Giáo án Khối 3 - Tuần 33 (Bản tổng hợp)

Giáo án Khối 3 - Tuần 33 (Bản tổng hợp)

CÓC KIỆN TRỜI

I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 A . Tập đọc

 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ : nắng hạn, khát khô, nổi giận, nhảy xổ, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng,

- Biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung mỗi đoạn. Biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (Cóc, Trời).

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài : thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thù, túng thế, trần gian,

- Hiểu nội dung truyện : Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau, đấu tranh cho lẽ phải nên cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.

 B . Kể chuyện

 1 . Rèn kĩ năng nó i : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được toàn bộ câu

 chuyện Cóc kiện Trời bằnglời nhân vật trong truyện.

 2 . Rèn kĩ năng nghe

II . CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to)

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 3 - Tuần 33 (Bản tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 33 
Thứ 
Môn
Tên bài dạy
Hai
Tập đọc –Kể chuyện 
Toán
Đạo đức
Cóc kiện trời 
Kiểm tra
Dành cho địa phương 
Ba
Tập đọc 
Chính tả
Toán 
Tự nhiên xã hội 
Thể dục
Mặt trời xanh của tôi 
(Nghe viết) Cóc kiện trời 
Ôn tập các số đến 100.000
Các đới khí hậu
Bài 65
Tư
Luyện từ và câu
Tập viết 
Toán
Nhân hoá
Ôn chữ hoa Y 
Ôn tập các số đến 100.000 (TT)
Năm
Tập đọc 
Toán
Tự nhiên xã hội
Thủ công
Thể dục
Quà của đồng nội 
Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100.000
Bề mặt trái đất
Làm quạt giấy tròn (T2)
Bài 66 
Sáu
Tập làm văn 
Chính tả 
Toán 
Sinh hoạt lớp 
Ghi chép sổ tay 
(Nghe viết) Quà của đồng nội 
Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100.000
Thứ hai
Tập đọc – Kể chuyện 
CÓC KIỆN TRỜI 
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 A . Tập đọc 
 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng 
Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ : nắng hạn, khát khô, nổi giận, nhảy xổ, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng,
Biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung mỗi đoạn. Biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (Cóc, Trời).
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu 
Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài : thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thù, túng thế, trần gian,
Hiểu nội dung truyện : Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau, đấu tranh cho lẽ phải nên cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.
 B . Kể chuyện 
 1 . Rèn kĩ năng nó i : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được toàn bộ câu 
 chuyện Cóc kiện Trời bằnglời nhân vật trong truyện.
 2 . Rèn kĩ năng nghe
II . CHUẨN BỊ 
Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to)
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra : 
- GV nhận xét – Ghi điểm 
3. Bài mới 
HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. GV giới thiệu chủ điểm Bầu trời và mặt đất ; cung cấp những hiểu biết về hiện tượng thiên nhiên, vũ thụ và quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên xung quanh.
- Giới thiệu Cóc kiện Trời : Có nhiều em đã nhìn thấy con cóc. Đó là con vật nhỏ và xấu xí. Nhung con vật nhỏ và xấu xí ấy lại là một công cụ báo mưa rất hiệu nghiệm. Cứ mỗi khi cóc nghiến răng kèn kẹt thì sau đó thường có mưa. Bởi thế, từ xưa dân ta đã có câu :
Con cóc là cậu ông trời 
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho.
Truyện cóc kiện trời các em đọc hôm nay là cách giải thích của nhân dân ta thời xưa về hiện tượng lí thú cóc báo trời mưa, đồng thới nói lên mơ ước của nhân dân ta : lẽ phải bao giớ cũng thắng.
- GV ghi tựa
* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. 
 - Luyện đọc 
+ GV treo tranh bài : 
+ GV đọc toàn bài : 
- Tóm tắt nội dung : Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường. 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh. 
+ Hỏi bức tranh vẽ gì ? 
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
a) Đọc từng câu 
- GV phát hiện lỗi phát âm của HS để sửa cho các em. 
- GV hướng dẫn các em đọc các từ khó : xách nỏ, lông xám, loang, tận số, bắn trúng, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng, 
b) Đọc từng đoạn 
+ Bài có mấy đoạn ? 
- GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc câu văn dài. 
- Từng nhóm thi đọc đoạn. 
- GV nhận xét cách đọc của HS 
(GV đi đến từng nhóm động viên tích cực đọc)
c) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung 
+ Vì sao cóc phải kiện trời ? 
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ? 
+ Sau cuộc chiến thái độ của trời như thế nào ? 
GV nói thêm : Trời hẹn như vậy vì không muốn cóc keo quân lên náo động thiên đình.
 + Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ? 
c) Luyện đọc lại .
* Kể chuyện 
- GV nêu nhiệm vụ :Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ HS kể lại bằng lời được từng đoạn của một nhân vật trong truyện.
* Hướng dẫn kể chuyện 
- HS quan sát tranh. Các em có thể nêu vắn tắt, nhanh nội dung từng tranh. 
+ Tranh 1 : Cóc rủ bạn đi kiện trời..
+ Tranh 2 : Cóc đánh trống kiện trời.
+ Tranh 3 : Trời thua phải thương lượng với Cóc. 
+ Tranh 4 : Trời làm mưa
- GV nhắc các em kể bằng lời của ai cũng phải xưng “tôi” 
- GV nhận xét .
- GV nhận xét lời kể của mỗi bạn (về ý, diễn đạt) bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
4 . Củng cố – Dặn dò
- Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ? 
- Về tập kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: “Mè hoa lượn sóng” 
- 2HS đọc bài “Cuốn sổ tay” và trả lời câu hỏi 1 và 3 trong bài.
- 3 HS nhắc lại 
 HS trả lời về tranh 
- HS đọc từng câu trong bài (hai lượt)
 có 3 đoạn 
- 2 HS đọc lại đoạn được hướng dẫn trước lớp.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn trước lớp 
- HS nhận xét 
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
(Không đọc đồng thanh)
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn 1:
... vì trời lau ngày không mưa, hạ giới hạn lớn, muôn loài đếu khổ sở.
 - 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn 2 
 cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật ; Cua ở trong chum nước ; ong đậu sau cánh cửa ; cáo gấu và cọp nấp hai bên cửa.
- 1HS đọc – Cả lớp đọc thầm đoạn 3
 Trời mời cóc và thương lượng, nói rất dịu dàng, lại còn hẹn với cóc lần sau muốn mưa chỉ nghiến răng báo hiệu.
- HS trao dổi rồi trả lời. 
 Cóc có gan lớn dám kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà trời, cứng cỏi khi nói chuyện với trời.
- HS chia thành nhóm, phân vai( người dẫn chuyện, Cóc, Trời) 
- Vài nhóm thi đọc theo phân vai 
- Một HS đọc cả bài
- 2 HS đọc lại đoạn 2 
- Từng cặp HS tập kể 
Một vài HS thi kể trước lớp. 
- 2 HS đại diện 2 dãy kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay. 
Toán
Tiết 161 : KIỂM TRA
I . MỤC TIÊU : 
Giúp HS
Kiểm tra kết quả học tập môn toán cuối kì 2 của HS, tập trung vào các kiến thức và kĩ năng.
+ Đọc viết các số có đến năm chữ số : 
+ Tìm số liền sau của số năm chữ ; sắp xếp 4 số có năm chữ số thứ tự từ bé đến lớn ; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số, nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không liên tiếp), chia số có năm chữ số cho số có 1 chữ số.
+ Giải bài toán có đến 2 phép tính. 
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định 
2 . Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- GV nhận xét 
2 . Bài mới:
-Giới thiệu bài “ Kiểm tra “ - Ghi tựa.
* Hướng dẫn kiểm tra 
- GV viết bài kiểm tra lên bảng :
Bài 1 : Số liền sau của 68457 ; là :
a) 68467 ; b) 68447 ; c) 68456 ; d) 68458 .
Bài 2 : các số 48617 ; 47861 ; 48716 ; 47816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3 : Kết quả của phép cộng 36528 + 49347 là :
a) 75865 ; b) 85865 ; c) 76335 ; d) 86325 .
Bài 4 : Ngày đầu cửa hàng bán được 230m vải. Ngày thứ hai bán được 340m vải Nhày thứ ba bán được bằng số mét vải bán được trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ? 
- GV nhắc nhở HS đọc kĩ đề làm vào giấy nháp trước khi làm voà vở. Không được nhìn bài của bạn.
4 . Củng cố - Dặn dò:
- GV thu bài kiểm tra 
- GV nhận xét 
- 3 HS nhắc tựa 
- HS làm bài vào vở.
THỦ CÔNG
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T2 + T3)
I . MỤC TIÊU 
HS biết cách làm quạt giấy tròn.
Làm được quạt giấy tròn đúng qui trình kĩ thuật.
HS thích làm được đồ chơi.
II . CHUẨN BỊ 
 Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để HS quan sát. 
 Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán.
 Tranh qui trình gấp quạt tròn. 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3 : HS làm quạt giấy tròn và trang trí.
- GVgọi 1 hoặc 2 HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn. 
 + Bước 1 : cắt giấy;
 + Bước 2 : Gấp, dán quạt;
 + Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- GV gợi ý cacch1 trang trí quạt bằng cách vẽ các hình trước khi gấp quạt.
- GV nhắc HS : Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết phẳng và kĩ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán cần bôi hồ mỏng, đều.
- GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 
- GV đánh giá sản phẩm của HS và tuyên dương những sản phẩm đẹp. 
HS thực hành làm quạt giấy tròn.
- HS trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm .
 Thứ ba 
Tập đọc 
MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I . MỤC TIÊU 
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : 
Chú ý đọc đúng các từ ngữ : tiếng thác, đổ về, thảm cỏ, lá xoè, mặt trời, lá ngời ngời, 
Biết đọc bài thơ với giọng thiết tha, trìu mến.
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu.
Qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả. 
Học thuộc lòng bài thơ.
II . CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Aûnh rừng cọ.
III . LÊN LỚP :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 .Ổn định 
2 . Bài cũ: 
- GV nhận xét - ghi điểm.
3 .Bài mới :
- Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh minh hoạ, từ đó giới thiệu bài thơ. GV nói : Cọ thường được trồng hoặc mọc tự nhiên thành rừng ở vùng trung du (như tỉnh Phú Thọ). Lá cọ dùng để lợp nhà, làm nón, làm áo tơi, phên che, ; tha ... u
- Em cho biết thời gian Trái Đất quay một vòng quanh mình nó ?
- HS nhắc lại tựa bài.
- Nhóm trưỏng điều khiển các bạn thảo luận. 
- Một số HS trả lời trước lớp .
- Các nhóm khác sửa chữa, bổ sung
- HS trong nhóm làm việc theo gợi ý 
+ Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3
+ Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
+ Chỉ vị trí nước Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ? 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
- HS trong nhóm làm xong thì trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- Nhóm nào xong trước, đúng và đẹp, nhóm đó thắng cuộc.
Thể dục
Bài 64 : ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN, THEO NHÓM 2-3 NGƯỜI
TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I . MỤC TIÊU 
Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 2-3 người. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật” Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động .
 II . ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN 
 1) Địa điểm :sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát, bảo đảm an toàn tập luyện.
 2) Phương tiện 2-3 em một quả bóng và sân cho trò chơi “ chuyển đồ vật” 
III .NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP .
Đ l
Nội dung và phương pháp
Đội hình tập luyện 
1-2p
2phút
2 phút
10-12 phút
8- 10 phút
1 – 2p 
2-3p
1-2 p
1)Phần mở đầu :
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài giờ học
-Tập bài thể dục phát triển chung.1lần(2x8 nhịp)
- Chạy chậm trên sân khoảng 200-300m. 
Trò chơi “Tìm người chỉ huy”
2)Phần cơ bản 
- Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 2- 3 người . 
+ GV nhác khi tung và bắt bóng các em cần thực hiện phối hợp toàn thân. 
+ GV hướng dẫn di chuyển và bắt bóng, mới đầu chỉ là tiến hay lùi xuống, dần dần di chuyển sang phải, sang trái để bắt bóng. Động tác cần nhanh, kheo léo, tránh vội vàng
* Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”
- GV nêu tên trò chơi, Hướng dẫn cách chơi 
- GV cho HS chơi thử 1-2 lần để hiểu cách chơi và nhớ tên hàng của mình. 
- Khuyến khích thi đua giữa các tổ.
- HS tham gia chơi chủ động đúng luật 
GV hướng dẫn các em tập lại một lần 8 động tác đã học 1 lần (nhịp 2 x8 ) 
3)Phần kết thúc :
- Đứng thành vòng tròn thả lỏng hít sâu
- GV hệ thống bài 
- Nhận xét giờ học 
Dăn dò : Về nhà ôn tung và bắt bóng cá nhân
-HS tập 8 động tác 2lần(nhịp2x 8)
- HS chia nhóm 3 người đứng theo hình tam giác, thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau. 
- HS chơi thử. Sau đó cho các em chơi chính thức. 
HS tích cực chơi một cách chủ động, chú ý đừng để phạm quy.
Thứ sáu 
Tập làm văn (nghe – kể)
GHI CHÉP SỔ TAY
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
. Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Đọc bài báo Alô, Đô-rê-mon thần thông đây !, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon (về sách đỏ ; các loài động , thực vật có nguy cơ tuyệt chủng).
Rèn luyện kĩ năng viết : Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô -rê-mon. 
II . ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC 
Tranh, ảnh một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài.
Một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon để HS biết nhân vật Đô-rê-mon.
Vài tờ giấy A4 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định
2 .Kiểm tra bài cũ : 
- GV nhận xét - Ghi điểm 
B .Dạy bài mới 
GT : 
- Ghi tựa
2 .Hướng dẫn HS làm bài
Bài tập 1 : 
+ GV giối thiệu một số tranh ảnh về các loại động vật, thực vật quí hiếm được nêu tên trong bài.
Bài tập 2 : Hướng dẫn HS làm bài 
GV phát phiếu A4 cho vài HS viết bài.
GV nhận xét, chốt lại. Cả lớp viết vào sổ tay. 
VD : sách đỏ : loại sách nêu tên các loài dộng, thực vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ. 
Ở Việt Nam những loài động , thực vật có nguy cơ tuyệt chủng như : sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo, báo hoa mai, tê giác, các loài thực vật quí hiếm ở Việt Nam như : trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất,  
Các loài động vật quí hiếm trên thế giới : chim kền kền ở mĩ còn 70 con, cá heo xanh Nam Cực còn 500 con, gấu trúc Trung quốc còn khoảng hơn 700 con,  VD : Các loài quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Khu vực
Động vật
Thực vật
 Việt Nam 
Sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, báo hoa mai, tê giác
Trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất.
Thế giới
Chim kền kền Mĩ (70) cá heo xanh Nam Cực (500) Gấu trúc Trung quốc (700)
GV kiểm tra chấm điểm một số bài viết, nhận xét về các mặt : nội dung (nêu được ý chính, viết cô đọng ngắn gọn) về hình thức (trình bày sáng tạo, rõ). 
4 . Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học 
Những em viết chưa xong bài về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn.
-3HS nhắc lại 
- 1 HS đọc cả bài Alô, Đô-rê-mon  
- 2HS đọc theo cách phân vai : 
- Một vài HS kể trước lớp. 
- HS khác nhận xét bổ sung. 
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập 2 
- HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. Những HS làm trên giấy A 4 dán bài lên bảng lớp.
- 1 số HS đọc bài viết .
- Cả lớp nhận xét (về lời kể, diễn đạt) bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn người nghe. 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- Một số HS đọc trước lớp kết quả ghi chép những ý chính trong câu trả lời của Mon. 
CHÍNH TẢ (nghe– viết)
Bài : QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1.Rèn kĩ năng viết chính tả : 
Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong bài Quà của đồng nội
Làm đúng các bài tập có âm, vần dễ lẫn s/x hoặc o/ô
II . ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Bảng lớp ghi nội dung bài tập 2a
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra bài cũ : 
GV nhận xét – sửa sai 
3 .Dạy bài mới :
- Ghi tựa
* Hướng dẫn nghe viết chính tả 
a.Hướng dẫn chuẩn bị 
- GV đọc 1 lần đoạn viết. 
+Yêu cầu HS tìm những chữ khó khi viết.
- GV nhắc các em nhớ viết những tiếng đầu dòng thơ cách lề 2 ô li 
- GV đọc để HS viết
c) Chấm chữa bài 
-Chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt : nội dung bài chép (đúng /sai),chữ viết (đúng/sai, sạch /bẩn, đẹp/ xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/ xấu).
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a GV yêu cầu HS đọc đề.
HS làm đến đâu GV sửa đến đó .
- GV chốt lại lời giải đúng 
2a) nhà xanh, đố xanh (lời giải đố cái bánh chưng) 
2b) ở trong- rộng mênh mông – cánh đồng.(thung lũng) 
4 . Củng cố dặn dò
 Nhận xét tiết học, nhắc nhở về đọc lại BT3 ghi nhớ chính tả để không viết sai.
-3HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào bảng con các từ : Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-nê-đô-si-a, lào.
- 3HS nhắc tựa 
-2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK 
- HS viết ra giấy nháp rồi bảng con các từ dễ viết sai chính tả. lúa non, giọt sữa, phảng phất, hương vị, .
- HS nghe viết bài
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở 
- HS đọc đềbài 2a
- 1HS lên bảng viết bảng quay - lớp làm vở nháp
Toán
Tiết 165 : ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000
I . MỤC TIÊU 
 Giúp HS :
Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm và viết).
Củng cố tìm số hạng chưa biết và tìm thừa số chưa biết.
Luyện giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra
 - GV nhận xét – ghi điểm 
3 . Bài mới 
GTB – ghi tựa 
* Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 : Tính nhẩm
Bài 2 : Đặt tính rồi tính
+ Bài 2 củng cố cho ta gì ? 
Bài 3 : Tìm x 
Bài 4 : 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu ta tìm gì ? 
4 . Củng cố – Dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Về làm BT3 trang 168 SGK 
- 3 HS nhắc tựa 
- 2 HS đọc yêu cầu bài .
- 6HS lần lượt tính nhẩm và nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét .
Dãy a) 4083 + 3269 ; 8763 – 2469
 3608 x 4 ; 40068 : 7 
Dãy b) 37246 + 1765 ; 6000 – 879
 6047 x 5 ; 6004 : 5 
 củng cố về cách đặt tính rồi tính về các phép công, trừ, nhân chia các số trong phạm vi 100 000.
- 2 HS đọc bài toán 
- 2 HS đại diện 2 dãy làm bảng phụ cả lớp làm bảng con .
 1999 + X = 2005 b) X x 2 = 3998
 X = 2005 – 1999 X = 3998 : 2 
 X = 6 X = 1999
- 2 HS đọc bài toán 
 mua 5 quyển sách cùng loại phải trả 28500 đồng
 mua 8 quyển phải trả bao niêu tiền ? 
Giải 
Số tiền mua một cuốn sách làø :
28500 : 5 = 5700 (đồng)
Số tiền mua 8 cuốn sách là :
5700 x 8 = 45600 (đồng) 
Đáp số 45600 đồng
SINH HOẠT LỚP
 Nội dung : Tháng chủ điểm “Kỉ niệm ngày giải phóng quê hương Xuyên Mộc và giải phóng hoàn toàn miền Nam” 
1 . Lớp trưởng :Nhận xét các HĐ của lớp trong tuần qua về các mặt :
a.Học tập : 2.Lao động : 3.Vệ sinh : 4.Nề nếp : 5.Các hoạt động khác :
b.Tuyên dương các tổ, nhóm, cá nhân tham gia tốt .
c. Nhắc nhở các tổ, nhóm, cá nhân thực hiện chưa tốt.
2 . Giáo viên : Nhận xét thêm tuyên dương khuyến khích và nhắc nhở .
3 .Kế hoạch tuần tới :
Thực hiện LBG tuần 26 -Thi đua học tôt, thực hiện tốt nội qui của lớp của trường
 Thi đua nói lời hay làm việc tốt. Phân công trực nhật. Chú ý : Viết chữ đúng mẫu, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập tốt 
* Lưu ý : Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng, đủ sách vơ, đồ dùng học tập các môn học.
Những em chưa học tốt trong tuần :  
Về nhà cần có thời gian biểu để việc học được tốt hơn.
Chuẩn bị tốt cho thi kì 2 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_3_tuan_33_ban_tong_hop.doc