Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản tổng hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản tổng hợp 2 cột)

 KÉO CO

 I - MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đầt nước ta rất khác nhau ; kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

- HS yêu thích các trò chơi dân gian -> từ đó giáo dục lòng yêu quê hương dân tộc.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ nội dung bài học

III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản tổng hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:12. 12. 09
ND: 14. 12. 09 TẬP ĐỌC (Tiết 31)
 KÉO CO
 I - MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đầt nước ta rất khác nhau ; kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. 
- HS yêu thích các trò chơi dân gian -> từ đó giáo dục lòng yêu quê hương dân tộc. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ nội dung bài học
III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định Kiểm tra sĩ số
2/ Kiểm tra: Tuồi Ngựa
 - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 đoạn, cả bàivà trả lời câu hỏi .
-GV nhận xét đánh giá
3 - Bài mới
Hướng dẫn luyện đọc 
-GV chia đoạn ( 3 đoạn)
- Giải nghĩa thêm từ khó 
-Đọc diễn cảm cả bài.
Tìm hiểu bài 
-Giới thiệu về trò chơi kéo co
- Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt ?
- Tró chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? 
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
- Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta ? 
Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn 
-GV nhận xét tuyên dương
-2 HS đọc thuộc lòng
-HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn
-HS luyện đọc theo cặp
-1 HS đọc cả bài
-HS giới thiệu trò chơi kéo co mình biết và qua SGK
-HS trả lời cá nhân
-HS thảo luận theo cặp và trả lời
-HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Trong quán ăn “Ba cá bống”
RÚT KINHNGHIỆM
.
NS:14. 12. 09
ND: 16. 12. 09 KỂ CHUYỆN (Tiết 16)
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I – MỤC TIÊU
- Chọn được một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
-Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1/ Kiểm tra: 
-Kể lại một câu chuyện em được nghe hoặc được đọc về một đồ chơi hoặc tro chơi mà em thích
-GV nhận xét, đánh giá
2/ Bài mới
Hướng dẫn HS phân tích đề.
-Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu 4 HS nối tiếp đọc các gợi ý.
-Yêu cầu HS chú ý: SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện; khi kể dùng từ xưng hô-tôi
-Yêu cầu HS nói hướng xây dựng cốt truyện.
-Khen ngợi những HS chuẩn bị tốt.
 HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
-GV nhận xét tuyên dương
-2 HS kể 
-HS nhận xét
-Đọc và gạch: đồ chơi của em, của các bạn.
-Đọc gợi ý:Kể vì sao em có thứ đồ chơi mà em thích- Kể về việc gìn giữ đồ chơi- Kể về việc em tặng đồ chơi cho các bạn nghèo .
-Kể theo 1 trong 3 hướng, kể cho bạn ngồi bên ,kể cho cả lớp.
- Tôi muốn kể câu chuyện vì sao tôi có con búp bê biết bò, biết hát.
-HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp
-HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện
3/ Củng cố – Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
RÚT KINHNGHIỆM
NS:13. 12. 09
ND: 15. 12. 09 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 31)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI 
I - MỤC TIÊU
-Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc
-Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm
-Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT 2 trong tình huống cụ thể.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Oån định Kiểm tra sĩ số
2/ Kiểm tra: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
-Dể giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào?
-GV hận xét
3 – Bài mới
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
-GV giới thiệu cho HS biết về trò chơi Ô ăn quan
-GV kết luận:
+ Trò chơi rèn luyện sức mạnh : kéo co, vật.
+ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo : nhảy dây, lò cò, đá cầu.
+ Trò chơi rèn luyện trí tuệ : ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
Bài 2 :
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
-GV nhận xét KL:
+ Chơi với lửa : làm một việc nguy hiểm.
+ Chơi diều đứt dây : mất trắng tay .
+ Ở chọn nơi, chơi chọn bạn : phải biết chọn bạn , chọn nơi sinh sống.
+ Chơi dao có ngày đứt tay : liều lĩnh ắt gặp tai hoạ
Bài 3 :
-GV nhận xét KL:
a) Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
b) Chơi dao có ngày đứt tay.
- 2 HS trả lời
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm . 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đọc yêu cầu bài. 
- HS trao đổi nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày. 
-Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân.
4 – Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, khen HS tốt. 
- Chuẩn bị : Câu kể. 
NS:13. 12. 09
ND: 15. 12. 09 CHÍNH TẢ (Tiết 16)
 KÉO CO
I/ MỤC TIÊU
-Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài Kéo co
-Luyện viết đúng tên các trò chơi, đồ chơi
-Tìm và viết đúng các tiếng có vần ât/âc
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra
-HS viết bảng con: Trốn tìm, cắm trại, chọi dế
-GV nhận xét, đánh giá
2/ Bài mới
*Giới thiệu bài
*Hướng dẫn HS nghe viết
-GV đọc bài 
-GV lưu ý cho HS những từ cần viết đúng chính tả
-GV hệ thống lại các từ khó viết: ganh đua, khuyến khích, trai tráng
-Lưu ý HS những từ viết hoa
-GV nhận xét, sửa sai cho HS
-GV đọc lại bài lần 2
-GV đọc bài
-Hướng dẫn HS soát lỗi
* Chấm bài, chữa bài
Làm bài tập
-GV yêu cầu HS làm bài tập 2b SGK
-GV nhận xét kết luận: vật, nhấc, lật đật
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
-2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vở nháp.
-HS theo dõi SGK
-2 HS đọc lại bài
-HS đọc thầm lại đoạn viết
-HS đọc và tìm những từ khó viết
-HS viết bảng con các từ trên
-HS viết bài vào vở
-HS đổi tập nhau bắt lỗi
-HS thảo luận theo cặp tìm các tiếng có vần ât/âc
3/ Củng cố – Dặn dò
-Giáo dục HS qua tiết dạy
-Nhận xét giờ học
-Chuẩn bị bài sau
RÚT KINHNGHIỆM
NS:14. 12. 09
ND:16. 12. 09 TẬP ĐỌC (Tiết 32)
TRONG QUÁN ĂN “ BA CÁ BỐNG “ 
I - MỤC TIÊU
-Biết đọc các tên riêng nước ngoài. (Toóc-ti-la , Ba-ra-ba , Đu-rê-ma , A-li-xa , A-di-li-o)â. Bước đầu biết đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyệnvới lời nhân vật.
- Hiểu ND : Chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìmn cách hại mình
II - ĐỒ DUNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ 
III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Kiểm tra: Kéo co
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
-GV nhận xét, đánh giá
2 - B ài mới
Hướng dẫn luyện đọc 
-GV chia đoạn
- Giải nghĩa thêm từ khó . mê tín
- Đọc diễn cảm cả bài.
Tìm hiểu bài 
- Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ?
- Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ? 
-Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn trong bài
-Cho HS thi đọc diễn cảm
-GV nhận xét tuyên dương
- 2 HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
- Đọc thầm phần chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp
- Đọc phần giới thiệu truyện.
-HS trả lời cá nhân
-Thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi
-HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài
-HS đọc cá nhân, đọc phân vai.
- HS nối tiếp nhau đọc.
-HS thi đọc diễn cảm
3 - Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị bài mới
RÚT KINHNGHIỆM
NS:6. 12. 010
ND:7. 12. 10 TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG .
I - MỤC TIÊU
-Dựa vào bài tập đọc Kéo co thuật lại được các trò chơi có trong bài, biết giới thiệu một trò chơi ở quêbhương để mọi người hình dung được diễn biết và hoạt động nổi bật.
II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC
 - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Kiểm tra: Quan sát đồ vật
 - Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? và cho HS đọc lại dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn
-Nhận xét 
 2/ Bài mới:
Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: 
-Gọi HS đọc lại bài tập đọc “Kéo co”
-Cho HS đọc thầm nêu tập quán được giới thiệu trong bài thuộc địa phương nào?
-GV nhận xét cho và HS trao đổi theo nhóm để thuật lại các tập quán đã được giới thiệu.
-Cả lớp, GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
-GV chốt ý và nhắc nhở HS
 .Phần mở bài: phải nêu được quê mình ở đâu? Có trò chơi hoặc lễ hội gì?
 .Phần giới thiệu: nêu rõ trò chơi 
-GV cho HS thảo luận tự giới thiệu về trò chơi, lễ hội của địa phương mình cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
-Gọi HS thi đua giới thiệu trò chơi, lễ hội của địa phương mình trước lớp.
-Cả lớp, GV nhận xét, tuyên dương
-2HS trả lời và đọc lại đoạn văn mình đã viết
-1 HS đọc to
-Cả lớp đọc thầm, lại toàn bài và nêu
-HS thảo luận trao đổi theo 4 nhóm
-Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp
-HS giới thiệu 1 số trò chơi, lễ hội ở quê em
-Cả lớp quan sát tranh vẽ về trò chơi, lễ hội.
-HS trao đổi, thảo luận
-Đại diện lần lượt 4 nhóm lên giới thiệu.
3/ Củng cố – Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài mới
rút kinh ngh ... ức giữ sạch bầu không khí trong lành 
II.Đồ dùng dạy học : 
-HS chuẩn bị theo nhóm : 2 cây nến , 2 chiếc cốc thủy tinh , 2 chiếc đĩa nhỏ . 
III. Các bước lên lớp 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 
1.Kiểm tra 
-Em hãy nêu tính chất của không khí ? 
-Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra 
-Con người đã ứng dụng một số tính chất của không khí vào những việc gì ? 
-GV nhận xét và cho điểm 
 2. Bài mới 
Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí 
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 
-Chia nhóm và kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi nhóm . 
-Gọi 1 HS đọc to phần thí nghiệm trang 66 trước lớp 
-Yêu cầu các nhóm đọc kĩ cách làm thí nghiệm và cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi : 
+Có đúng là không khí có 2 thành phần chí là ô – xi duy trì sự cháy và khí ni tơ không duy trì sự cháy
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm 
-GV hướng dẫn HS các nhóm làm thí nghiệm 
-GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-GV yêu cầu các nhóm trình bày kết qủa thảo luận
-Kết luận :. Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí ô – xi.Thành phần không duy trì sự cháy là khí ni – tơ . 
Hoạt động 2 : Khí các-bô-níc có trong không khí và hơi thở 
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
-Yêu cầu cả nhóm quan sát hiện tượng và giải thích tại sao 
. -Kết luận : Trong không khí và trong hơi thở chúng ta chứa khí các – bô – níc , khí khí các – bô – níc gặp nước vôi sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lo lững trong nước làm nước vơi vẩn đục . . 
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế 
-Theo em trong không khí còn chứa những thành phần khác nào? Cho vd chứng tỏ điều đo?ù 
-Nhận xét tuyên dương 
-Kết luận và GDMT
-3 HS trả lời
-HS nhận xét
-Tiến hành thảo luận nhóm 
-Kiểm tra ĐDHT 
-Thực hiện yêu cầu . 
-HS trả lời . 
-Các nhóm làm thí nghiệm , thảo luận và cử đại diện trình bày trước lớp . 
-HS khác trình bày bổ sung . 
-Lắng nghe . 
-Tiến hành thảo luận nhóm 
-Cử đại diện trình bày bổ sung . 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-Lắng nghe . 
-HS nối tiếp nhau trả lời 
3.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn HS về nhà học bài mục Bạn cần SGK 
-Chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra HKI 
RÚT KINH NGHIỆM	
NS: 13. 12. 09 ĐẠO ĐỨC (Tiết 16 – 17)
YÊU LAO ĐỘNG
I.MỤC TIÊU : 
-Nêu được ích lợi của lao động.
-Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
-Khiông đồng tình với những biểu hiện lười lao động
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1 (15. 12. 09)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Kiểm tra 
-Tại sao chúng ta phải kính yêu và kính trọng thầy giáo, cô giáo ?
-Chúng ta phải làm gì để biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
-GV nhận xét - đánh giá. 
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Đọc truyện : Một ngày của Pê- chi - a
-GV đọc lần thứ nhất.
-GV yêu cầu 1 HS đọc lại.
-GV cho lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK. 
-GV kết luận : Cơm ăn, áo mặc, sách vở. Đều là sản phẩm của lao động . Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn. 
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( bài tập 1, SGK ) 
-GV chia nhóm và giải thích yêu cầu làm việc nhóm.
-GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động. 
Hoạt động 3: Đóng vai( bài tập 2,SGK)
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và đóng vai một tình huống. 
-GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống . 
-2 HS trả lời
-HS nhận xét
-HS theo dõi
- 1 HS đọc
-HS thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày. 
-HS cả lớp trao đổi tranh luận.
-HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ của bài
 -Các nhóm thảo luận. 
-Đại diện từng nhóm trình bày. 
-Từng nhóm HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai. 
-Một số nhóm lên đóng vai.
-Lớp quan sát thảo luận 
+Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao ? 
TIẾT 2 ( 22. 12 . 2008 )
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi ( bài tập 5, SGK )
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi
-GV mời một vài HS trình bày trước lớp. 
-GV nhận xét và nhắc nhở HS cần cố gắng , học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình. 
Hoạt động 2 :HS trình bày, giới về các bài viết, tranh 
-GV nhận xét, khen những bài viết , tranh vẽ tốt.
Kết luận chung: 
-Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội. 
-Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân. 
-HS trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi. 
-Đại diện nhóm trình bày giới thiệu. 
-Lớp thảo luận nhận xét.
-HS trình bày , giới thiệu các bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được ( bài tập 3, 4 , 6 SGK) 
-HS lắng nghe.
3.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. 
-GDHS
-Về nhà học bài. Chuẩn bị Thực hành cuối HKI
RÚT KINH NGHIỆM
.
NS: 14. 12. 09 
ND:16. 12. 09
ÂM NHẠC (Tiết 16)
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU :
-HS học thuộc các bài hát Em yêu hòa bình , Bạn ơi lắng nghe , Cò Lả
-HS hát đúng giai điệu, lời ca . Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
-Tập biểu diễn bài hát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Nhạc cụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Phần mở đầu: 
-Giới thiệu nội dung tiết học.
-Cho HS khởi động giọng
2. Phần hoạt động :
Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát. 
-GV cho HS hát lại 3 bài, mỗi bài 2 lượt, kết hợp vận động phụ hoạ.
-GV có thể gọi những HS chưa được kiểm tra ở tiết trước, từng em tự chọn 1 trong 3 bài hát để thể hiện rồi cho các bạn trong lớp nhận xét. 
-GV đánh giá, kết luận. 
Nội dung 2: Ôn tập TĐN số 1,2,3, và 4. 
-GV cho HS ôn tập các hình tiết tấu của từng bài TĐN.
-HS đọc từng bài TĐN theo đàn, kết hợp gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp. 
-HS đọc từng bài TĐN sau đó ghép lời ca. 
-GV kiểm tra, đánh giá. 
3. Phần kết thúc:
-Cho HS hát lại một trong ba bài hát vừa ôn
-Nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị bài mới
HS hát.
-HS hát 
-HS hát cá nhân
HS tập đọc nhạc. 
-HS hát 
NS: 14. 12. 09 
ND:16. 12. 09
THỂ DỤC (Tiết 31)
ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG HAI TAY CHỐNG HÔNG VÀ DANGNGANG. TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC ”
I.MỤC TIÊU
-Thực hiện cơ bản đúng đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
GV
-Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức “ Yêu cầu HS tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình .
 II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
Trên sân trường 
GV chuẩn bị 1-2 còi các dụng cụ phục vụ trò chơi . 
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
1/Phần mở đầu
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
-Khởi động các khớp 
-Tập hợp thành đội hình vòng tròn
-Chơi trò chơi Nhóm ba nhóm bảy
2/Phần cơ bản
-Ôn đi theo vạch thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang 
 GV
x x x x 
x x x x 
x x x x 
x x x x 
x x x x
-HS đi theo đội hình hàng dọc
-GV lưu ý HS cách chống hông và cách dang hai tay
-GV chia tổ tập luyện do các tổ trưởng điều khiển . 
-GV đến từng tổ sửa sai cho HS
-GV chú ý sửa chữa động tác chưa chính xác 
-Cho HS giữa các tổ thi đua
-Các tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số và đi theo vạch kẻ hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang 
 GV
x x x x 
x x x x 
x x x x 
x x x x 
x x x x
-Sau khi các tổ biểu diễn 
-GV cho HS nhận xét , đánh giá 
Trò chơi vận động
 -Trò chơi “ Lò cò tiếp sức “ . 
-GV hướng dẫn tương tự Tiết 30
3. Phần kết thúc
-GV cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét giờ học 
-Giao bài tập về nhà
RÚT KINH NGHIỆM
NS: 15. 12. 09 
ND:17. 12. 09
THỂ DỤC (Tiết 31)
ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG HAI TAY CHỐNG HÔNG VÀ DANGNGANG. TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC ”
I.MỤC TIÊU
-Thực hiện cơ bản đúng đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
-Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng “ Yêu cầu HS tham gia trò chơi tương đối chủ động , nhiệt tình .
II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
Trên sân trường 
GV chuẩn bị 1-2 còi các dụng cụ phục vụ trò chơi . 
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
GV
1/Phần mở đầu
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
-Khởi động các khớp 
-Tập hợp thành đội hình vòng tròn
-Chơi trò chơi Nhóm ba nhóm bảy
2/Phần cơ bản
-Ôn đi theo vạch thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang 
 GV
x x x x 
x x x x 
x x x x 
x x x x 
x x x x
-HS đi theo đội hình hàng dọc
-GV lưu ý HS cách chống hông và cách dang hai tay
-GV chia tổ tập luyện do các tổ trưởng điều khiển . 
-GV đến từng tổ sửa sai cho HS
-GV chú ý sửa chữa động tác chưa chính xác 
-Cho HS giữa các tổ thi đua
 GV
x x x x 
x x x x 
x x x x 
x x x x 
x x x x
-Các tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số và đi theo vạch kẻ hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang 
-Sau khi các tổ biểu diễn 
-GV cho HS nhận xét , đánh giá 
b. Trò chơi vận động
 -Trò chơi “ Nhảy lướt sóng “ . 
GV nêu tên trò chơi , nhắc lại luật chơi 
-Hướng dẫn HS cách chơi và cho HS chơi
3/Phần kết thúc
-GV cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét giờ học.
-Giao bài tập về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_16_ban_tong_hop_2_cot.doc