Giáo án Khối 4 - Tuần 1 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 1 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

CHÍNH TẢ ( NGHE VIẾT )

 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

PHÂN BIỆT L/N, AN/ ANG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong bài Dế "Mèn bênh vực kẻ yếu "

2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng l/n( hoặc có vần an /ang ) để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .

3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

- VBT Tiếng Việt Tập 1

- Bảng phụghi nội dung bài 2a.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KTBC : GV gọi 2 HS lên làm bài tập 3 .

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.

2. Hướng dẫn HS nghe-viết

- GV đọc 1 đoạn văn cần nghe - viết trong bài "Mèn bênh vực kẻ yếu "

- HS đọc thầm lại đoạn văn .

?Đoạn trích cho em biết về điều gì?

-HS nêu các từ khó , dễ lẫn khi viết .Yêu cầu HS đọc viết những từ vừa tìm được

- HS nêu cách trình bày đoạn văn.

- GV đọc từng câu hoặc một bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc cho HS soát lại bài .

- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .

3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .

Bài tập 2 ( lựa chọn )

- GV nêu yêu cầu của bài tập , HS làm phần a .

- HS đọc thầm câu văn rồi làm vào vở .

- GV cho HS chơi thi tiếp sức .

- Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được .

- GV cùng cả lớp nhận xét . Tuyên dương nhóm thắng cuộc .

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 1 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 1
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2006
tập đọc
 dế mèn bênh vực kẻ yếu 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng : 
 - Đọc trôi chảy đựơc toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở những từ ngữ gọi tả , gọi cảm .
 - Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung . 
2.Kiến thức .
 - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp , thương yêu người khác sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn .
3. Thái độ : Giáo dục HS lòng yêu thương , biết bênh vực , giúp đỡ người khác .
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
Bảng phụ viết sẵn đoạn hướng dẫn đọc .
Tập truyện "Dế Mèn phưu lưu kí" 
iii. các hoạt động dạy học 
A. Mở đầu : GV giới thiệu khái quát nội dung ,chương trình phân môn Tập đọc kì I lớp 4 .
- HS mở mục lục SGK và đọc tên các chủ điểm trong sách .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
 Gv cho Hs quan sát tranh minh hoạ của bài hỏi:
Em có biết hai nhân vật trong bức tranh này là ai? ở trong tác phẩm nào không ?
 Gv giới thiệu tập truyện "Dế Mèn phưu lưu kí "
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
?Truyện có những nhân vật chính nào ?
?Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
? Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào ?
?Đoạn 1 ý nói gì?(hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị nhà Trò)
 Học sinh nêu ý chính của đoạn .
 - Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
 Tìm những chi tiết cho thấy chi Nhà trò rất yếu ớt .
?Sự yếu ớt của chi Nhà trò được nhìn thấy qua ánh mắt của nhân vật nào?
? Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy chị Nhà Trò ?
 Đoạn văn này nói lên điều gì?(đoan văn cho thấy hình ảnh yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò )
 Học sinh nêu ý chính đoạn 2 .
 - Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi :
? Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò Dế Mèn đã làm gì?
? Lời nói và việc làm đó cho thấy Dế Mèn là người như thế nào ?
Đoạn cuối bài ca ngợi ai , ca ngợi điều gì?
 HS nêu ý chính đoạn 3
Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
? Nội dung chính của bài tập đọc là gì ?
Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hoá em thích hình ảnh nào nhất ?vì sao?
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Năm HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của từng đoạn trong bài văn .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn 
-Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn và toàn bài văn .
3. Củng cố , dặn dò 
? Trò chơi kéo co có gì vui?
 GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS về nhà học bài , tổ chức chơi kéo co cùng các bạn .
Thứ ba ngày tháng 9 năm 2006
chính tả ( nghe viết )
 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
phân biệt l/n, an/ ang
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong bài Dế "Mèn bênh vực kẻ yếu "
2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng l/n( hoặc có vần an /ang ) để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
- VBT Tiếng Việt Tập 1 
- Bảng phụghi nội dung bài 2a.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : GV gọi 2 HS lên làm bài tập 3 .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nghe-viết 
- GV đọc 1 đoạn văn cần nghe - viết trong bài "Mèn bênh vực kẻ yếu " 
- HS đọc thầm lại đoạn văn .
?Đoạn trích cho em biết về điều gì?
-HS nêu các từ khó , dễ lẫn khi viết .Yêu cầu HS đọc viết những từ vừa tìm được 
- HS nêu cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc từng câu hoặc một bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc cho HS soát lại bài .
- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 ( lựa chọn ) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập , HS làm phần a .
- HS đọc thầm câu văn rồi làm vào vở .
- GV cho HS chơi thi tiếp sức .
- Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được .
- GV cùng cả lớp nhận xét . Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS vè nhà xem kại bài tập 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
Thứ tư ngày tháng năm 2005
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : đồ chơi , trò chơi
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng 
- Nắm được một số trò chơi rèn luyện với sức mạnh , sự khéo léo , trí tuệ của con người .
2. Kiến thức 
Hiểu nghĩa một số thành ngữ , tục ngữ liên quan đến chủ điểm . Biết sử dụng những thành ngữ , tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể .
3. Thái độ : Học sinh có ý thức tìm hiểu từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ thuộc chủ đề .
ii. đồ dùng dạy học 
Phiếu học tập HS làm bài tập 1,2.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : Gọi một HS lên bảng làm bài 1 , một HS lênh bảng làm bài 2 .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2. Dạy bài mới 
a, Phần nhận xét
*Bài 1
 HS đọc yêu cầu của bài. 
 Giáo viên phát giấy và bút dạ cho từng nhóm .
 Yêu cầu hs thảo luận trong nhóm .
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả .
 Nhận xét , kết luận lới giải đúng .
*Bài 2:
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - Giáo viên phát phiếu học tập , Học sinh thảo luận và làm phiếu .
 - Học sinh báo cáo kết quả .
 -GV đưa ra kết luận.
*Bài 3: 
HS đọc yêu cầu bài .
HS thảo luận cặp đôi nội dung bài 
HS trình bày kết quả .
Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá .
3. Củng cố , dặn dò 
Nhận xét tiết học .
Dặn học sinh về nhà sưu tầm các câu tục ngữ , thành ngữ theo nội dung bài 3.
kể chuyện
Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : Hiểu ý nghĩa truyện các bạn kể .
2. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói : HS chọn được câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh . Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
 HS kể tự nhiên , chân thực , có thể kết hợp lời nói điệu bộ .
+ Rèn kĩ năng nghe : Chăn chú nghe bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn .
3. Thái độ : Yêu thích môn học , 
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi 3 cách xây dựng cốt truyện .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc có những con vật gần gũi với trẻ em .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. HD hs phân tích đề .
HS đọc đề bài trong sách giáo khoa .
- GV viết đề bài lên bảng , gạch chân dưới nhừng từ ngữ quan trọng , HS xác định yêu cầu đề .
3. Gợi ý kể chuyện 
3HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý .
GV nhắc HS chú ý lựa chọn 1 trong 3 hướng , khi kể nen xưng hô “ tôi”
Một số HS nối tiếp nói về hướng xây dựng cốt truyện của mình .
4. Thực hành kể chuyện , trao đổi về nội dung , ý nghĩa câu chuyện 
a. Kể chuyện theo cặp 
Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện về đồ chơi .
GV đến từng nhóm , nghe HS kể , hướng dẫn , góp ý .
b. Thi kể chuyện trước lớp 
- Hai , ba HS nối tiếp nhau kể trước lớp .
 - Mỗi em kể xong , nói ý nghĩa câu chuyện , trả lời câu hỏi của thầy cô , bạn bè 
- Cả lớp bình chọn cá nhân kể chuyện hay nhất , có câu chuyện hay nhất .
4. Củng cố , dặn dò .
- GV nhận xét tiết học.
Dăn HS xem trước nội dung bài kể chuyện “ Một phát minh nho nhỏ “
tập đọc
trong quán ăn “ ba cá bống “
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kĩ năng : 
- Biết đọc trôi chảy , rõ ràng . Đọc lưu loát không vấp váp tân riêng người nước ngoài : Bu – ra – ti –nô , Toóc – ti –la , Ba – ra – ba , Đu –rê- ma , A –li –xa , A – di- li-ô
- Biết đọc diễn cảm truỵên – giọng đọc gây tình huống bất ngờ , hấp dẫn , đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
2. Kiến thức: 
Hiểu ý nghĩa của truyện : Chú bé người gỗ B u-ra – ti –nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú .
3.Thái độ: ý thức học tập tốt để trở thành ngững người công dân có ích cho XH .
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
A - Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Kéo co trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK.
B - Dạy bài mới
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc 
- Một học sinh đọc phần giới thiệu truyện. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS đọc những tên riêng người nước ngoài ,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm phần giới thiệu truyện và trả lời câu hỏi:
 ? Bu- ra- ti –nô cần moi bí mật gì ở lão Ba- ra –ba ?
 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
?Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba – ra –ba phải nói ra điều bí mật ?
 HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi :
? Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
?Tìm những chi tiết trong bài mà em cho là ngộ nghĩnh và lí thú .
? Truyện nói lên điều gì ? 
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
 -HS đọc phân vai 
-GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn : “ Cáo lễ phép ngả .....nhanh như mũi tên “
HS luyện đọc .
Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá .
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc lại bai và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày tháng năm 2005
tập làm văn
luyện tập giới thiệu địa phương 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
 Biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp ( Quế Võ , Bắc Ninh ) và Tích Sơn ( Vĩnh Yên , Vĩnh Phúc ) dựa vào bài đọc Kéo co 
2.Kĩ năng:
 HS biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lẽ hội ở quê em – giới thiệu rỗ ràng , ai cũng hiểu được .
3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
 Tranh minh hoạ một trò chơi , một lễ hội trong SGK
iii. các hoạt động dạy học 
KTBC : 
Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ tiết Quan sát đồ vật 
 b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trựctiếp 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 
Một HS đọcyêu cầu của bài.
Cả lớp đọc lướt bài kéo co , thực hiện các yêu cầu của bài tập .
HS thi thuật lại các trò chơi .
 Lớp nhận xét , giáo viên sử ... o nhóm
GV yêu cầu HS quan sát các tranh minh hoạ trang 30, 31 trong SGK và trả lời các câu hỏi:
- Chỉ và nói nội dungtừng hình.
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hóa? Tại sao?
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể phòng tránh được bệnh lây qua đường tiêu hoá? Tại sao?
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ xung.
 4. Hoạt động 3:Vẽ tranh có hoạt động
* Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm;
- Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần trong bức tranh.
Bước 2: Thực hành
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn.
- GV đi tới các nhóm kiểm tra, giúp đỡ, đảm bảo được mọi HS đều tham gia.
 Bước 3: Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc giữ vệ sinh phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nêu ý tưởng củ bức trh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện nếu cần. 
- GV đánh giá, nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
5. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 15 
Địa lý
hoạt động sản xuất
Của người dân ở Tây Nguyên
I- Mục tiêu
1. Kiến thức :
 Học xong bài này, HS Trình bày những đằc điểm tiêu biểu về hoạt động SX ở Tây Nguyên:trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.
- Dựa vào lược đồ ( bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức.
2. Kĩ năng :
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau, giữa thiên nhiên và hoạt động SX của con người.
3. Thái độ :
- Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II- Đồ dùng dạy – học
Bản đò địa lí tự nhiên Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC: ? Trình bày những dân tộc ở Tây Nguyên ?
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Trồng cây công nghiệp trên đất ba gian:
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
Bước 1:
GV yêu cầu HS đọc mục 1, và dựa vào kênh hình trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
? Kể tên cây trồng chính ở Tây nguyên? Chúng thuộc loại cây gì?
?Cây nào được trồng nhiều nhất?
?Tại sao ở đây lại thích hợp với việc trồng cây công nghịêp?
Bước 2:
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Gv nói cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba gian.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
Các nhóm dựa vào kênh chữ và hình 2 trong SGK và nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột
Chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí VN
 ? Các em có hiểu biết gì về Buôn Ma Thuột?
 ? Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì?
3.Chăn nuôi trên đồng cỏ:
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Bước 1:
Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và các hình 1và bảng số liệu trả lời các câu hỏi sau:
 ? Kể tên các vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
? Con vật nào được nuôi nhiều nhất?
? ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
Bước 2:
-Gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
5. Củng cố dặn dò 
GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động troongf cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên.
 - Gv nhận xét tiết học .
Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2005
tập làm văn
luyện tập phát triển câu chuyện
I. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức :
 Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện:
Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
2. Kĩ năng : Biết sắp xếp các đoạn văn theo trình tự thời gian .
3. Thái độ : Làm việc có khoa học , yêu thích môn học .
II. đồ dùng học tập 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bốn đoạn văn .
III. các hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọcbài viết phát triển câu chuyện ở giờ trước.
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập1:
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
GV yêu cầu HS mở SGK trang73, 74, xem lại nội dung BT2.
HS làm bài, mỗi em đều viết câu mở đầu cho 4 đoạn văn. HS phát biểu ý kiến.
Cả lớp và GV nhận xét. GV dán bảng phụ viết 4 đoạn văn hoàn chỉnh cho HS so sánh, đói chiếu.
Bài tập 2:
HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu của bài ,GV nhấn lại yêu cầu của bài.
Một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
HS suy nghĩ làm bài cặp đôi, viết nhanh ra nháp trình tự các sự việc.
HS thi kể chuyện. Cả lớp nhận xét xem câu chuyện có diễn ra theo đúng trình tự thời gian không.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
Đạo đức
Tiết kiệm tiền của ( tiết 1 )
I. Mục tiêu
1.Nhận thức được:
- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
2. HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi,... trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. KTBC: 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
1. GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp trao đổi, thảo luận.
4. GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
3.Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ
 1. GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1; yêu cầu HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3, tiết 1, bài 3.
 2. GV đề nghị HS giải thích về lý do lựa chọn của mình.
 3. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
 4. GV kết luận:
- Các ý kiến (c), (d) là đúng.
- Các ý kiến (a), (b) là sai.
4.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân
 1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 2. Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
 3. Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp bỏ sung.
 4. GV kết luận về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
 5.HS tự liên hệ.
* GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5.Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
1. Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của.
2. Tự liên hệ các việc tiết kiệm tiền của của bản thân.
đạo đức
tiết kiệm tiền của ( tiết 2 )
1. Mục tiêu
Đã soạn ở tiết một .
ii. đồ dùng dạy học 
- Truyện HS đã sưu tầm có nội dung nói về tiết kiệm tiền của 
iii. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC: GV kiểm tra việc HS đã sưu tầm truyện mang đến lớp .
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài .
2.Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân
1. HS làm bài tập.
2. GV mời một HS chữa bài tập và giải thích.
3. Gv trao đổi nhận xét.
4. GV kết luận: Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của.
 Các việc làm (c), (d), (e), (i) là lãng phí tiền của.
5. HS tự liên hệ.
6. GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết thực hiện tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày.
3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai
1. GV chia nhóm, và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5.
2. Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
3. Một vài nhóm lên đóng vai. 
4. Thảo luận lớp.
- Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
- Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
5. GV kết luận cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
Kết luận chung
GV mời một vài HS lên đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
4.Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học .
-Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước,... trong cuộc sống hàng ngày.
Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
Tiết 2
i. mục tiêu
Đã soạn ở tiết một.
ii. Đồ dùng dạy họC
Tương tự tiết một.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 3. HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
- GV gọi một HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
GV có thể nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm đã lưu ý ở tiết 1.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ thêm cho những HS còn lúng túng.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- HS chưa hoàn thành sản phẩm yêu cầu các em hoàn thành nốt ở tiết học sau.
Kĩ thuật
khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột 
( tiết 3 )
i. Mục tiêu 
Đã soạn ở tiết một 
ii. đồ dùng dạy học 
Tương tự tiết một 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2.GV tiếp tục tổ chức cho HS thực hành 
- Yêu cầu HS hoàn thành sản phẩm trong tiết học 
3. Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm hoàn thành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật.
+ Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
+ Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- HS dựa vào những tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài " Cắt, khâu túi rút dây".

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_1_ban_tong_hop_chuan_kien_thuc.doc