Giáo án Khối 4 - Chuẩn KTKN - Tuần 8

Giáo án Khối 4 - Chuẩn KTKN - Tuần 8

Tuần 8

Đạo Đức

Tiết Kiệm tiền của (T2)

I.Mục tiêu: Giúp HS :

 - Biết thực hiện việc tiết kiệm của: Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi.

 - Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm. Không đồng tình với những hành vi không biết tiết kiệm tiền của.

II.Chuẩn bị:

 - Truyện và tấm gương về tiết kiệm tiền của.

III Các hoạt động trên lớp.

1/Bài cũ: Thế nào là tiết kiệm tiền của?

- Giáo viên nhận xét, cho điểm.

2/ Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.

HĐ1: Tìm hiểu những việc làm là tiết kiệm tiền của.

- Yêu cầu học sinh nêu những việc làm là tiết kiệm tiền của đối với người học sinh?

- Giáo viên nhận xét, kết luận: Khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của.

BT4(SGK) Yêu cầu HS nêu được những việc làm là tiết kiệm tiền của?

 + Yêu cầu 1 số HS chữa bài tập và giải thích.

 

doc 35 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Chuẩn KTKN - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 
Đạo Đức
Tiết Kiệm tiền của (T2)
I.Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết thực hiện việc tiết kiệm của: Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
 - Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm. Không đồng tình với những hành vi không biết tiết kiệm tiền của.
II.Chuẩn bị:
 - Truyện và tấm gương về tiết kiệm tiền của.
III Các hoạt động trên lớp.
Thầy
Trò
1/Bài cũ: Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2/ Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Tìm hiểu những việc làm là tiết kiệm tiền của.
- Yêu cầu học sinh nêu những việc làm là tiết kiệm tiền của đối với người học sinh?
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của.
BT4(SGK) Yêu cầu HS nêu được những việc làm là tiết kiệm tiền của?
 + Yêu cầu 1 số HS chữa bài tập và giải thích.
 Bài 5(SGK) GV nêu yêu cầu thảo luận và đóng vai theo các trường hợp.
 + Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi , Tuấn sẽ giải quyết như thế nào?
 - Yêu cầu học sinh thảo luận: Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
 - Giaó viên kết luận về cách ứng xử 
phù hợp trong mỗi tình huống.
 + Yêu cầu học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ.
HĐ3: Hoạt động tiếp nối.
 - Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước, ... trong cuộc sống hằng ngày.
- 2 HS nêu miệng.
+ HS khác nghe, nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- HS nêu: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập; giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi, tắt điện khi ra khỏi phòng...
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS tự liên hệ:
+ c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Mỗi nhóm thảo luận và đóng vai theo 1 tình huống.
+ Một vài nhóm lên đóng vai.
+ HS nêu được suy nghĩ của mình về cách ứng xử của bạn.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
+ 2 HS đọc ghi nhớ.
+ 2HS nhắc lại nội dung bài học.
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
I Mục tiêu: Giúp HS :
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.
 - Biết đọc diễm cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, tươi vui, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
II Chuẩn bị: Tranh minh hoạ.
III Các hoạt động trên lớp
Thầy
Trò
1/ KT BC: Y/c 2 nhóm phân vai đọc 2 màn kịch của vở kịch " ở Vương quốc tương lai"
2/ Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Luyện đọc.
- Y/c 1 HS đọc bài.
Y/c HS luyện đọc đoạn lần 1.
- GV HD luyện đọc từ khó.
- Y/c HS luyện đọc đoạn lần 2.
- GV sửa sai và giải nghĩa từ ngữ.
- Y/c HS luyện đọc đoạn lần 3.
- Y/c HS đọc theo cặp.
- Thầy gọi 1 -> 2 em đọc bài.
- GV đọc diễn cảm lại bài.
HĐ2. Tìm hiểu nội dung bài.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại đó nói lên điều gì?
+ Những điều ước ấy là gì?
 Khổ thơ 1?
 Khổ thơ 2?
 Khổ thơ 3? ...
 + Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
 + Em thích ước mơ nào trong bài? 
 - Nội dung của bài thơ là gì?
HĐ3: Luyện đọc diễm cảm và HTL bài thơ.
 - Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của từng khổ thơ.
 - Yêu cầu HS thi đọc diễm cảm.
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 Nhóm HS đọc 2 màn kịch
+ HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc bài.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc: Đứa, triệu vì sao, ruột,  
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS giải nghĩa từ (Chú giải)
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 3
- HS đọc theo cặp.
- 2 em đọc lại bài.
- Câu thơ: "Nếu chúng ...phép lạ". Việc đó nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Khổ 1: Cây nhanh lớn để cho quả.
+ Khổ2: Trở thành người lớn ngay để làm việc.
+ Khổ 3:Trái đất không còn mùa đông
- HS nêu: Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về 1 cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc...
+ HS suy nghĩ, phát biểu.
- 2-3 HS nêu nội dung bài.
+ 4 HS đọc nối nhau các khổ thơ của bài thơ.
+ HS luyện đọc diễm cảm và HTL các khổ thơ.
+ HS thi đọc diễn cảm 2-3 khổ thơ.
+ Thi học thuộc lòng từng tổ.
Toán
Luyện tập
I Mục tiêu: Giúp HS :
 - Tính tổng của các số và vận dụng 1 số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất
 - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn. 
II Các hoạt động trên lớp.
Thầy
Trò
1/ Bài cũ: Làm bài tập 3.
 - Củng cố về những TH đặc biệt của T/C giao hoán và T/C kết hợp của phép cộng.
2/ Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1 Thực hành vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng.
Bài1: Nêu yêu cầu bài tập 1?
- Cách thực hiện từng biểu thức như thế nào?
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 Bài2: Yêu cầu của bài tập 2 là gì?
 - Như thế nào là tính thuận tiện nhất ?
- Yêu cầu HS lên bảng chữa bài và giải thích cách làm.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
HĐ2. Thực hành tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ; tính chu vi.
Bài 3: Củng cố về tìm số bị trừ và số hạng chưa biết.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 4: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài toán.
 + Yêu cầu 1 HS lên bảng lớp , học sinh khác làm vào vở .
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài5: Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình chữ nhật .
 - Yêu cầu HS thay các giá trị của a, b vào để tính giá trị của chu vi hình chữ nhật.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3: Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm.
+ HS khác nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Học sinh lên bảng làm.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng vào tính nhanh các biểu thức.
+ Lựa chọn + các cặp số để được các số tròn chục, rồi cộng với các số còn lại.
 VD: 96 + 78 + 4 = 96 + 4 +78 = 100 + 78 = 178.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- 2 HS lên bảng chữa bài tập, HS khác làm bài vào vở, so sánh và nhận xét.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
 Sau hai năm số dân của xã tăng thêm :
 79 + 71 = 150 (người)
Sau hai năm số dân của xã đó có là :
 5256 + 150 = 5406 (người)
 - Học sinh nêu được :
 P = ( a + b ) x 2 (a , b cùng đơn vị đo)
 - HS làm vào vở rồi chữa bài.
 - HS khác nhận xét .
 a. Chu vi : (16 + 12) x 2 = 56(cm)
 b. (45 + 15) x 2 = 120 (cm) 
Kể Chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 I. Mục đích, yêu cầu.
 1. Rèn kĩ năng nói:
 - Biết kể tự nhiên bằng lời của mỗi một câu chuyện(mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông, phi lí.
 - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nôị dung, ý nghĩa câu chuyện.
 2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 II. Chuẩn bị :
 - Truyện viết về ước mơ.
 III. Các hoạt động trên lớp
Thầy
Trò
1/ Bài cũ: Kể truyện "Lời ước dưới trăng".
 - GV nhận xét, cho điểm.
2/ Bài mới: 
 GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của bài.
 - GV ghi đề bài lên bảng.
 + Nêu những từ là trọng tâm của đề?(Gạch chân)
 + Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp 3 gợi ý.
 + Nêu những chuyện mà em định kể ?
 Lưu ý: 
 Kể chuyện phải có đầu có cuối: đủ 3 phần. Kể xong chuyện cần trao đổi với các bạn nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 HĐ2. Thực hành kể chuyện.
 - Yêu cầu học sinh luyện kể theo cặp, trao đổi trong cặp về ý nghĩa câu chuyện.
 - Giáo viên gọi học sinh thi kể chuyện trước lớp.
 - Giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay, bạn có câu hỏi hay,...
 3:Củng cố - dặn dò.
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
 - Nhớ truyện về nhà kể cho mọi người nghe.
- 2 HS kể nối tiếp.
+ HS khác nghe,nhận xét.
- HS theo dõi, mở SGK
- 1 HS đọc đề bài.
+ Nêu được : được nghe, được đọc, viễn vông, phi lí.
+ 3 HS đọc nối tiếp 3 gợi ý trong sách giáo khoa, HS khác đọc thầm.
- HS nêu tên chuyện mà em đã chuẩn bị.
- HS nắm vững yêu cầu của đề và bài học
+ Chuẩn bị luyện kể cùng bạn
-
 HS luyện kể cùng bạn(theo cặp). Góp ý, trao đổi nội dung. ý nghĩa từng truyện. 
+ Thi kể chuyện trước lớp.
+ Học sinh bình xét bạn kể hay nhất, bạn có câu hỏi hay,...
VD: Tôi muốn kể câu chuyện: “Cô bé bán diêm” của nhà văn An - đéc - xen. Truyện kể về ước mơ cuộc sống no đủ, hạnh phúc của cô bé bán diêm đáng thương. Mẹ tôi đã khóc khi nghe tôi đọc truyện này.
luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
2.Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
II. Chuẩn bị : Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to ghi BT 1,2( Luyện tập)
III. Các hoạt động trên lớp
Thầy
Trò
1/ Bài cũ: Viết: Nga Sơn, Bát Tràng. Nam Định, Hà Đông.
2/ Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Tìm hiểu quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài.
Bài1: GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài: Mô-rít-xơ, Mát-téc-lích, Hi-ma-lay-a, ...
Bài2: Mỗi tên riêng gồm mấy bộ phận? Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
 + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?
 + Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào?
Bài3: Cách viết một số tên người, tên địa lí các nước ngoài đã cho có gì dặc biệt?
 - GV: Đây là những tên riêng được phiên âm theo Hán Việt
 - Đọc nội dung cần ghi nhớ.
HĐ2: Phần Luyện tập
Bài1: Sửa lại những tên riêng viết sai qui tắc chính tả trong đoạn văn?
- GV gọi học sinh trình bày, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 + Đoạn văn viết về ai?
Bài2: Viết lại những tên riêng cho đúng qui tắc.
+ Y/C 3 HS dán bảng KQ:
+ GV kiểm tra những hiểu biết của HS về tên người, tên địa danh đó.
Bài3 : Trò chơi du lịch .
 - GV giải thích cách chơi và hướng dẫn HS chơi.
3. Củng cố - dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS viết bảng
+ HS khác nghe,nhận xét.
- HS nghe.
- 3- 4 HS đọc lại các tên người, tên địa lí nước ngoài.
+ HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài
+ Phân tích từng tên bài, tên địa lí nước ngoài, VD: Lép Tôn - xtôi
 + Bộ phận 1: Gồm 1 tiếng : Lép
 + Bộ phận 2: Gồm 2 tiếng: Tôn, xtôi
- Viết hoa
+ Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có gạch nối.
+ Viết giống như tên riêng VN, tất cả các tiếng đều viết h ...  bố và con cách đây 5 năm là 36 tuổi . Hiện nay bố hơn con 20 tuổi .Tìm tuổi bố và tuổi con hiện nay .
Bài 4: Cho một số có 3 chữ số mà chữ số hàng trăm là 4. Nếu xoá bỏ chữ số 4 này đi, ta được một số có hai chữ số. Biết tổng của số có ba chữ số đã cho và số có hai chữ số có được sau khi xoá chữ số 4 là 450.Tìm số có ba chữ số đã cho ban đầu.
Bài 5: Tìm ba số tự nhiên, biết hai số liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị và trung bình cộng ba số đó là 12.
 * HS nháp bài và chữa bài.
3.Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 - VN : Ôn luyện và chuẩn bị bài sau.	 
luyện thiếng việt
 I.Mục tiêu: Giúp HS :
 - Đọc hiểu một số kiến thức nội dung bài: “nếu chúng mình có phép lạ”.
 - Khắc phục một số lỗi chính tả trong văn cảnh: Những tiếng có phụ âm đầu r/d/gi và các tiếng có vần iên/iêng.
 - Luyện cách viết hoa tên người ,tên địa lí Việt Nam.
II.Các hoạt động trên lớp :
1. Bài cũ: Y/C HS đọc và nêu nội dung bài “Nếu chúng mình có phép lạ”.
 2HS đọc , HS khác nhận xét.
2.Nội dung ôn luyện :
 *GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy.
 *Cách tiến hành: GV ghi đề bài lên bảng ,Y/C HS làm:
A - Đọc hiểu : Bài “Nếu chúng mình có phép lạ ”.
 Câu1: Việc lặp lại nhiều lần câu “Nếu chúng mình có phép lạ” trong bài thơ nói lên điều gì ?
 Câu2: Hãy ghi lại điều ước của các bạn nhỏ trong mỗi khổ thơ?
 VD: Khổ thơ 1: Các bạn nhỏ ước cây mau lớn để cho quả.
 Câu3: Em có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ ?
B – Chính tả:
 Câu4: Điền d/r/gi vào chõ trống chothích hợp:
 Trước nhà , mấy cây bông ...ấy nở hoa tưng bừng .Trời càng nắng gắt, hoa ...ấy càng bồng lên ...ực rỡ .Hoa ...ấy đẹp một cách ...ản dị .Mỗi cánh hoa ...ống hệt một chiếc lá , chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc ...ực ...ỡ.Lớp lớp hoa ...ấy ...ơi kín mặt sân ,nhưng chỉ cần một làn ...ó thoảng , chúng liền tản mát bay đi mất .
 Câu5: Tìm và viết các từ có chứa vần iên hoặc iêng,có nghĩa như sau :
 - Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trấi đất :..................
 - Nhạc cụ bằng đồng , hình tròn , có núm ở giữa :...................
 - Cuộc vui chung có đông người cùng tham gia :....................
 - Trạng thái không thích , ngại làm việc :....................
C – Luyện từ và câu :
 Câu6: Đọc đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng các tên riêng trong đoạn :
 Sau một chuyến đi săn , Lê Nin mời người thợ săn đến Mat – xcơ va để thăm Lê Nin và xem xét mọi việc.
 Thế rồi ông lão đến K - rem – li thăm Lê Nin và mang theo bánh mì . Lê Nin có nhà và ông thợ săn được đưa đến gặp Lê Nin ngay khi ông vừa xưng tên .
 Lê Nin rất mừng , cười nói :
 - Biết đãi bác cái gì bây giờ , bác Alếch xây? Tôi pha cà phê cho bác uống nhé!
 * HS làm bài tập vào vở rồi chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 - VN : Ôn bàivà chuẩn bị bài sau. 
hoạt động ngoài giờ lên lớp
Sinh hoạt theo chủ điểm.
I.Mục tiêu: Giúp HS : 
 - Có hoạt động thiết thực sinh hoạt theo chủ điểm mừng thầy cô nhân ngày hiến chương các nhà giáo 20 - 11.
 - Thông qua các hoạt động giáo dục HS biết quý trọng , biết ơn thầy cô giáo .
II.Chuẩn bị :
 - Sân bãi sạch sẽ , 
 - Sưu tầm các bài thơ viết về thầy cô . Giấy A3 và màu.
III.Các hoạt động trên lớp :
 1.ổn định tổ chức và giới thiệu nội dung buổi học :
 - Tập hợp lớp , giới thiệu nội dung buổi học .
 2.Tổ chức ,tiến hành :
a) Thi hát liên khúc các bài hát về chủ đề thầy cô.
- GV chia nhóm , phổ biến cách chơi , luật chơi .
 + Mỗi HS sẽ hát 1 đoạn trong 1 bài hát .
 + Nối tiếp nhau hát , hết lượt hát tiếp lượt khác .
 - GV nhận xét , tuyên dương .
b) Đọc thơ viết về thầy cô.
 - Y/C HS đọc các bài thơ thuộc chủ đề mà mình sưu tầm được . 
c) Thi vẽ tranh về chủ đề thầy cô.
 - Tổ chức chia nhóm để vẽ .
 - Y/C HS thuyết trình tranh vẽ .
3.Củng cố – dặn dò :
 - Em nhận thức được điều gì qua buổi học ngày hôm nay ?
 - Gv nêu lại ý nghĩa của việc thực hiện chủ điểm .
 - Nhận xét giờ học .
- Chia lớp làm 2 nhóm:
 + Nhóm các bạn nam 
 + Nhóm các bạn nữ 
- 2 nhóm thi hát . nhóm nào hết bài hát trước là nhóm đó thua .
- HS nối tiếp nhau đọc bài mà mình sưu tầm được .
- HS chia nhóm vẽ đồng đội .
+ Hoàn thành sản phẩm và trưng bày tranh.
+ Thuyết trình tranh mình vẽ .
- HS tự nêu .
- HS ghi nhớ nội dung bài học .
* Cần rèn luyện theo tinh thần bổi học , thực hiện chủ điểm tháng . 
Tự chọn
luyện tiếng việt
I.Mục tiêu: Giúp HS : 
 - Ôn luyện kiến thức cơ bản về “dấu ngoặc kép”, làm các bài tập có liên quan .
 - Luyện tập phát triển câu chuyện .
II. Các hoạt động trên lớp :
1. Bài cũ : Y/C HS viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc :
 + Tên người : Vô - lô - đia , Đác uyn , Pa – xkan .
 + Tên địa lí : Vôn ga , Niu di – lân , Oa sinh tơn.
2.Nội dung bài ôn luỵên:
 * GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy .
 * Cách tiến hành: Y/C HS làm bài rồi chữa bài.
A – Luyện từ và câu:
Bài1: 
 Tìm lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp trong đoạn văn sau:
 Bình minh , mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Đồng bào nơi đây nhận xét : “Nước biển đổi màu từng giờ dưới ánh mặt trời”. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Ttùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
 + Lời nói trực tiếp:
+ Lời nói gián tiếp: 
Bài2: 
 Dấu ngoặc kép trong câu dưới đây được dùng với mục đích gì ?
 Cửa Tùng từng được ngợi ca là “Bà Chúa bãi tắm ” .
B – Tập làm văn :
 Đề bài : Kể lại một câu chuyện mà em biết trong đó có các sự việc được sắp xếp theo trình tự không gian (tức là các sự việc được diễn ra đồng thời ,chú ý các câu chuyển tiếp đoạn thể hiện rõ điều ấy).
 * HS làm bài và chữa bài ,nhận xét .
 - Giáo viên theo dõi, nhận xét.
3.Củng cố – dặn dò:
 - Chốt lại nội dung bài học , nhận xét giờ học .
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 7 	 luyện địa lí và lịch sử
I.Mục tiêu : Giúp HS :
 - Ôn luyện về một số nét tiêu biểu về người dân , sinh hoạt , hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
 - Luyên kĩ năng trả lời câu hỏi nhanh các kiến thức về địa lí .
II.Các hoạt động trên lớp :
1.KTBC: Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
 Mỗi dân tộc ở Tây Nguyêncó điểm gì riêng biệt ?
2.Nội dung bài ôn luyện :
 *GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy.
 * Cách tiến hành: GV đưa ra câu , Y/C HS trả lời nhanh :
Câu1: Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? Ngôi nhà ấy dùng để làm gì ?
Câu2: Người dân ở Tây Nguyên thường mặc trang phục như thế nào ?
Câu3: Nêu tên một số lễ hội ở Tây Nguyên ? Những lễ hội ấy thường được tổ chức khi nào ?
Câu4: Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ? ở Tây 
Nguyên,người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào ?
Câu5: Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên ? Chúng thuộc loại cây gì ? (Cây công nghiệp)
Câu6: Cây CN lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây ? Tại sao TN lại thích hợp cho việc trồng cây CN ?
Câu7: Khó khăn lớn nhất cho việc trồng cây ở TN hiện nay là gì ? Người dân đã làm gì để khắc phục khó khăn này ? (Thiếu nước vào mùa khô...)
Câu8: TN có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu , bò ? ở TN voi được nuôi để làm gì ?
 * HS có thể đặt thêm câu hỏi khác cho bạn trả lời.
3.Củng cố – dặn dò ;
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
Tiết 4 	 âm nhạc
 Tiết 5 	 luyện khoa học
I. Mục tiêu : Giúp HS :
 - Nhận biết được lúc mình có triệu chứng bị bệnh.
 - Cần nói với người lớn về những thay đổi trạng thái trong cơ thể.
II. Các hoạt động trên lớp:
1.KTBC: Nêu cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
 2HS nêu và nhận xét.
2.Nội dung bài ôn luyện :
 * GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy .
 * Cách tiến hành : GV ghi đề bài lên bảng ,Y/C HS làm bài vào vở :
Bài1: Quan sát các hình ở trang 32 SGK và viết rõ nội dung 3câu chuyện theo Y/C trong SGK vào bảng dưới đây(theo mẫu):
Câu chuyện 1
Câu chuyện 2
Câu chuyện 3
Hùng lúc khoẻ
Hình2: Hùng đi bơi khi trời nắng.
.........................
.........................
..........................
..........................
Hùng lúc bị bệnh
..........................
..........................
..........................
..........................
...........................
...........................
Hùng lúc được khám bệnh
..........................
..........................
..........................
..........................
...........................
...........................
Bài2: Viết chữ Đ vào 1 trước câu đúng và chữ S vào 1 trước câu sai:
 1 Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy thoải mái , dễ chịu. 
 1 Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy mệt mỏi , khó chịu .
 1 Khi bị bệnh ta cảm thấy mệt mỏi , khó chịu .
 1 Khi bị bệnh có thể có một số biểu hiện như : chán ăn , đau bụng , tiêu chảy , sốt , ho, .... 
Bài3: Bạn sẽ làm gì khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường ?
 * HS làm vào vở rồi chữa bài,HS khác nhận xét.
3.Củng cố – dặn dò:
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
Tiết 6 + 7 	luyện toán
I.Mục tiêu: Giúp HS :
 - Luyện giải các bài toán về : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - Nâng cao một số kiến thức liên quan đến dạng toán này.
II.Các hoạt động trên lớp :
1.KTBC: Y/C HS nêu quy tắc “tìm hai số khi biết tổng và hiệu ”.
 2HS nêu miệng ,HS khác nhận xét .
2.Nội dung bài ôn luyện :
 *GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy .
 * Cách tiến hành :
Bài1: Tổng số HS của khối lớp bốn là 160 HS ,trong đó số HS nữ nhiều hơn số HS nam là 10 HS .Hỏi khối lớp bốn đó có bao nhiêu HS nam ? Bao nhiêu HS nữ ?
Bài2: Hai thửa ruộng thu hoạch được 3 tấn 5 tạ thóc .Biết rằng thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được ít hơn thửa ruộng thứ hai là 5 tạ thóc .Hỏi mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ?
Bài3: Một HCN có chu vi là 68 cm . Chiều dài hơn chiều rộng 16 cm .Tính diện tích HCN đó .
Bài4: 
 a) TBC của hai số là 100 , hai số đó hơh kém nhau 2 đơn vị .Tìm 2 số đó.
 b) Tổng của 3 số là 300 .Tìm ba số đó , biết mỗi số hơn số đứng trước nó 2 đơn vị .
Bài5: Tổng số tuổi của 2 anh em là 30 tuổi .Tính tuổi của mỗi người biết anh hơn em là 6 tuổi.
Bài6: Hiện nay anh hơn em 5 tuổi .Sau 5 năm nữa , tuổi anh và tuổi em cộng lại được 25 tuổi .Tính tuổi mỗi người hiện nay.
Bài7: Tìm 2 số biết TBC của hai số đó là 1001 và hiệu của 2 số đó là 802.
 * HS làm bài vào vở rồi chữa bài , nhận xét.
3.Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 lop 4 CKTKN(1).doc