Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 13+14

Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 13+14

I. Mục tiêu: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

II. Đồ dùng dạy – học -Thông tin và hình trang 28,29 SGK

III. Hoạt động dạy – học

Hoạt động 1: thực hành làm bài tập trong SGK.

* Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân

GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.

Bước 2: Làm việc cả lớp . GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân.

Dưới đây là đáp án: 1-b; 2-b; 3-a; 4-b; 5 –b.

kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?

Lưu ý: GV thông tin đoạn tin sau để HS hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh sót xuất huyết : Tại hội nghị bàn về các biện pháp dập dịch sốt xuất huyết khu vực phía nam, ngày 22 –6-2004, theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế: “ 6 tháng đầu năm, cả nước có 17754 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết với 33 ca tử vong 92,3% người bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi, đáng chú ý là do nhập viện trễ (sau 3 ngày mắc bệnh) nên nhiều bệnh nhân không tránh nổi tử vong. Theo số liệu ban đầu, có đến 74,2% trường hợp chết trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện ” (Theo Thanh Tùng, báo Thanh Niên , thứ tư, 23 –6- 2004).

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 13+14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học (Tiết 13)
 phòng bệnh sốt xuất huyết
I. Mục tiêu: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
II. Đồ dùng dạy – học -Thông tin và hình trang 28,29 SGK 
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: thực hành làm bài tập trong SGK.
* Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp . GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân.
Dưới đây là đáp án: 1-b; 2-b; 3-a; 4-b; 5 –b.
kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
Lưu ý: GV thông tin đoạn tin sau để HS hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh sót xuất huyết : Tại hội nghị bàn về các biện pháp dập dịch sốt xuất huyết khu vực phía nam, ngày 22 –6-2004, theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế: “6 tháng đầu năm, cả nước có 17754 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết với 33 ca tử vong92,3% người bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi, đáng chú ý là do nhập viện trễ (sau 3 ngày mắc bệnh) nên nhiều bệnh nhân không tránh nổi tử vong. Theo số liệu ban đầu, có đến 74,2% trường hợp chết trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện ” (Theo Thanh Tùng, báo Thanh Niên , thứ tư, 23 –6- 2004).
Kết luận: - Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh.
- Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, bệnh nặng có thể gây chết người nhanh chóng trong vòng từ 3 đến 5 ngày. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS : - BIết thực hiện cách cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - Có ý thức trong việc ngăn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan át các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK trả lời các câu hỏi 
- Chỉ nói về nội dung của từng hình.
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
Gợi ý trả lời: Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, bạn nam dang khơi thông cống rãnh (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm).
Hình 4: Chum nước có nắp đậy (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
Bước 2: GV yêu cầu Hs thảo luận câu hỏi:
- Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy.?
Kết luận: Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh , diệt muỗi , diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt . cần có thói quen ngủ màn , kể cả ban ngày 
Khoa học ( Tiết 14)
 phòng bệnh viêm não
I. Mục tiêu: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
II. Đồ dùng dạy – học: hình trang 30,31 SGK 
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Trò chơi “ai nhanh, ai đúng?”
* Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm:
	- Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng .
	- Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát hiện ra âm thanh)
* Cách tiến hành: Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi
- Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các câu hỏi và các câu trả lời trang 30 SGK rồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu trả lời nào. Sau đó sẽ cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng . Cử một bạn khác lắc chuông để báo hiệu là nhóm đã làm xong.
- Nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Làm việc theo nhóm . HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Làm việc cả lớp. GV ghi rõ nhóm nào làm xong trước, nhóm nào làm xong sau. Đợi tất cả các nhóm cùng xong, GV mới yêu cầu các em giơ đáp án.
Dưới đây là đáp án: 1-c; 2-d; 3-b; 4-a.
Hoạt động 2: quan sát và thảo luận.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời các câu hỏi : - Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đói với việc phòng tránh bệnh viêm não. Gợi ý trả lời:
 Hình 1: Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt)
 Hình 2: Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não.
 Hình 3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà ở.
 Hình 4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trừơng xung quanh nhà ở: quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch nơi đọng nước, lấp vũng nước,
Bước 2: GV yêu cầu Hs thảo luận câu hỏi:
Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não?
(Phần này GV gợi ý đểcác em liên hệ cho sát thực tế ở điạ phương)
Kết luận:
 - Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muõi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
- Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tiet_1314.doc