTKN: 92; SGK: 18)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Biết được cần phối hợp đạm ĐV và đạm TV để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
II. CHUẨN BỊ:
SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Tại sao can phối hợp nhiều loại thức ăn.
 + Tại sao phải phối hợp nhiều loại thức ăn?
 + Thế nào là 1 bữa ăn cân đối?
- Nhận xét – cho điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Thi kể tên các món thức ăn có nhiều chất đạm.
- GV chọn 10 HS chia làm 2 đội. 
-Mỗi đội cử đội trưởng lên rút thăm nói trước.
- GV hướng dẫn cách chơi.(SGV/49)
- GV đánh giá và đưa ra kết quả: đội nào ghi được nhiều tên món ăn là thắng cuộc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm ĐV và đạm TV
- GV yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn đã lập.
- GV đặt vấn đề: 
 + Tại sao nên ăn phối hợp đạm động vật – đạm thực vật? Giải thích?
 + Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn? 
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi loại đạm có chứa những chất dinh dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. Ăn phối hợp cả đạm ĐV và đạm TV sẽ giúp cơ thể sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin SGK/19.
4. Củng cố – dặn dò:
-Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 9.
- 2 HS trả lới.
- Hai đội bắt đầu chơi như hướng dẫn.
- 2 đội lần lượt kể các thức ăn chứa nhiều chất đạm.
- Thư ký viết tên các món ăn chứa nhiều chất đạm mà đội mình đã kể lên bảng.
+ Vì đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng khó tiêu, còn đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý.
+ Vì chất đạm do cá cung cấp dễ tiêu hơn thịt của các loại gia súc, gia cầm.
- HS đọc
- HS trả lời.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 10/09/09	Tuần: 5
Môn: Khoa học 	Tiết: 9
SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
 	 (Chuẩn KTKN: 92; SGK: 20)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
Nêu lợi ích của muối I-ốt (giúp cơ yhể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao).
II. CHUẨN BỊ:
SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Tại sao phải ăn phối hợp đạm động vật – đạm thực vật?
- Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo
- GV chọn 10 HS chia thành 2 đội. 
- GV hướng dẫn cách chơi.
- 2 đội lần lượt kể các thức ăn chứa nhiều chất béo.
- Đội nào nói chậm, nói sai, nói trùng tên món ăn với đội bạn là thua. 
- Cuối cùng, đội nào ghi được nhiều tên món ăn hơn là thắng cuộc.
- GV đánh giá và đưa ra kết quả.
Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật 
 - GV yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn đã lập và chỉ ra món nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật.
- GV đặt vấn đề: Tại sao nên ăn phối hợp béo động vật – thực vật? Giải thích?
- GV chốt ý (SGV/53).
Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của muối i-ôt và tác hại của ăn mặn
- Tại sao chúng ta nên sử dụng muối i-ốt?
- GV giảng: Khi thiếu I-ôt, tuyến giáp phải tăng cường hoạt động vì vậy dễ gay ra u tuyến giáp. Do tuyến giáp ở mặt trước cổ, nên hình thành bước cổ. Thiếu I-ốt gây nhiều rối loạn chức năng trong cơ thể và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, true em bị kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
- GV cho HS thảo luận (nhóm 2)
 + Làm thế nào để bổ sung I-ốt cho cơ thể?
 + Tại sao không nên ăn mặn?
- GV nhận xét và kết luận (mục Bạn cần biết – SGK/21).
4. Củng cố – dặn dò:
- GV yêu cầu HS trả lời: Tại sao không nên chỉ ăn béo động vật hoặc béo thực vật?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài10.
- HS trả lời.
- Hai đội bắt đầu chơi như hướng dẫn.
- HS đọc lại danh sách và thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi
- Vì thiếu muối i-ốt cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí lực.
+ Để phòng tránh các rối loạn do thiếu i-ốt nên ăn muối có bổ sung i-ốt.
+ Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK/21
- HS trả lời.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 11/09/09	Tuần: 5
Môn: Khoa học 	Tiết: 10
ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN. 
SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN 
	(Chuẩn KTKN: 93; SGK: 22)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Nêu được:
+ Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (Giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng,bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hó chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người).
+ Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chọn thức ăn tươi, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết)
- GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định ... ïn làm việc
Ngày dạy: 27/04/10	Tuần: 33
Môn: Khoa học	Tiết: 65
QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
(Chuẩn KTKN: 103; SGK: 130)
I. MỤC TIÊU:
	- Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2. Bài cũ: Trao đổi chất ở động vật
- Trong quá trình sống, thực vật lấy vào những gì và thải ra môi trường những gì?
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
Hoạt động 1: Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK/130
 + Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình. (HSY)
 + Ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ. (HSG)
- “Thức ăn” của cây ngô là gì?
- Từ những “thức ăn” đó, cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?
- Kết luận: chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất như nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi cơ the.å
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật
- Yêu cầu HS quan sát các tranh ở SGK/131
 + Thức ăn của châu chấu là gì?
 + Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì?
 + Thức ăn của ếch là gì?
 + Giữa châu chấu và ếch có mối quan hệ gì?
- Yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết SGK/130
- Về xem lại bài 
- Chuẩn bị bài Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời
- Quan sát hình 1, trả lời:
 + Hình 1: mặt trời, cây ngô, khí cac-bô-níc, nước, các chất khoáng, mũi tên, 
 + Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các-bô-níc được cây ngô hấp thụ qua lá.
 + Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết cây ngô hấp thụ nước, các chất khoáng từ rễ.
 + Mũi tên để thể hiện mối quan hệ về thức ăn.
- Nước, chất khoáng, khí các-bô-níc, ánh sáng.
- Cây ngô chế tạo ra chất bột đường, chất đạm, 
- Lắng nghe
- HS quan sát, trả lời:
 + Lá ngô
 + Cây ngô là thức ăn của châu chấu
 + Châu chấu
 + Châu chấu là thức ăn của ếch
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Vài HS đọc
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 29/04/10	Tuần: 33
Môn: Khoa học	Tiết: 66
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
(Chuẩn KTKN: 103; SGK: 132)
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
	- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết và vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa lá ngô, châu chấu và ếch.
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK/132 và trả lời:
 + Thức ăn của bò là gì? (HSY)
 + Giữa cỏ và bò có mối quan hệ gì? (HSY)
 + Phân bò được phân huỷ trở thành chất gì cung cấp cho cỏ?
 + Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì? (HSY)
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ.
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm
- Nhận xét
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2, SGK/133
 + Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ
 + Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ
- GV giảng: Trong sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2: cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh, các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng. Những chất khoáng này trở thành thức ăn của cỏ và những cây khác.
- Nêu một số ví dụ về chuỗi thức ăn
- Chuỗi thức ăn là gì?
- Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài
- Chuẩn bị bài Ôn tập
- Nhận xét tiết học
- HS trình bày
- HS quan sát hình 1, trả lời:
 + Thức ăn của bò là cỏ.
 + Cỏ là thức ăn của bò
 + Phân bò phân huỷ trở thành chất khoáng cung cấp cho cỏ
 + Phân bò là thức ăn của cỏ
- HS thực hành theo nhóm 6, nhóm trưởng điều khiển các bạn giải thích sơ đồ
- (HSG) đại diện nhóm trình bày sơ đồ
- HS quan sát sơ đồ, trả lời:
 + cỏ, thỏ, cáo, vi khuẩn, mũi tên, 
 + Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, cáo chết phân huỷ thành chất khoáng, chất khoáng là thức ăn của cỏ.
- Lắng nghe
- HS nêu
- Là những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 04/05/10	Tuần: 34
Môn: Khoa học	Tiết: 67
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
(Chuẩn KTKN: 103; SGK: 134)
I. MỤC TIÊU:
	Ôn tập về: 
	- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2. Bài cũ: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Chuỗi thức ăn là gì? cho VD về chuỗi thức ăn
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Ôn tập: Thực vật và động vật
Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
- Yêu cầu HS quan sát các hình SGK/134, 135 và nói những hiểu biết của em về những cây trồng, vật nuôi đó.
- Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào?
- Yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài 
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời
- Quan sát các hình, HS nối tiếp phát biểu:
 + Cây lúa là thức ăn của chuột, gà
 + Chuột ăn lúa, chuột là thức ăn của gắn, đại bàng, gà
 + Đại bàng ăn gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều động vật khác.
 + Cú mèo ăn chuột
 + Rắn ăn gà, chuột, rắn là thức ăn của người
 + Gà ăn thóc, sâu bọ, gà là thức ăn của đại bàng, rắn.
- Mối quan hệ thức ăn này bắt đầu từ cây lúa
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn vẽ và giải thích sơ đồ
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm giải thích sơ đồ
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 06/05/10	Tuần: 34
Môn: Khoa học	Tiết: 68
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (tt)
(Chuẩn KTKN: 103; SGK: 134)
I. MỤC TIÊU:
	Ôn tập về:
	+ Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
	- GDBVMT: Giáo dục HS tác hại của việc săn bắt thú rừng và phá rừng bừa bãi.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Ôn tập: Thực vật và động vật
Hoạt động 2: Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên
- Yêu cầu HS quan sát các hình SGK/136, 137:
 + Kể tên những gì được vẽ trong hình. (HSY)
 + Dựa vào các hình trên, hãy nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người. (HSY)
- Yêu cầu 2HS vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có con người
- Con người có phải là một mắt xích trong chuỗi thức ăn không? Vì sao?
- Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
- Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái đất?
- Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên?
- Kết luận: 
 + Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
 + Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố trong tự nhiên. Sự sống trên Trái đất được bắt đầu từ thực vật. Bởi vậy, chúng ta cần bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ rừng.
3. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài
- Chuẩn bị bài Ôn tập
- Nhận xét tiết học
- HS quan sát các hình, trả lời:
 + Hình 7: cả gia đình đang ăn cơm, có cơm, rau, thức ăn.
 + Hình 8: Bò ăn cỏ
 + Hình 9: Sơ đồ các loại tảo à cá à cá hộp
 + Bò ăn cỏ, người ăn thịt bò. Các loại tảo là thức ăn của cá, cá nhỏ là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
- 2HS lên vẽ sơ đồ
- Con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
- HS quan sát sơ đồ, trả lời:
 + cỏ, thỏ, cáo, vi khuẩn, mũi tên, 
 + Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, cáo chết phân huỷ thành chất khoáng, chất khoáng là thức ăn của cỏ.
- Lắng nghe
- HS nêu
- Là những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_4_den_34_tran_thi_cuong.doc