Giáo án Khối 4 - Tuần 1 (Bản tổng hợp các môn 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 1 (Bản tổng hợp các môn 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.

2. Kĩ năng: Biết cách đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.

3. Thái độ: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu, xoá mọi áp bức, bất công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Truyện “Dế mèn phiêu lưu kí”.

- Băng giấy viết sẵn câu đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy học Hoạt động học

1. Giới thiệu bài :

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 1 (Bản tổng hợp các môn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ hai ngày 4 tháng 9 năm 2006
 Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
Kĩ năng: Biết cách đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
Thái độ: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu, xoá mọi áp bức, bất công.
II. đồ dùng dạy – học:
Truyện “Dế mèn phiêu lưu kí”.
Băng giấy viết sẵn câu đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài : 
- Gv giới thiệu
Hs chú ý nghe
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a) Luyện đọc: 
Gọi học sinh đọc bài, cho học sinh đọc nối tiếp theo đoạn – sửa phát âm cho học sinh 
Cho học sinh đọc bài, 
4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn: 
Đoạn 1: 2 dòng đầu, 
Đoạn 2 năm dòng tiếp theo; 
Đoạn 3: năm dòng tiếp theo;
Đoạn 4: phần còn lại
Cho học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ khó, ở phần chú giải
1 học sinh đọc phần chú giải
lớp theo dõi.
Cho học sinh giải nghĩa ngắn chùn chùn, thui thủi
Ngắn chùn chùn: ngắn quá mức
Thui thủi: cô đơn
Cho học sinh đọc theo cặp
Học sinh đọc, lớp nhận xét phát âm, ngắt nghỉ
Giáo viên đọc diễn cảm, giọng chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với tính cách nhân vật 
Học sinh nghe phát hiện cách đọc
b) Tìm hiểu bài
Truyện có nhân vật chính nào?
Dế mèn, chị nhà trò, bọn nhện
Kẻ yếu được bênh vực là ai?
Học sinh trả lời, nhận xét.
Đoạn 1:
Cho học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi: dế mèn nhìn thấy Nhà trò trong hoàn cảnh nào?
Học sinh đọc SGK, trả lời - Nhận xét
Nêu ý đoạn 1 - GV ghi
Hoàn cảnh Dế mèn gặp Nhà trò
Đoạn 2: 
Gọi học sinh đoạc đoạn 2
Những chi tiết cho thấy chị Nhà trò rất yếu ớt
1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm, 
HS nêu ý kiến - Nhận xét: 
“Chị nhà trò ... chẳng đủ”
Nhận xét:
Đoạn 3:
Cho học sinh tìm chi tiết cho thấy nhà trò bị ức hiếp đe doạ
học sinh đọc thầm - dùng bút chì gạch chân
Đoạn 4:
Trước tình cảnh đáng thương của Nhà trò, Dế mèn đã làm gì?
Qua lời nói và việc làm đó, em thấy Dế mèn là người như thế nào?
Học sinh đọc thầm đoạn 3 - Trả lời câu hỏi
Có tấm lòng nghĩa hiệp, dũng cảm.
Nêu ý chính đoạn 4 - ghi bảng
Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế mèn
Qua câu chuyện tác giả muốn nói gì với chúng ta
Giáo viên ghi bảng
Học sinh nêu: ca ngợi Dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu xoá bỏ bất công.
Học sinh nhắc lại
c) Đọc diễn cảm
Gọi học sinh đọc nối tiếp
4 học sinh đọc. Học sinh nêu cách đọc hay mỗi đoạn
Cho học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
Học sinh thi đọc - lớp bình chọn - cho điểm.
Học sinh thi đọc cả bài
Lớp nhận xét đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
Em học được gì ở nhân vật Dế mèn
Cho học sinh chuẩn bị bài sau
Học sinh liên hệ - trả lời - nhận xét.
Học sinh chuẩn bị bài “Mẹ ốm”
Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2006
----------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
Mẹ ốm
I. Mục tiêu:
Kiến thức: đọc đúng các từ, tiếng khó, lá trầu, khép lỏng, nóng ran, cho trứng.
Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ, đọc đúng nhịp bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Thái độ: Biết tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
II. đồ dùng dạy – học:
1 cơi trầu, băng giấy viết sẵn khổ thơ 4, 5 câu, luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 
-	Gọi học sinh đọc bài “Dế mèn bênh vực bạn yếu” và trả lời câu hỏi: Em thích nhân vật nào? vì sao?
-	Học sinh đọc và trả lời - lớp nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
-	Treo tranh bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
-	Học sinh quan sát - trả lời
-	Giáo viên giới thiệu bài
-	Học sinh nhắc lại
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
-	Cho học sinh đọc nối tiếp, giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
-	Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải và thêm từ cơi trầu
- Giáo viên đọc mẫu lần 1, nhẹ nhàng, tình cảm.
-	Học sinh đọc mỗi học sinh một khổ thơ
-	2 Học sinh đọc câu 3, 4, 5,6. Lớp theo dõi
-	1 học sinh đọc thành tiếng, HS quan sát cơi trầu và giải nghĩa
-	Học sinh theo dõi đọc mẫu
* Tìm hiểu bài
-	Cho học sinh đọc thầm 2 khổ thơ đầu
-	Em hiểu câu thơ sau muốn nói nên điều gì?
-	Cho học sinh giải thích: Truyện Kiều, cụm từ lặn trong đời mẹ
-	Đọc thầm và trả lời câu hỏi 
+ 	Mẹ Trần Đăng Khoa bị ốm
-	Truyện Kiều cảu đại thi hào Nguyễn Du kể về thân phận nàng Kiều.
-	Những vất vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm.
-	Cho học sinh đọc thầm khổ thơ 3
+	Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ bạn nhỏ thể hiện qua câu thơ nào?
-	Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi - đọc câu thơ
+ Những việc làm đó cho em biết điều gì
+ Tình làng nghĩa xóm thật sâu nặng, đậm đà
- Cho học sinh đọc thầm toàn bài
+ Những câu thơ nào trong bài bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Vì sao cảm nhận được điều đó? - GV kết luận
- Học sinh nối tiếp nhau trả lời, mỗi học sinh chỉ nêu 1 ý.
+	Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì? - Giáo viên nêu nội dung
+	Thể hiện tình cảm của người con với mẹ và tình cảm của xóm làng và mẹ bạn nhỏ
c) Luyện đọc diễn cảm
Gọi học sinh đọc nối tiếp yêu cầu học sinh cả lớp tìm ra cách đọc đúng
	6 học sinh đọc nối tiếp, mỗi em 2 khổ thơ - học sinh lắng nghe phát hiện cách đọc
Khổ thơ 1, 2 giọng trầm buồn.
Khổ thơ 3 giọng lo lắng
Khổ thơ 4, 5 giọng vui
Khổ 6, 7 giọng tha thiết.
Cho học sinh đọc diẽn cảm theo cặp - giáo viên uốn nắn học sinh 
T/C cho học sinh thi đọc thuộc lòng - nhận xét cho điểm
Học sinh đọc - lớp nhận xét 
Học sinh thi đọc theo bàn, cá nhân.
3. Củng cố dặn dò:
Bài thơ viết theo thể thơ nào? Em thích nhất khổ thơ nào? vì sao?
Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh 
Học sinh nhận biết bài thơ viết theo thể thơ lục bát - đọc đoạn thơ mình thích.
Học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” (tiếp)
------------------------------------------
toán
Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Ôn tập về 4 phép tính đã học trong phạm vi 100000.
Luyện tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
2. Kĩ năng: Củng cố bài toán có liên quan rút về đơn vị
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Cho học sinh nêu cách so sánh số TN? lấy ví dụ?
Học sinh thực hiện yêu cầu, 
Lớp nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
Học sinh ghi đầu bài
b) Luyện tập
Bài 1: 
Cho học sinh nêu yêu cầu, giáo viên viết phép tính gọi học sinh nêu miệng - nhận xét
1 học sinh nêu
Học sinh nêu miệng kết quả - nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức có dấu ngoặc đơn và không có dấu ngoặc đơn.
Cho lớp làm VBT
Lớp làm VBT
Bài 2: (cá nhân)
Cho học sinh thực hiện phép tính
4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh thực hiện 2 phép tính
Cho học sinh đọc bài làm đối chiếu - nhận xét bài 4 học sinh trên bảng - cho điểm học sinh 
Học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện
Bài 3 (cá nhân)
Cho học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
Cho học sinh nêu tứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức và làm bài
1 học sinh đọc - lớp đọc thầm, nhận xét 4 biểu thức.
Học sinh làm vở - 4 học sinh chữa bài - lớp nhận xét.
Bài 4: 
Cho học sinh nêu yêu cầu
Cho học sinh tự làm, gọi học sinh chữa bài - giáo viên nhận xét cho điểm
1 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
1 học sinh nêu bài toán cho biết gì? hỏi gì?
Học sinh tự làm - chấm bài, 1 học sinh đọc bài làm đúng cho bạn làm sai sửa.
Bài 5: (cả lớp)
Giáo viên gọi học sinh đọc đầu bài
Cho học sinh phân tích bài toán
Cho học sinh tự giải vào vở.
Chấm bài
1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
1 học sinh nêu bài toán cho biết gì? hỏi gì?
Học sinh tự làm - chấm bài. 
1 học sinh đọc bài làm đúng cho các bạn làm sai sửa.
3. Củng cố dặn dò:
Cho học sinh chơi trò chơi: “ai nhẩm nhanh”
Nhận xét tiết học.
Học sinh nêu phép tính, gọi bạn khác nhẩm ngay kết quả - bình bầu bạn nhẩm nhanh nhất.
Lớp chuẩn bị bài
lịch sử - địa lý
Môn Lịch sử và Địa lí
I. Mục tiêu:
Kiến thức: - Học sinh biết vị trí địa lý, hình dáng của nước ta.
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử, 1 Tổ quốc.
Kĩ năng: 	- Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý.
Thái độ:	- Hiểu về lịch sử và địa lý Việt Nam
II. Đồ dùng - dụng cụ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bàn đồ hành chính VN, ảnh về sinh hoạt của 1 số dân tộc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học 
Hoạt động học 
1. Hoạt đông 1: làm việc cả lớp.
Giáo viên giới thiệu vị trí của đất nuớc ta và các cư dân ở mỗi vùng
Học sinh trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí tỉnh, thành phố em đang sống.
2. Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc nào đó ở 1 vùng.
Học sinh quan sát tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
Giáo viên kết luận: Mỗi dân tộc ở VN đều có nét văn hoá riêng song đều có chung líchử và Tổ quốc
Học sinh nghe
 3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Hỏi: Ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó?
Học sinh nối tiếp nhau kể - lớp nhận xét 
Giáo viên kết luận
4. Hoạt động 4: Hoạt động tiép nối:
Nhận xét tiết học.
Dặn dò học sinh 
--------------------------------------------------
khoa học
Trao đổi chất ở người
I. Mục tiêu:
Kiến thức: 	Nêu được những chất lấy vào và thải ra trong quá trình sống hàng ngày của cơ thể người.
Kĩ năng: 	Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường và giải thích được ý nghĩa theo sơ đồ này
Thái độ: 	Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
II. đồ dùng dạy – học:
Các hình minh hoạ trong trang 6 SGK.
3 khung đồ như trang 7, SGK và 3 bộ thẻ ghi từ Thức ăn nước không khí phân Nước tiểu Khí các- bô- níc
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động: 
Kiểm tra bài cũ theo mẫu các câu hỏi:
Giống như thực vật, động vật con người cần những gì để duy trì sự sống? Và hơn hẳn chúng, con người cần những gì để sống?
Học sinh 1 trả lời
Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm ...  cố dặn dò
Tiếng có cầu tạo như thế nào? lấy ví dụ về tiéng có đủ 3 bộ phận và không đủ 3 bộ phận?
Nhận xét tiết học, dặn học sinh tra từ điển để biết nghĩa của bài tập 2 (T17)
Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2006
Tập làm văn
Nhân vật trong chuyện
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Biết nhân vật là một đặc điểm quan trọng của kể chuyện. Nhân vật trong chuyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân cách hoá. 
Kĩ năng: Biết được tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của NV.
Thái độ:	xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện..
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh Trả lời: 
Bài văn văn kể chuyện khác bài văn không như thế nào?
Học sinh trả lời, lớp nhận xét 
Gọi 2 học sinh kể lại chuyện đã giao tiết trước
Lớp nhận xét đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: 
	Nhân vật trong chuyện có đối tượng nào? có đặc điểm gì? cách xây dựng nhân vật như thế nào? Bài học hôm nay giúp các em điều đó. 
Học sinh nghe, ghi đầu bài
b) Nhận xét
Bài 1: (nhóm)
Gọi học sinh đọc yêu cầu
1 học sinh đọc yêu cầu
Các em vừa học câu chuyện nào
Học sinh trả lời: Dế mèn bênh vực kẻ yếu, sự tích hồ ba bể
Cho học sinh hoạt động nhóm 2
Làm việc trong nhóm và dán kết quả của nhóm mình.
Cho nhóm khác nhận xét bổ sung để có câu lời giải đúng
1 học sinh đọc kết quả đúng
Hỏi: Nhân vật trong chuyện có thể là ai?
Có thể là người, con vật ...
Giáo viên Tiểu kết.
Bài 2: (nhóm 4)
Gọi học sinh đọc yêu cầu, cho học sinh thảo luận nhóm 4.
1 học sinh đọc đầu bài, 
Học sinh thảo luận:
 + Dế mèn là nhân vật như thế nào? dựa vào đâu.
 + Qua chuyện “Hồ Ba Bể” mẹ con bà nông dân có đặc điểm gì nổi bật về tính cách?
Gọi các nhóm trả lời.
Các nhóm trả lời - nhận xét 
Hỏi: Để có nhận xét về t/c nhân vật ta dựa vào đâu?
Cho học sinh đọc ghi nhớ
Dựa vào lời nói, hành động, suy nghĩ
2 học sinh đọc, 1 học sinh đọc thuộc
c) Luyện tập
Bài 1: (cá nhân)
Gọi học sinh đọc nộidung
1 học sinh đọc to - lớp đọc thầm
Giáo viên hỏi: câu chuyện ba anh em có nhân vật nào?
Học sinh trả lời - nhận xét
Nhìn vào tranh minh hoạ em thấy ba anh em có gì khác nhau?
Tuy giống nhau về hành động nhưng sau bữa ăn khác nhau.
Bà nhận xét về T/c của từng cháu như thế nào? dựa vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy
Học sinh trả lời rút ra nhận xét: Căn cứ vào hành động của anh em mà đưa ra nhận xét 
Giáo viên kết luận
Bài 2: (nhóm 2) Cho học sinh đọc nội dung BT 2
Học sinh đọc to
Cho học sinh trao đổi, tranh luận về các huowngs sự việc có thể diễn ra.
Học sinh trao đổi tranh luận về các sự việc diễn ra theo 2 hướng:
Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại, nâng em bé ...
Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác, bạn bỏ chạy hoặc tiếp tục chạy nhảy nô đùa.
Cho học sinh kể - giáo viên nhận xét 
Học sinh thi kể - cả lớp nhận xét cách kể của từng người.
3. Củng cố dặn dò.
Hãy lấy ví dụ về tính cách của nhân vật trong các chuyện mà em đã được đọc, được nghe?
Cho học sinh đọc ghi nhớ, nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh biết quan tâm tới người khác.
----------------------------------------------
toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Luyện tập tính giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ, làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
Kĩ năng: Củng cố cách đọc và tính giá trị của biểu thức.
II. đồ dùng dạy – học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh chữa bài 5 – lớp nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : 
Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay các em sẽ tiếp tục làm quên với biểu thức có chứa 1 chữ 
Học sinh ghi đầu bài
c) Luyện tập
Bài 1: cá nhân – treo bảng phụ có chép bài 1(a) cho học sinh đọc đề
Học sinh đọc thầm
Phần (a) yêu cầu tính giá trị biểu thức nào?
Biểu thức 6 x a
Cho HS nêu cách tính
Học sinh quan sát mẫu, tự nêu cách làm với a=7, 10
Cho HS làm tiếp b, c, d
Học sinh làm VBT - đọc kết quả - lớp NX.
Bài 2: (cá nhân) 
Cho HS đọc đề bài
1 học sinh đọc
Gọi học sinh lên bảng, lớp làm VBT
Giáo viên chốt Kết quả: 
a) 56, b) 123, c)137, d) 74.
4 học sinh lên bảng làm - lớp làm VBT - Nhận xét bài 4 bạn làm và nêu thứ tự thực hiện phép tính.
Bài 3: Cả lớp
Treo bảng phụ - học sinh đọc yêu cầu
Giáo viên chấm - nhận xét
Học sinh đọc yêu cầu, kẻ bảng và đọc các biểu thức ở bảng và các giá trị của c. - Học sinh làm
Bài 4 (cả lớp)
Giáo viên vẽ hình vuông độ dài cạnh a
Nhấn mạnh cách tính chu vi hình vuông và cách trình bày
1 HS đọc đầu bài.
Học sinh xây dựng công thức tính chu vi (P) hình vuông.
Đọc lại công thức P = a x 4.
Học sinh tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a là: 3cm, 3dm, 8m.
a) chu vi hình vuong là: 3 x 4 = 12 (cm)
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau
-----------------------------------------
lịch sử - địa lý
Làm quen với bản đồ 
I. Mục tiêu:
Kiến thức: - Học sinh biết trình tự sử dụng bản đồ
Kĩ năng: 	- Nắm đượctên, phương hướng, tỷ lệ, kí hiệu bản đồ, tìm một số đối tượng địa lí dựa vào chú giải.
Thái độ:	- Biết được vị trí đất nước việt nam.
II. Đồ dùng - dụng cụ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bàn đồ hành chính VN, ảnh về sinh hoạt của 1 số dân tộc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học 
Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ:
Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
Tỷ lệ bản đồ cho ta biết đièu gì?
2 học sinh trả lời, lớp nhận xét đánh giá.
2. Bài mới.
a) Hoạt động 1: Làn việc cả lớp
Treo bản đồ tự nhiên VN hỏi: tên bản đồ cho ta biết điều gì? 
Học sinh quan sát và trả lời - nhận xét 
Dựa vào chú giải hình 3 (bài 2) đọc mọt số kí hiệu của một số đối tượng địa lí.
Cho học sinh chỉ đường biên giưói Việt Nam với láng giềng (phần đất liền)
Học sinh chỉ bản đồ - học sinh nhận xét cách chỉ và giải thích vì sao biết đó là đường biên giới quốc gia.
b. Hoạt động 2: Thực hành nhóm
Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập a, b SGK
2 học sinh đọc yêu cầu
Cho các nhóm làm bài tập
Các nhóm thảo luận - trình bày.
Giáo viên hoàn thiện câu trả lời:
Học sinh nhóm khác bổ sung sửa chữa
Các nước làng giềng của Việt Nam là: Trung quốc, Lào, Cam pu chia.
Quần đảo Hoàng Sa, Trường sa.
Học sinh nghe, nêu lại
c. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Cho học sinh quan sát bản đồ hành chính việt nam.
Học sinh quan sát
Cho học sinh lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng
Học sinh lên đọc tên và chỉ các hướng: Bắc, Nam, Đông, Tây.
Cho học sinh chỉ vị trí của tỉnh mình đang sống
Học sinh chỉ - lớp nhận xét cách chỉ và nêu tên các tỉnh giáp với tỉnh mình.
3. Hoạt động tiếp nối: 
Nhận xét tiết học.
Nêu cách chỉ bản đồ: khu vực sông, biên giới.
Chuẩn bị bài: Nước Văn Lang”
---------------------------------------------------
tiếng việt (+)
Tập làm văn - luyện tập về nhân vật trong truyện.
I. Mục tiêu: Học sinh hiểu nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá.
Nắm bắt được tính cách nhân vật bộc lộ qua lời nói, suy nghĩ của nhân vật, biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là văn kể truyện?
Học sinh trả lời - nhận xét đánh giá
Giáo viên nhận xét đánh giá
2. Luyện tập
Bài 1: 
a) Kể lại câu chuyện “sự tích hồ ba bể”
b) Em hãy cho biết tên các nhân vật, các sự việc sảy ra và kết quả của sự việc ấy?
Học sinh đọc bài - kể lại câu chuyện “Hồ ba bể” - nêu tên các nhân vật và nêu các sự việc sảy ra và kết quả của sự việc ấy.
Giáo viên nhận xét học sinh kể và đánh giá, cho điểm. 
Học sinh nhận xét nêu ý nghĩa câu chuyện
Bài 2:
a) Ghi tên các nhân vật trong 2 bài tập đọc em đã học ở tuần 1.
Học sinh làm vào vở phần a.
Bài “Hồ ba bể” có nhân vật là mẹ con bà goá, bà lão ăn xin, giao long.
Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” có nhân vật là Dế Mèn, Nhà Trò.
b) Nêu nhận xét về tính cách nhân vật. Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy
Phần b cho học sinh thảo luận nhóm đôi, các nhóm trả lời - nhận xét 
Giáo viên kết luận lại tính cách của nhân vật.
3. Củng cố dặn dò.
Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là kể chuyện?
Cho học sinh về nhà sưu tầm câu chuyện, nêu các nhân vật trong truyện và nêu tích cách NV.
--------------------------------------------
toán (+)
Cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000. Tính giá trị biểu thức có chứa 1 chữ
I. Mục tiêu:
Kiến thức: 	Củng cố kĩ năng nhân chia số có 1 chữ số trong phạm vi 100 000.
Kĩ năng: 	Có kĩ năng tính giá trị biểu thức có chứa 1 chữ.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
Bài 1: Tính (đặt tính)
1006 x 4	100008 : 9
31250 x 9	320000 : 4
Học sinh đặt tính và thực hiện đổi chéo kiểm tra
Cho học sinh đọc kết quả
Học sinh đọc kết quả - lớp so sánh nêu cách thử lại
Bài 2: Tiến thực hiên 1 phép nhân có thừa số là 7. Đạt thực hiện phép nhân có thừa số là 9. Còn thừa số thứ nhất ở hai phép tính bàng nhau. Hai bạn đều tìm đúng, trong đó tích Đạt tìm được lớn hơn tích Tiến tìm được là 435. Tìm thừa số thứ nhất ở phéo tính mà Tiến, Đạt đã thực hiện
Học sinh đọc bài - xác định bước giải - giải vào vở - 1 học sinh lên bảng giải - nhận xét 
Giải:
Tích ở phép tính Tiến thực hiện = 7 lần thừa số thứ nhất, Tích ở phép tính Đạt thực hiện bằng 9 lần thừa số thứ nhất. Vậy tích ở phép tính Đạt thực hiện lớn hơn tích ở phép tính Tiến thực hiện bằng số lần thừa số thứ nhất là:
9-7 = 2 (lần)
Thừa số thứ nhất ở 2 phép tính 2 bạn làm là:
436 : 2 = 218.
Bài 3: Một phép chia có số bị chia là 49, số bị chia nhoà, nhìn không rõ, số thương là 9 và số dư là số lớn nhất có thể được. Tìm số chia bị nhoà
Học sinh đọc đầu bài và nêu các bước giải:
Số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị nếu thêm vào số chia 1 đơn vị thì phép chia không dư -> thương tăng lên 1 đơn vị.
Tìm số bị chia: 49 + 1 = 50
Thương mới sẽ là: 9 + 1 = 10
Số chia sẽ là: 50 : 10 = 5.
Thử lại: 49 : 5 = 9 dư 4.
Bài 4: Tính nhanh:
a) 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x (4 x 9-36)
b) 4 x 8 x 25 x 5
Học sinh đọc đầu bài nêu cách giải:
Tính nhanh áp dụng 1 số x 0 = 0.
Vận dụng nhân nhẩm 10, 100 ...
Bài 5: 
a) Tính giá trị biểu thức:
3 x 26 + 48 : 6 + 2
b) Hãy đặt dấu ngoặc đơn thích hợp để biểu thức có giá trị = 84.
Học sinh làm - kiểm tra chéo và học sinh nắm được thứ tự thực hiện biểu thức không có dấu ngoặc đơn và có dấu ngoặc đơn.
--------------------------------------------------
Sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_1_ban_tong_hop_cac_mon_2_cot.doc