Kể chuyện
Tiết 15: HAI ANH EM
I. MỤC TIÊU – YÊU CẦU:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Kể từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý.
- Biết tưởng tượng những chi tiết không có trong chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết gợi ý a, b, c, d.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Kể lại: Câu chuyện bó đũa - 2 HS kể.
Tuần thứ 15: Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2005 Chào cờ Tiết 15: Tập trung toàn trường Tập đọc Tiết 52+53: Hai anh em I. mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩa của hai nhân vật (người em và người anh). 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới - Hiểu nghĩa các từ đã chú giải - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình anh em, anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa bài tập đọc trong SGK. III. các hoạt động dạy học: Tiết 1 A. KIểm tra bài cũ. - 2, 3 học thuộc lòng khổ thơ em thích trong bài: Tiếng võng kêu. - Nội dung bài thơ nói gì ? - Tình cảm yêu thương của nhà thơ nhỏ đối với em gái đối với quê hương. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: 2.1. GV đọc mẫu toàn bài. - HS nghe. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu: - GV uốn nắn tư thế đọc cho HS - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. b. Đọc từng đoạn trước lớp - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. - Chú ý ngắt giọng đúng các câu. + Bảng phụ c. Đọc từng đoạn trong nhóm - 4 đoạn d. Thi đọc giữa các nhóm - Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài. Tiết 2: 3. Tìm hiểu bài: Câu 1: - 1 HS đọc yêu cầu - Lúc đầu 2 anh em chia lúa như thế nào ? - Họ chia lúa thành 2 đống bằng nhau, để ở ngoài đồng. - Người em nghĩ gì và đã làm gì ? - Người em nghĩ :Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phấn của mình cũng bằng phần của anh thì không công bằng". Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm và phần của anh. Câu 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Người anh nghĩ gì và đã làm gì ? - Người anh nghĩ: Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần lúa của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng nghĩ vậy, anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. Câu 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Mỗi người cho thế nào là công bằng ? *Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nên 2 anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng, chia phần nhiều hơn cho người khác. - Anh hiểu công bằng là gì chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vật vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con. Câu 4: - 1 HS đọc yêu cầu - Hãy nói một câu về tình cảm của 2 anh em - Hai anh em rất yêu thương nhau sống vì nhau 4. Luyện đọc lại: - Thi đọc chuyện 5. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS biết nhường nhịn, yêu thương anh chị em để cuộc sống gia đình hạnh phúc. Toán Tiết 71: 100 trừ đi một số i. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Vận dụng các kiến thức kỹ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm được cách thực hiện phép trừ có dạng: 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc có 2 chữ số. - Thực hành tính trừ dạng: 100 trừ đi một số (trong đó có tính nhẩm với trường hợp 100 trừ đi một số tròn chục có 2 chữ số, tính viết và giải toán). iii. Các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng lớp - Lớp làm bảng con 52 – 18 ; 68 - 29 - Nhận xét chữa bài. b. Bài mới: 1. Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100-36 và 100-5: 100 100 36 5 064 095 - Nêu cách đặt tính ? - Cho HS nêu SGK - Nêu cách tính ? *Lưu ý: Đặt tính viết đầy đủ (064) viết hàng ngang không cần viết số 0 bên trái viết 64. 2. Thực hành: Bài 1: Tính - HS làm SGK - Nêu cách đặt tính ? - Nêu cách tính ? 100 100 100 100 4 9 22 3 096 091 078 097 Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS tính nhẩm 100-20 Nhẩm 10 chục trừ 2 chục bằng 8 chục. Vậy 100-20=80 - 4 HS lên bảng - Gọi 1 số đọc, nhận xét 100 – 70 = 30 100 – 40 = 60 100 – 10 = 90 Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Nêu kế hoạch giải Bài giải: - 1 em tóm tắt Số hộp sữa bán được trong buổi chiều là: - 1 em giải 100 – 24 = 76 (hộp sữa) Đáp số: 76 hộp sữa C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Đạo đức Tiết 15: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng (T1) I. Mục tiêu:- 1. Kiến thức: - Vì sao cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. - Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. 3. Thái độ: - Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự vệ sinh công cộng. II. hoạt động dạy học: - Đồ dùng thể hiện hoạt động 2 (T1) - Tranh ảnh hoạt động 1, 2 (T1) II. hoạt động dạy học: Tiết 1: A. Kiểm tra bãi cũ: - Giữ trường lớp có phải là bổn phận cảu mỗi học sinh không ? - 2 HS nêu b. Bài mới: *Hoạt động 1: Phân tích tranh *Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được một biểu hiện cụ thể về giữ gìn trật tự nơi công cộng. *Cách tiến hành: - Nội dung tranh nêu gì ? - Việc chen lấn xô đẩy có tác hại gì? - 1 số HS chen lấn xô đẩy - Làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. - Qua việc này các em rút ra được điều gì ? - Không nên làm mất trật tự nơi công cộng. *Kết luận: Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như thế là làm mất trật tự nơi công cộng. *Hoạt động 2: Xử lý tình huống. *Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu một biểu hiện cụ thể về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. *Cách tiến hành: - Giới thiệu tình huống qua tranh trên ô tô một bạn nhỏ đang tay cầm bánh mì ăn và nghĩ "bỏ rác vào đâu bây giờ" - Cách ứng sử như vậy có lợi, có hại gì ? - Làm bẩn sàn xe, đường xá gây nguy hiểm cho người xung quanh. - Chúng ta cần chọn cách ứng xử nào vì sao ? - Cần gom rác lại, bỏ vào túi ni lông, bỏ đúng nơi quy định. *Kết luận: Vứt rác bừa bãi làm bẩn ra sàn xe, gây nguy hiểm cần gom rác lại, bỏ đúng nơi quy định. *Hoạt động 3: Đàm thoại *Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được lợi ích và những việc cần làm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. *Cách tiến hành: - Các em biết những nơi công cộng nào ? - Trường học, chợ, bệnh viện, trạm y tế - Nơi đó có ích lợi gì ? - Mang lại nhiều lợi ích - Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng các em cần làm gì ? - Giúp mọi công việc của con người được thuận lợi. *Kết luận: - Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người: trường học là nơi học tập, bệnh viện - Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét đánh giá giờ học - Thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng. Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2005 Thể dục Tiết 29: Bài 29: Trò chơi: vòng tròn - đi đều I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Tiếp tục ôn đi đều 2. Kỹ năng: - Biết cách chơi và kết hợp vần điệu, tham gia chơi ở mức độ ban đầu. - Thực hiện động tác tương đối chính xác. 3. Thái độ: - Tích cực tự giác học môn thể dục. II. địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ vòng tròn III. Nội dung - phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. phần Mở đầu: 1. Nhận lớp: - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số. - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 6' ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D 2. Khởi động: - Xoay các khớp cổ tay, côt chân X X X X X D X X X X X - Cán sự điều khiển - Đi dắt tay nhau chuyển thành đội hình vòng tròn. - Ôn bài thể dục phát triển chung. 1 lần - Cán sự điều khiển B. Phần cơ bản: 24' - Trò chơi: Vòng tròn - Đi đều và hát C. củng cố – dặn dò: 5' - Cúi người thả lỏng 6-8 lần - Cúi lắc người thả lỏng 8 lần - Nhảy thả lỏng 5-6 lần - GV hệ thống bài 1-2' - Nhận xét, giao bài về nhà. 1-2' Kể chuyện Tiết 15: Hai anh em I. Mục tiêu – yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Kể từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý. - Biết tưởng tượng những chi tiết không có trong chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết gợi ý a, b, c, d. iII. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại: Câu chuyện bó đũa - 2 HS kể. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể chuyện: 2.1. Kể từng phần câu chuyện - 1 HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS kể. Mỗi gợi ý ứng với nội dung 1 đoạn trong truyện. - Yêu cầu 1 HS kể mẫu - 1 HS giỏi kể mẫu 1 đoạn - Kể chuyện trong nhóm - HS kể theo nhóm 4 - GV theo dõi các nhóm kể - Các nhóm thi kể - Đại diện các nhóm thi kể trước lớp - Sau mỗi lần HS một nhóm đóng vai cả lớp nhận xét về các mặt: Nội dung cách diễn đạt, cách thể hiện. 2.2. Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng. - 1 HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc lại đoạn 4 của truyện. - Nhiệm vụ của các em là nói đoán ý nghĩ của hai anh em. - ý nghĩ của người anh - Em mình tốt quá/hoá ra em mình làm chuyện này. Em thật tốt chỉ lo cho anh. - ý nghĩ của người em ? - Hoá ra anh mình làm chuyện này/ Anh thật tốt với em. 2.3. Kể toàn bộ câu chuyện. - 1 đọc yêu cầu. - Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau kể theo 4 gợi ý. - Nhận xét bình chinh cá nhân nhóm kể hay nhất. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Chính tả: (Tập chép) Tiết 29: Hai anh em I. Mục đích - yêu cầu: 1. Chép lại chính xác trình bày đúng đoạn 2 của chuyện Hai anh em. 2. Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu vần dễ lẫn: ai/ay, s/x, ât/âc II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung cần chép. III. hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc cho HS viết: Lấp lánh, nặng nề - HS viết bảng con. - Nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn tập chép: 2.1. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - GV đọc đoạn chép trên bảng - HS nghe - 2 HS đọc lại đoạn chép. - Tìm những câu nói suy nghĩ của người em ? - Anh mình còn phải nuôi vợ emcông bằng. - Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu cấu nào ? - Được đặt trong ngoặc kép ghi sau dấu hai chấm. - Viết từ khó - HS tập viết bảng con: nghỉ, nuôi, công bằng. 2. Chép bài vào vở: - Muốn viết đúng các em phải làm gì ? - Nhìn chính xác từng cụm từ. - Muốn viết đẹp các em phải ngồi như thế nào ? - Ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, để vở - Nêu cách trình bày đoạn văn ? - Viết tên đầu bài giữa trang, chữ đầu đoạn viết lùi vào một ô. - HS chép bài vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn tư thế cho học sinh. - Đọc cho HS soát lỗi - HS soát lỗi, đổi chéo vở nhận xét 3. Chấm, chữa bài: - Chấm 5, 7 bài nhận xét 4. Hướng dần làm bài tập: Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu - Tìm 2 từ có tiếng chứa vần ai ? - Ai: Chai, dẻo dai - Tìm 2 từ có tiếng chứa vần ai ? - Máy bay ... 4. Luyện đọc lại: - Bài có những nhân vật nào ? - Người dẫn chuyện, bé Giang, chị Liên - Thi đọc truyện theo vai - 2, 3 nhóm thi đọc theo vai. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán Tiết 74: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố kỹ năng trừ nhẩm. - Củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ (dạng đặt tính theo cột). - Củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép trừ. - Củng cố cách vẽ đường thẳng (qua 2 điểm, qua 1 điểm). II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước A, B và nêu cách vẽ. A B - Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước C, D và chấm điểm E sao cho E thẳng hàng với C, D. E thẳng hàng với C, D. C D E - Thế nào là 3 điểm thẳng hàng với nhau. - Là 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng. - Nhận xét, chữa bài B. Bài mới: Bài 1: Tính nhẩm và ghi kết quả vào sách. - 1 HS nêu yêu cầu 12 – 7 = 5 14 – 7 = 7 16 – 6 = 10 11 – 3 = 8 13 – 8 = 5 15 – 8 = 7 Bài 2: Tính - Yêu cầu HS tính và ghi kết quả vào sách 56 74 88 40 93 18 29 39 11 37 38 45 49 29 56 - Nêu cách thực hiện ? - Vài HS nêu Bài 3: Tìm x - Yêu cầu HS làm bảng con 32 – x = 18 x = 32 – 18 x = 14 20 - x = 2 x = 20 – 2 x = 18 - Muốn tìm số bị trừ là làm thế nào ? - Nhận xét x - 17 = 25 x = 25 + 17 x = 42 Bài 4: - 1 HS đọc đề toán a. Đi qua 2 điểm M, N b. Đi qua điểm O M N O c. Đi qua 2 trong 3 điểm. - GV hướng dẫn HS làm C. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. Tự nhiên xã hội Tiết 15: Trường học I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Tên trường, địa chỉ, của trường mình và ý nghĩa của tên trường. - Mô tả một cách đơn giản về quang cảnh của trường (vị trí các lớp học, phòng làm việc, sân vườn trường). - Cơ sở vật chất của trường và một số hoạt động diễn ra trong trường. - Tự hào và yêu quý trường học của mình. II. Đồ dùng – dạy học: - Hình vẽ trong SGK trang 32, 33 III. các Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống. - Hoa quả, rau thức ăn ôi thiu - Để đề phòng nhà chúng ta cần làm gì ? - 2HS nêu B. Bài mới: *Giới thiệu bài: Các em ở trường nào ? - HS trả lời - Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về trường của mình ? *Hoạt động 1: Quan sát trường học. *Mục tiêu: Biết quan sát và mô tả một cách đơn giản cảnh quan trường của mình *Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức cho HS đi thăm quan các lớp học. - HS tập trung tại cổng trường - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi - Trường của chúng ta có tên là gì ? - Trường tiểu học Lê Văn Tám. - Các lớp học ? - Đứng trong sân quan sát các lớp học, phân biệt từng khối lớp. - Trường có bao nhiêu lớp ? - Có 25 lớp - Khối 5 gồm mấy lớp ? - Khối lớp 5 có 5 lớp. - Khối 4 gồm mấy lớp ? - Khối lớp 4 có 5 lớp. - Khối 3 gồm mấy lớp ? - Khối lớp 3 có 5 lớp. - Khối 2 gồm mấy lớp ? - Khối lớp 2 có 5 lớp. - Khối 1 gồm mấy lớp ? - Khối lớp 1 có 5 lớp. *Các phòng học khác - Ban giám hiệu, Phòng Hội đồng *Sân trường và vườn trường - HS quan sát sân trường, vườn trường nhận xét. Bước 2: (Trong lớp) Tổng kết buổi thăm quan nhớ lại quang cảnh trường. Bước 3: Yêu cầu HS nói với nhau về quang cảnh của trường. - HS thảo luận nhóm 2 - Các nhóm nói trước lớp. *Kết luận: Trường học có sân vườn, phòng học *Hoạt động 2: Làm việc với sách. *Mục tiêu: Một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế *Cách tiến hành: Bước 1: - Ngoài các phòng học - Bước 2: Cả lớp - Sắp xếp gọn gànggia đình - Thức ăn không nên để - Xem xét trong nhàở đâu. - Không nên. - Các loạinhầm lẫn. *Hoạt động 3: Đóng vai *Mục tiêu: Biết cách xử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - Các nhóm đưa tình huống. - Nhóm 1 và 2: Tập cách ứng xử khi bản thân bị ngộ độc. - Nhóm 3 và 4: Sẽ tập cách ứng xử khi 1 người thân trong gia đình bị ngộ độc. - Các nhóm đưa ra tình huống và phân vai, tập đóng vai trong nhóm. Bước 2: Các nhóm lên đong vai - Nhận xét *Kết luận: Khi bị ngộ độc cần báo ngay cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thứ gì ? c. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. Thứ sáu, ngày 15 tháng 12 năm 2005 Âm nhạc Tiết 15: ôn 3 bài hát: Chức mừng sinh nhật, cộc cách tùng cheng, chiến sĩ tí hon I. Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu và lời ca. - Tập hát kết hợp trò chơi hoặc vận động. II. chuẩn bị: - Một vài nhạc cụ quen gõ. III. Các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên hát 1 trong 3 bài hát đã học. - 2, 3 HS lên hát b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: *Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát đã học. 1. Ôn tập bài hát: Chúc mừng sinh nhật - Cho HS tập hát thuộc lời ca - HS tập hát thuộc lời ca. - Hát kết hợp gõ đệm (đệm theo phách, đệm theo nhịp) - HS thực hiện - Tập hát nối tiếp từng câu ngắn - HS nối tiếp nhau hát lần lượt đến hết bài. - Tập biểu diễn đơn ca tốp ca trước lớp - HS thực hiện tập biểu diễn kết hợp phụ hoạ. 2. Ôn tập bài hát: - Cộc cách tùng cheng. - Yêu cầu HS hát thuộc lời ca - HS tập hát thuộc lời ca. - Hát kết hợp trò chơi - HS thực hiện - Tập đệm theo phách đệm theo nhịp. - HS hát đệm theo phách, nhịp 1 tổ hát, 2 tổ đệm theo phách. *Hoạt động 2: Nghe nhạc - Chọn 1 bài hát được diễn tấu bằng nhạc cụ. C. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại thêm một trong 3 bài hát đã học. - HS hát 1 trong 3 bài hát đã học. - Về ôn lại 1 trong 3 bài hát đã học. Chính tả: (Nghe – viết) Tiết 30: Bé hoa I. Mục đích yêu cầu: 1. Nghe viết chính xác trình bày đúng một đoạn bài Bé Hoa. 2. Tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn ai/ay, s/x, ât/âc II. đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. III. các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết: Sáng sủa, sắp xếp. - Cả lớp viết bảng con. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn nghe – viết: 2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: - 2 HS đọc - GV đọc bài chính tả - HS nghe - Em Nụ đáng yêu như thế nào ? - Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đén láy. - Trong bài những chữ nào được viết hoa ? - Chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng. + Viết từ khó: - Cả lớp viết bảng con: tròn, võng, trước 2.2. HS viết bài vào vở: - GV đọc cho HS viết - HS viết bài - Đọc cho HS soát lỗi - HS tự soát lỗi ghi ra lề vở. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra. 2.3. Chấm chữa bài: - Chấm 5-7 bài nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Tìm những từ có tiếng chứa vần ai, hoặc ay. - Cả lớp làm bảng con a) Chỉ sự di chuyển trên không. - Bay b) Chỉ nước tuôn thành dòng. - Chảy c) Trái nghĩa với đúng. - Sai Bài 3: a - 1 HS đọc yêu cầu - Điền vào chỗ trống - Cả lớp làm vào sách. a) s hay x - Sắp xếp, xếp hàng, sáng sủa, xôn xao. - Nhận xét chữa bài. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét chung giờ học. - Dặn dò: Về nhà xem lại bài chính tả, viết lỗi sai ra lề vở hoặc cuối bài. Tập làm văn Tiết 15: Chia vui: Kể về anh chị em I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nghe và nói: - Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp. 2. Rèn kỹ năng viết: - Biết viết đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của mình. II. đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập 1. III. các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu lại bài tập số 1 (tiết TLV tuần 14) - 1 HS trả lời - Gọi HS đọc bài tập 2 đã làm tuần trước. - 1 HS đọc B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết TLV hôm nay chúng ta học nói lời chia vui: Sau đó viết đoạn văn ngắn, kể về anh em. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: (Miệng) - 1 HS đọc yêu cầu - Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải nhì trong kỳ thi HS giỏi của tỉnh. - HS nối tiếp nhau nói lời chúc mừng: Chúc chị sang năm được giải nhất. Bài 2: - Em hãy nói gì để chúc mừng chị Liên ? - Nhiều HS tiếp nối nhau nói: - Chúc chị sang năm sau được giải cao hơn. - Chúc chị học giỏi hơn nữa ? - Chúc chị sang năm sau được giải cao hơn. Bài 3: (Viết) - 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm - Viết từ 3 đến 4 câu kể, về anh, chị, em ruột ( hoặc anh chị em họ của em) *VD: Anh trai của em tên là Ngọc. Da anh ngăm ngăm đen, đôi mắt sáng và nụ cười rất tươi. Anh ngọc là học sinh lớp trường THCS Kim Tân. Năm vừa qua, anh đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi Vật lí của quận. Em rất yêu anh em, rất tự hào về anh. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Về nhà thực hành nói lời chia vui khi cần thiết. Toán Tiết 73: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố kỹ năng khi tính nhẩm. - Củng cố kỹ năng thực hiện phép trừ có nhớ (tính viết). - Củng cố cách thực hiện phép trừ, trừ liên tiếp. - Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. - Củng cố về giải toán bằng phép tính trừ với quan hệ ngắn hơn. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Tìm x - HS bảng con - Yêu cầu cả lớp làm bảng con 32 – x = 18 - 2 em lên bảng - Nhận xét, chữa bài. x = 32 – 18 x = 14 x – 17 = 25 x = 25 + 17 x = 42 B. bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài tập: Bài 1: - Bài yêu cầu gì ? - Yêu cầu HS tự tính nhẩm và ghi kết quả. - 1 HS đọc yêu cầu. - Tính nhẩm 16 – 7 = 9 12 – 6 = 6 10 – 8 = 2 11 – 7 = 4 13 – 7 = 5 17 – 9 = 8 14 – 8 = 6 15 – 6 = 9 11 – 4 = 7 - GV nhận xét. Bài 2: Đặt tính rồi tính - Yêu cầu HS làm bảng con. - Gọi 4 em lên bảng. - 1 HS đọc yêu cầu 32 61 44 53 94 25 19 8 29 57 7 42 36 24 37 - GV Nhận xét, chữa bài. Bài 3: Tính - 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS nêu cách tính - Tính từ trái sang phải - Nêu cách thực hiện phép tính 42 – 12 – 8 = 22 58 – 24 – 6 = 18 36 + 14 – 28 = 22 72 – 36 – 24 = 56 - Nhận xét chữa bài. Bài 4: - Yêu cầu HS làm vào nháp - Gọi 3 em lên bảng làm. - Gọi 3 em lên bảng làm. x + 14 = 40 x = 40 – 14 x = 26 x - 22 = 38 x = 38 + 22 x = 60 52 - x = 17 x = 52 – 17 x = 35 Bài 5: - 1 HS đọc yêu cầu. - Bài toán cho biết gì ? - Giấy đỏ: 65 cm - Xanh ngắn hơn đỏ: 17 cm - Bài toán hỏi gì ? - Hỏi băng giấy xanh dài ? cm 65cm ? cm 17 cm - Yêu cầu HS tóm tắt và giải Tóm tắt: Đỏ : Xanh: Bài giải: Băng giấy màu xanh dài: 65 – 17 = 48 (cm) Đáp số: 48 cm - GV Nhận xét, chữa bài. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Sinh hoạt lớp Tiết 15: Nhận xét chung kết quả học tập trong tuần
Tài liệu đính kèm: