Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG

TIẾT 1

TẬP ĐỌC : BỐN ANH TÀI ( tt)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.

-Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. KTBC:

-Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài " Chuyện cổ tích loài người " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

-GV nhận xét và cho điểm HS .

2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài:

 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 * Luyện đọc:

- 1HS khá đọc cả bài.

-GV chia đoạn ( 2 đoạn )

- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Giải nghĩa một số từ mới trong bài.

- HS đọc theo cặp. 2 HS thi đọc.

-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc.

 

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
THỨ 2 	 Ngày soạn: 08/01/2010
 Ngày dạy: 11/01/2010
TIẾT 1 
TẬP ĐỌC : BỐN ANH TÀI ( tt)
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc rành mạch, trơi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
-Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đồn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài " Chuyện cổ tích loài người " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- 1HS khá đọc cả bài.
-GV chia đoạn ( 2 đoạn )
- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Giải nghĩa một số từ mới trong bài.
- HS đọc theo cặp. 2 HS thi đọc.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc.
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? 
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì? ( Ghi ý chính đoạn 1.)
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hãy thuật lại cuộc chiến đấu giữa bốn anh em Cẩu Khây chống yêu tinh ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
 * Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 2 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-GV nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
-GV ghi nội dung chính lên bảng.
- GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
	TIẾT 2
TOÁN : PHÂN SỐ .
I. MỤC TIÊU : 
- Bước đầu nhận biết về phân số ; biết phân số cĩ tử số , mẫu số ; biết đọc , viết phân số .
II. CHUẨN BỊ: Các mô hình hoặc các hình vẽ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
+ HS sửa bài tập 4 về nhà .
+ 2 HS đứng tại chỗ nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành .
GV nhận xét , ghi điểm từng học sinh 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu phân số :
-- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật và chia ra các phần bằng nhau như hình vẽ trong SGK .
- HS Vẽ hình chữ nhật vào vở như gợi ý .
+ Nêu câu hỏi : 
+ Hình chữ nhật được chia thành mấy phần bằng nhau ?
+ Trong số các phần đó có mấy phần đã được tô màu ? Thành 6 phần bằng nhau .
+ GV nêu : Chia hình chữ nhật thành 6 phần bằng nhau tô màu năm phần . Ta nói tô màu năm phần sáu hình chữ nhật 
Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về điều này .
+ Năm phần sáu viết thành ( viết số 5 , viết gạch ngang , viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5) GV chỉ vào yêu cầu HS đọc .
+ Ta gọi là phân số . Phân số có tử số là 5 , mẫu số là 6 .
+ GV nêu : Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang . Mẫu số cho biết hình chữ nhật được chia thành 6 phần bằng nhau . 6 là số tự nhiên khác 0 ( mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 )
+ Tử số viết trên dấu gạch ngang . Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó . 5 là số tự nhiên .
+ Yêu cầu học sinh vẽ các hình tương tự như sách giáo khoa và nêu tên các phân số .
+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số ở mỗi phân số trên ?
b/ Thực hành : 
Bài 1 Học sinh nêu đề bài xác định nội dung 
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở . 
-Gọi hai em lên bảng sửa bài, các em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 
*Bài 2 : -Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
 -Gọi một em lên bảng làm bài 
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Nhận xét ghi điểm học sinh .
3. Củng cố - Dặn dò:
-Hãy nêu cách đọc và cách viết các phân số ?Phân số có những phần nào ? Cho ví dụ ?.
-GV nhận xét đánh giá tiết học . Dặn học sinh về nhà học và làm bài.
	TIẾT 3
CHÍNH TẢ: ( Nghe viết ) CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP 
I. MỤC TIÊU: 
-Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuơi ; khơng mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT CT phương ngữ 2a , 3a.
II. CHUẨN BỊ: Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập2a , BT3a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. KTBC:
-Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp.
+ thân thiết , nhiệt tình , quyết liệt ,xanh biếc , luyến tiếc , chiếc xe ....
-Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
-2 HS đọc đoạn văn.
-Hỏi: + Đoạn văn nói lên điều gì ?
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết vào nháp.
+ GV đọc cho học sinh viết vào vở sau đó đọc chậm cho HS dò lỗi.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
*GV chọn phần a để chữa lỗi chính tả cho HS.
 Bài 2a: / Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS . Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
-GV nhận xét và kết luận các từ đúng.
Bài 3a Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và tìm từ.
- 3 HS lên bảng thi làm bài .
- HS nhận xét và kết luận từ đúng.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------
	TIẾT 4
KHOA HỌC : KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí : khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn.. . 
II. CHUẨN BỊ: - Phiếu điều tra khổ to . Phiếu học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
1) Mô tả những tác động của gió cấp 2 và gió cấp 5 lên các vật xung quanh khi gió thổi qua ?
2/ Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Không khí sạch và không khí bị ô nhiễm 
- Hỏi : - Em có nhận xét gì về không khí ở địa phương em đang ở ?
-Tại sao em lại cho rằng bầu không khí ở địa phương em là sạch hay bị ô nhiễm ?
- HS quan sát tranh minh hoạ trang 78 và trang 79 trao đổi và trả lời các câu hỏi .
- Hình nào thể hiện bầu không khí sạch ? chi tiết nào đã cho em biết điều đó ?
- Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ? chi tiết nào đã cho em biết điều đó ?
+ Gọi HS trình bày . Gọi HS khác nhận xét bổ sung cho bạn .
-GV nhận xét, hoàn thiện các câu trả lời . Đặt thêm các câu hỏi
+ Không khí có những tính chất gì ?
+ Thế nào là không khí sạch ?
+Thế nào là không khí bị ô nhiễm ?
GV kết luận về không khí sạch và không khí bẩn 
 + Gọi 2 HS nhắc lại .
* Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 HS với các câu hỏi :
+ Nguyên nhân nào gây ô nhiễm bầu không khí ?
- GV đến từng nhóm để giúp đỡ học sinh gặp khó khăn .
- HS báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung .
+ GV ghi nhanh các ý HS nêu lên bảng .
* Kết luận : Có nhiều nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm như : 
- Bụi tự nhiên , bụi từ các núi lửa sinh ra , bụi do các hoạt động . . .
+ Khí độc : các khí độc sinh ra do sự lên men , thổi của các vi sinh vật , rác thải , . . .
* Hoạt động 3: Tác hại của không khí bị ô nhiễm 
-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
 +Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người và động vật , thực vật ?
+ Yêu cầu HS trình bày tiếp các ý kiến không trùng nhau 
 + GV nhận xét , tuyên dương những HS có hiểu biết .
3.Củng cố – Dặn dò
 + Hỏi : - Thế nào là không khí sạch , không khí bị ô nhiễm ?
- Những tác nhân nào gây cho không khí bị ô nhiễm ?
 -GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau . 
-----------------------------------------------------------------
	TIẾT 5
 ĐẠO ĐỨC : KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG(T2)	
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng:
 -Biết vì so cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- Biết nhắc nhở các bạn phải biết ơn và kính trọng người lao động.
II. CHUẨN BỊ: -SGK Đạo đức 4. -Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/30)
 -GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 tình huống.
ịNhóm 1 :Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ 
ịNhóm 2 :Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong, Hân sẽ 
ịNhóm 3 :Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ 
 -GV phỏng vấn các HS đóng vai.
 -GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
*Hoạt động 2: trình bày sản phẩm (Bài tập 5, 6- SGK/30)
 -GV nêu yêu cầu từng bài tập 5, 6.
 Bài tập 5 :Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện  nói về người lao động.
 Bài tập 6 :Hãy kể, viết hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục, yêu quý nhất.
 -GV nhận xét chung.
ơKết luận chung:
 -GV mời 1-2 H ... học sinh thực hiện yêu cầu .
- GV giúp HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện những nét đổi mới , tươi vui , hấp dẫn ở Vĩnh Sơn . 
+ Treo bảng ghi tóm tắt dàn ý bài giới thiệu , gọi HS đọc lại .
- Mở bài : Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống ( tên , đặc điểm chung )
- Thân bài : Giới thiệu những đổi mới ở địa phương .
- Kết luận : nêu kết quả đổi mới ở địa phương cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó .
- Gọi HS trình bày , nhận xét , sửa lỗi dùng từ diễn đạt và cho điểm từng học sinh 
Bài 2 : 
a/ Tìm hiểu đề bài : 
- HS đọc yêu cầu đề bài .
- GV treo tranh minh hoạ về các nét đổi mới của địa phương được giới thiệu trong tranh .
- GV treo bảng phụ , gợi ý cho HS biết dàn ý chính : 
+ Mở đầu : Tên địa phương em tên những nét đổi mới về từng mặt .
+ Nội dung , hình thức đổi mới , thực tế ...
+ Kết thúc : Nêu kết quả và cảm nghĩ của em trước những cảnh đổi mới của đại phương , mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình 
b/ Giới thiệu trong nhóm :
-Yêu cầu HS giới thiệu trong nhóm 2 HS . GV đi giúp đỡ , hướng dẫn từng nhóm .
+ Các em cần giới thiệu rõ về quê mình . Ở đâu ? có những nét đổi mới gì nổi bật ?
những đổi mới đó đã để lại cho em những ấn tượng gì ?
c/ Giới thiệu trước lớp 
- Gọi HS trình bày , nhận xét sửa lỗi dùng từ , diễn đạt ( nếu có ) 
- Cho điểm HS nói tốt .
 3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em, chuẩn bị bài sau
-----------------------------------------------------------------
	TIẾT 2
TOÁN : PHÂN SỐ BẰNG NHAU .
I. MỤC TIÊU : 
- Bước đầu nhận biết dược tính chất cơ bản của phân số , phân số bằng nhau .
II. CHUẨN BỊ : Các băng giấy để minh hoạ cho các phân số – Phiếu bài tập . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng sửa bài tập số 3 về nhà.
- HS khác nhận xét bài bạn . GV nhận xét , ghi điểm học sinh .
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
+ Hướng dẫn HS nhận biết = tự nêu được tính chất cơ bản của phân số :
-Gài lên bảng hai băng giấy hình chữ nhật như nhau .
+ hai băng giấy này như thế nào với nhau ?
Băng 1 : chia thành 4 phần bằng nhau và tô màu vào 3 phần. Hãy đọc phân số tìm được.
-Băng 2 : chia 8 phần bằng nhau tô màu vào 6 phần . Hãy đọc phân số tìm được ?
-HS quan sát băng giấy và nhận xét so sánh hai phân số và ?
*GV giới thiệu phân số và phân số là hai phân số bằng nhau .
+ Từ phân số làm thế nào để được phân số ?
+ Ngược lại từ phân số làm thế nào để được phân số ?
+ Để có một phân số mới bằng phân số đã cho ta làm cách nào ? 
-Giáo viên ghi bảng qui tắc .
-Gọi hai em nhắc lại qui tắc 
 c) Luyện tập:
Bài 1 : 1 em nêu nội dung đề bài .
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở . 
-Gọi HS lên bảng sửa bài.
+ Câu b / GV hướng dẫn HS dựa vào tử số hoặc mẫu số của phân số đã đầy đủ và một tử số hay một mẫu số của phân số còn thiếu để suy ra phần cần tìm .Chẳng hạn : = Ta có mẫu số là 3 nhân 2 bằng 6 nên tử số là 2 nhân 2 bằng 4 .
+ Yêu cầu HS tìm các phân số còn lại .
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
3.Củng cố - Dặn dò:
-Làm thế nào để có phân số bằng phân số đã cho? 
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn học sinh về nhà học và làm bài.
---------------------------------------------------------------------
	TIẾT 3
ĐỊA LÍ: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 
I.MỤC TIÊU :
 -Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sơng ngịi của đồng bằng Nam Bộ:
+Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sơng Mê Kơng và sơng Đồng Nai bồi đắp.
+Đồng bằng Nam Bộ cĩ hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt. Ngồi đất phù sa màu mỡ, đồng bằng cịn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
-Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ , sơng Tiền, sơng Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
-Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sơng lớn của đồng bằng Nam Bộ: sơng Tiền, sơng Hậu.
II.CHUẨN BỊ :
 -Bản đồ :Địa lí tự nhiên, hành chính VN.
 -Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC : 
 -Thành phố hải Phòng .
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài : 
 1/.Đồng bằng lớn nhất của nước ta:
 *Hoạt động cả lớp: 
 -GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
 +ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên ?
 +ĐB Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai.)?
 +Tìm và chỉ trên BĐ Địa Lí tự nhiên VN vị trí ĐB Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các kênh rạch .
 GV nhận xét, kết luận.
 2/.Mạng lưới sông ngòi ,kênh rạch chằng chịt:
 *Hoạt động cá nhân:
 GV cho HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
 +Tìm và kể tên một số sông lớn,kênh rạch của ĐB Nam Bộ.
 +Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐB Nam Bộ (nhiều hay ít sông?)
 +Nêu đặc điểm sông Mê Công .
 +Giải thích vì sao nước ta lại có tên là sông Cửu Long?
 -GV nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế  trên bản đồ .
 * Hoạt động cá nhân:
 -Cho HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi :
 +Vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông ?
 +Sông ở ĐB Nam Bộ có tác dụng gì ?
 +Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì ?
 -GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở ĐB Nam Bộ .
3.Củng cố – Dặn dò:
 -GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu , sông ngòi, đất đai . 3 HS đọc phần bài học trong khung.
 -Gv nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Người dân ở ĐB Nam Bộ”.
----------------------------------------------------------------
	TIẾT 4
THỂ DỤC : Bài 30 ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI ,TRÁI 
TRÒ CHƠI : “LĂN BÓNG BẰNG TAY ”
I. MỤC TIÊU :
 -Ôn đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
 -Học trò chơi: “Lăn bóng bằng tay ” Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia được vào trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch , dụng cụ và bóng cho tập luyện bài tập “Rèn luyện tư thế cơ bản và trò chơi: Lăn bóng bằng tay ”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1 . Phần mở đầu: 
-Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
-GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.
 -Khởi động : +Chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập.
 +Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, gối, hông, vai.
 +Trò chơi : “Quả gì ăn được”.
2. Phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản:
 * Ôn tập đi đều theo 1 – 4 hàng dọc.
 -Cán sự điều khiển cho các bạn tập, GV bao quát chung và nhắc nhở những em thực hiện chưa chính xác.
 * Ôn đi chuyển hướng phải, trái
 -GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trương điều khiển tổ của mình tập, GV đi lại quan sát và sửa sai hoặc giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa đúng.
 -Tổ chức cho HS thi đua đi đều theo 1 – 4 hàng dọc và đi chuyển hướng phải trái. Lần lượt từng tổ thực hiện 1 lần và đi đều trong khoảng 10 – 15m. Tổ nào tập đều, đúng, đẹp, tập hợp nhanh được biểu dương, tổ nào kém nhất sẽ phải chạy 1 vòng xung quanh các tổ thắng.
 b) Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi và cho HS khởi động kĩ khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông.
 -GV nêu tên trò chơi. GV hướng dẫn cách lăn bóng.
 -GV cho HS tập trước động tác di chuyển, tay điều khiển quả bóng, cách quay vòng ở đích.
 -Khi HS tập thuần thục những động tác trên GV tổ chức cho HS chơi thử.
 -GV hướng dẫn thêm những trường hợp phạm quy để HS nắm được luật chơi.
 -GV tổ chức cho hS chơi chính thức.
 -Sau vài lần chơi GV tổ chức cho HS chơi theo hình thức tiếp sức, khi vòng qua cột cờ mốc (vòng tròn có lá cờ cắm ở giữa) không được giẫm vào vòng tròn, số 1 về đến đích, số 2 mới được xuất phát. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, hàng nào hoàn thành trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
3. Phần kết thúc: 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 -GVø giao bài tập về nhà ôn động tác đi đều.
----------------------------------------------------------------------
TIẾT 5
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI
1.Tập hợp lớp ở sân trường-điểm số- báo cáo.
2.Chi đội trưởng đánh giá tình hình mọi mặt trong tuần.
+ Nề nếp. Học tập.Vệ sinh Chuyên cần. Các phong trào của chi đội.
3.Giáo viên đánh giá chung
- Nhìn chung nề nếp lớp học được duy trì và thực hiện tốt.
-Học tập: Có nhiều em tiến bộ,chăm chú trong giờ học làm bài tập và làm bài đầy đủ( Thim. Đen, Diên, Mỹ,...). Vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, tỉ lệ chuyên cần cao
- Tuy nhiên còn một số bạn còn quên khăn quàng: Thương, Đen. Nói chuyện riêng: Linh, Chân, Thương, Thim, Tương
4.Kế hoạch tới
-Đi học đều, duy trì tốt nề nếp lớp học.
-Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẻ.
-Học bài và làm bài tập đầy đủ ở nhà.Ngồi học phải chú ý lắng nghe giảng, hăng say phát biểu và học tập tích cực.
-Tiếp tục học sang chương trình học kỳ II
5.Sinh hoạt Đội: Tổ chức ôn nghi thức Đội. Trò chơi: Tự chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4TUAN 20 CKTKN Ngang.doc