Giáo án khối 4 môn Toán - Tuần 10

Giáo án khối 4 môn Toán - Tuần 10

I/ Mục tiêu:

 - Nhận biết được góc tù,góc nhọn, gócbẹt,góc vuông, đường cao của tam giác.

 - Cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông.

 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 , bài 4 ( a )

II/ Đồ dung dạy học

 - Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke

III/ Các hoạt động dạy - học:

 

doc 7 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 4 môn Toán - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 46
Luyện tập
Môn dạy : TOÁN
I/ Mục tiêu:
 - Nhận biết được góc tù,góc nhọn, gócbẹt,góc vuông, đường cao của tam giác.
 - Cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 , bài 4 ( a ) 
II/ Đồ dung dạy học
 - Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV vẽ lên bảng 2 hình a, b trong bài tập, y/c HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình
 A	 A B
	 M
B C C D
- GV hỏi thêm:
+ So với góc vuông thì góc nhọn nhỏ hơn hay bé hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn?
+ 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
Bài 2:
- GV y/c HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC
- Vì sao ABC được gọi là đường cao của hình tam giác ABC?
- Hỏi tương tự với đường cao CB
- GV kết luận: 
Bài 3:
- GV y/c HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
Bài 4:
- GV y/c HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm
 A B
 M	N
 D	C
- GV: Hãy nêu tên các hình chữ nhậ có trong hình vẽ ?
- Nêu tên các cạnh song song với AB
- HS giỏi làm bài 4b
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng lam bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn 
- Lắng nghe
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông 
+ 1 góc bẹt bằng 2 góc vuông 
- Đường cao của tam giác ABC là AB và BC 
- Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác 
- HS trả lời tương tự như trên
- HS vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ và nêu cách vẽ 
- 1 HS lên bảng vẽ. HS cả lớp vẽ hình vào VBT 
- HS vừa vẽ trên bảng nêu
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét 
- HS thực hiện y/c 
- các hình chữ nhật là ABCD, ABNM, MNCD
- Các cạnh song song với AB là MN, DC
Tuần 10
Tiết 47
Luyện tập chung
Môn dạy : TOÁN
I.Mục tiêu: 
 - Thực hiện phép cộng, trừ các số có sáu chữ số.
 - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
 - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
 - Bài tập cần làm: bài 1( a ), bài 2 ( a ),bài 3 ( b).bài 4. 
II.Đồ dùng dạy học: Ê ke , thước chia cm .
III.Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài cũ : HS1 Hãy nêu tính chất giao hoán của phép cộng và viết công thức tổng quát.?
HS2 Hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng , viết công thức tổng quát.?
HS3:Nêu đặc điểm của hình chữ nhật , nêu cách tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật?
HS4:Nêu đặc điểm của hình vuông, nêu cách tính chu vi và diện tích của hình vuông?
Gv nhận xét và ghi điểm
Bài mới: gt® ghi đề lên bảng
Bài1:yêu cầu HS đặt tính và tính.
Muốn cộng hay trừ hai số có nhiều chữ số ta đặt tính như thế nào?
Gv hướng dẫn HS sửa bài
HS giỏi làm bài 1b
Bài 2: yêu cầu HS đọc câu lệnh.
Làm thế nào để tính nhanh?
Gv hướng dẫn HS sửa bài.
HS giỏi làm bài 2b
Bài 3:yêu cầu HS đọc đề và xác định yêu cầu của đề.
-Yêu cầu HS đo và vẽ hình ‘xem hình vẽ’
-Phần a,b trả lời miệng.
Phần c :Nên khuyến khích HS tính bằng 2 cách khác nhau nhằm phát huy trí lực cho học sinh.
Bài 4:Yêu cầu HS đọc đề và xác định yêu cầu của đề
Nêu ý nghĩa của nửa chu vi hình chữ nhật.
Muốn tính diện tích của hình chữ nhật ta cần biết những gì?
Muốn tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật ta áp dụng giải toán dạng gì?
Hướng dẫn sửa bài
Nhận xét tiết học.
Dặn bài sau: Nhân với số có một chữ số
HS nêu tính chất và viết công thức tổng quát.
HS nêu tính chất và viết công
 thức tổng quát.
HS trá lời
HS trả lời
4 HS lên bảng đặt tính và tính.
HS trả lời
HS tính vào vở nháp
HS nhận xét
HS trả lời
2HS len bảng làm số còn lại làm vở nháp
HS nhận xét
HS xác định và trả lời
HS tính vào và nêu miệng cách tính
Tổng độ dài của 1 chiều dài và 1 chiều rộng của hình chữ nhật đó
1 chiều dài , 1chiều rộng
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Yêu cầu 1HS lên bảng làm số còn lại làm vở 
Tuần 10
Tiết 48
 Nhân với số có một chữ số
Môn dạy : TOÁN
I. Mục Tiêu: 
 - Biết cách thực hiện phép nhân só có nhiều chữ số với số có một chữ số ( tích không quá sáu chữ số ).
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 3 ( a ) 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài cũ: HS1: Tính tổng sau:
 21213 + 21213 + 21213 = ?
HS2: Phép cộng trên có đặc điểm gì ?
Hãy viết phép cộng trên thành một tích có hai thừa số và tính kết quả ?
GV nhận xét và ghi điểm .
Hoạt động 1:
Bài mới: Từ ví dụ trên GV giới thiệu phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
- GV ghi phép tính nhân lên bảng: 
 241324 ´ 2 = ?
- yêu cầu 1 HS lên đặt tính theo cột dọc
- GV hướng dẫn sửa bài 
- GV ghi phép tính thứ 2
 136204 ´ 4 = ?
Gọi 1 HS khá lên bảng đặt tính và tính 
- Hướng dẫn sửa bài 
Ở phép tính thứ hai khác phép tính thứ nhất ở điểm nào?
Vậy các em lưu ý: Trong phép nhân có nhớ cần thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: yêu cầu 4 HS lên đặt tính và tính kết quả 
- GV hướng dẫn sửa bài 
Bài 2: Dành cho HS khá giỏi
Bài 3: yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của mỗi biểu thức 
Hướng dẫn sửa bài 
Bài 4: yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề, tóm tắt đề và giải ( Dành cho HS khá giỏi ) 
- Hướng dẫn sửa bài 
- Nhận xét tiết học - Dặn bài sau:
“Tính chất giao hoán của phép nhân”
- HS tính và điền kết quả
- Các số hạng đều bằng nhau
- HS tính 
 21213 ´ 3 = 63639 
- HS theo dõi
- 1 HS đặt tính và tính ở bảng lớp. Số còn lại đặt tính và tính vào vở nháp.
- HS nhận xét
- 1HS khá lên bảng đặt tính và tính
Số còn lại làm vở nháp
HS nhận xét.
Phép tính thứ hai là phép nhân có nhớ.
HS nhắc lại
4 HS đặt tính và tính ở bảng lớp (mỗi em 1 phép tính) số còn lại làm vào vở nháp
HS nhận xét
HS làm vào phiếu học tập
Nêu kết quả
HS nhận xét 
HS làm vào vở 2 biểu thức a
1 HS tính ở trên bảng 
HS nhận xét
1 HS tóm tắt đề toán và giải trên bảng 
Lớp nhận xét
Tuần 10
Tiết 49 
 Tính chất giao hoán của phép nhân 
Môn dạy : TOÁN
I.Mục tiêu: 
 - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán để tính toán.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 ( a,b ) 
II.Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ kẻ phần b, bỏ trống dòng 2, 3, 4 và cột 3 và cột 4
III.Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài cũ: HS1: yêu cầu Hs sửa phần b của bài 3/57
HS2: nói nhanh kết quả : 2 ´ 4 = ?
 4 ´ 2 = ?
HS3: nói nhanh kết quả: 3 ´ 4 = ?
 4 ´ 3 = ?
HS3: nói nhanh kết quả: 6 ´ 4 = ?
 4 ´ 6 = ?
 Hoạt động 1 : Bài mới: gt® ghi đề lên bảng
 - So sánh giá trị của 2 biểu thức:
Ta thấy: 3 ´ 4 và 4 ´ 3 đều có giá trị là 12
 Hay 6 ´ 4 và 4 ´ 6 đều có giá trị là 24
 Hay 2 ´ 4 và 4 ´ 2 đều có giá trị là 8
Như vậy: Biểu thức 3 ´ 4 có bằng biểu thức 4 ´ 3 không?
- Biểu thức 6 ´ 4 có bằng biểu thức 4 ´ 6 không?
- Biểu thức 2 ´ 4 có bằng biểu thức 4 ´ 2 không?
- Hai cặp phép nhân có đặc điểm gì?
- Chỉ khác nhau ở điểm nào? 
- So sánh giá trị của 2 biểu thức: a ´ b và b ´ a trong bảng sau:
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS thay giá trị của a và b bằng những số thích hợp và yêu cầu tính sau đó so sánh giá trị của biểu thức đó
- GV ghi bảng các kết quả 
-GV kết luận: Ta thấy giá trị của a ´ b và của b ´ a bằng nhau
Vậy ta viết: a ´b = b ´ a
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích như thế nào? 
 Hoạt động 2 : Luyện tập:
Bài 1: Chơi xì điện
Vì sao em nói nhanh được kết quả cần điền?
Bài 2: yêu cầu HS tính 
Dòng 1 tính bình thường 
Dòng 2 dùng tính chất giao hoán để tính
VD: 7 ´ 853 = 853 ´ 7 = ?
Hướng dẫn sửa bài 
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
Khi nào thì tích bằng 1 trong 2 thừa số?
Khi nào thì tích bằng 0?
Vậy số cần điền ở biểu thức a là số nào?
Vậy số cần điền ở biểu thức b là số nào?
Củng cố: yêu cầu nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân
- Nhận xét tiết học
- Dặn bài sau: “Nhân với 10, 100, 1000, 
 Chia cho 10, 100, 1000, ”
1 HS lên sửa bài 
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
-HS nêu 3 x 4 =12, 4 x 3 = 12
 Vậy 3 x 4 = 4 x 3
- 6 x 4 = 4 x 6 , 2 x 4 = 4 x 2
Bằng 
Bằng 
Bằng
Có các thừa số giống nhau
Thứ tự các thừa số đổi chỗ cho nhau
HS tính và trả lời ngay kết quả
(HS trả lời tính chất)
Nhiều HS nhắc lại nối tiếp
1 HS đứng lên nêu số cần điền vào biểu thức thứ nhất xong chỉ bạn khác nêu số cần điền vào biểu thức thứ hai
Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân
Dòng 1 đặt tính và tính ở vở nháp
Đặt tính ở vở nháp tính và ghi kết quả và biểu thức 
HS nhận xét
HS nối các biểu thức có giá trị bằng nhau vào phiếu học tập
Tích bằng 1 trong 2 thừa số kia là 1
Tích bằng 0 khi một trong 2 thừa số kia bằng 0
số 1
số 0
2 HS nhắc lại tính chất của phép nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc