Giáo án Khối 4 - Tuần 1 đến 5

Giáo án Khối 4 - Tuần 1 đến 5

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài :

 -Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.

 -Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện với lời lẽ và tính cách của.từng nhân vật (NhàTrò , Dế Mèn )

 -Hiểu các từ ngữ trong bài:

 -Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , bênh vực người nghèo, xoá bỏ áp bức bất công.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ trong sgk. Tranh ảnh Dế Mèn .nhà trò,truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” (nếu có)

 - Băng giấy viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.

III. Các hoạt động DẠY HỌC:

 

doc 209 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAN 1:
ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 -Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực.
 -Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
-SGK Đạo đức 4.
-Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS.
-Từng cá nhân
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
-GV cho HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.
-Gọi HS giải quyết tình huống theo suy nghĩ của mình.
-GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
 a/.Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
 b/.Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
 c/.Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau.
 GV hỏi:
 * Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?Tại sao chọn cách giải quyết đó?
-GV căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận.
-GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
-GV gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4)
-GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
 +Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
a/.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b/.Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c/.Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d/.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
e/.Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
g/.Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập.
-GV kết luận:
 +Việc b, d, g là trung thực trong học tập.
 +Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập
*Hoạt động 3: (Bài tập 2- SGK trang 4)
-Cho HS thảo luận nhóm (3 em)
-GV nêu từng ý trong bài tập.
 a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
-Gọi HS trình bày.
-GV kết luận:
 +Ý b, c là đúng.
 +Ý a là sai.
-HS nghe.
-HS xem tranh và đọc nội dung 
-HS nêu.
-HS nghe.
-HS thảo luận nhóm và trả lời.
-HS nghe.
-3HS đọc ghi nhớ ở SGK /3.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS phát biểu trình bày ý kiến, chất vấn lẫn nhau.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm và giải thích lí do sự lựa chọn.
-HS trình bày, lớp trao đổi, bổ sung.
-HS nghe.
3.Củng cố dặn dò:
+Trung thực trong học tập có tác dụng gì? 
-Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4
 -Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm. Bài tập 5- SGK trang 4.
-HS trả lời.
-HS nghe và thực hiện.
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc lưu loát toàn bài :
 -Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.
 -Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện với lời lẽ và tính cách của.từng nhân vật (NhàTrò , Dế Mèn )
 -Hiểu các từ ngữ trong bài:
 -Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , bênh vực người nghèo, xoá bỏ áp bức bất công.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ trong sgk. Tranh ảnh Dế Mèn .nhà trò,truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” (nếu có)
 - Băng giấy viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sách vở của HS.
-HS cả lớp.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Phân môn TĐ ,lớp 4 gồm 5 chủ điểm các em quan sát tranh trang 3 sgk và cho biết tranh nói về chủ điểm gì? Bài tâp đọc đầu tiên có nội dung làm rõ chủ điểm này. Đó là bài: Dế Mèn bên vực kẻ yếu. 
a. Luyện đọc .
-Bài tập đọc được chia thành 4 đoạn. 
-Bốn HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.( 3 lượt) Kết hợp sữa lỗi phát âm, giải nghĩa từ, hướng dẫn ngắt nhịp. 
-GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3 em.
-Gọi 1 HS đọc. Cả lớp theo dõi.
-Gv đọc diễn cảm giọng dứt khoát, kiên định ở phần sau.
b. Tìm hiểu bài mới:
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đ1 –Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh ntn ?
-Đ2: Tìm những chi tiết cho thấy chị nhà Trò rất yếu ớt?
-Đ3: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp như thế nào?
-Đ4: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? 
 Trong bài Tô Hoài dùng nhiều h/ảnh nhân hoá như :Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bụi phấn, như mới lột.(Dế Mèn xoè cả 2 càng raăn hiếp kẻ yếu.Dế Mèn dắt Nhà Trò đi của bọn nhện.)
- Em thích hình ảnh nhân hoá nào? Vì sao? 
-Nêu ý chính của bài?
 5.Đọc diễn cảm:
-GV gọi 4 HS đọc đọan nối tiếp, hướng dẫn tìm giọng đọc hay.
-Hướng dẫn đọc đoạn diễn cảm.
-Gv đính đoạn 3 và đọc mẫu. 
- Gv phân vai đọc theo từng cặp .
-Gv cho thi đua đọc giữa các nhóm. 
-GV nhận xét, tuyên dương.
 3.Củng cố –dặn dò : 
+ Em quan sát tranh và cho biết nội dung thể hiện rõ nhất ở đoạn nào? (Đ.4) 
 + Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? (ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.)
- Gv nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc lại bài văn, chuẩn bị bài mẹ ốm.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nối tiếp.
-HS đọc theo nhóm.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS lắng nghe.
-HS trả lời. Nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe
-HS tự nêu.
-1 số HS nêu. NX, BS.
HS đọc to.Nhận xét giọng đọc.
-HS nghe.
-HS đọc theo vai.
-3 Nhóm thi đua đọc theo vai.
-Nhận xét.
-HS trả lời. NX, BS
-HS trả lời. NX, BS.
-HS nghe.
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 -Ôn tập về đọc viết các số trong phạm vi 100 000.
 -Ôn tập viết tổng thành số.
 -Ôn tập về chu vi của một hình.
II. CHUẨN BỊ:
 -GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
-GV hỏi :Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào ?
-Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 
100 000.
 a. Hướng dẫn bài.
-GV viết số 83251 lên bảng. 
-Gọi HS đọc và nêu chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn?
-Tương tự với các số 83001; 80201; 80001.
-Hỏi: 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
 1 trăm bằng mấy chục?
b. Luyện tập.
 Bài 1: MT: Ôn tập về một số đặc điểm của các số tự nhiên.
TH: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 
-GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b .GV đặt câu hỏi gợi ý HS :
 Phần a :
 +Các số trên tia số được gọi là những số gì ?
 +Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Phần b :
+Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì +Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
-Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
 Bài 2: MT: Ôn tập về đọc viết các số trong phạm vi 100 000.
 TH: -GV yêu cầu HS tự làm bài .
 -Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
 -Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
 -GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét , sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Kết luận: Củng cố cách đọc viết các số tự nhiên. 
 Bài 3: MT: Ôn tập viết tổng thành số.
 TH: GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi :Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm.
Kết luận: Củng cố cách viết tổng thành số.
 Bài 4: MT: Ôn tập về chu vi của một hình.
 TH: GV hỏi:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
 -Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ ,và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
 -Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
 -Yêu cầu HS làm bài .
Kết luận: Củng cố cách tính chu vi của 1 hình.
-HS trả lời.
-HS nghe.
-HS theo dõi.
-HS đọc và nêu.
-HS trả lời, nhận xét. 
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS tự làm bài vào vở.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập .
-2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. Nhận xét bài làm trên bảng 
-HS nghe.
-HS trả lời. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS làm vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
-HS nghe.
3.Củng cố dặn dò: 
-GV yêu cầu HS đọc viết, phân tích số 1785; 19000.
 -GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài cho tiết sau.
-1 số HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
KHOA HỌC
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình.
 -Kể được những điều kiện về tinh thần cần sự sống của con người như sự quan tâm, chăm sóc, giao tiếp xã hội, các phương tiện giao thông giải trí 
 -Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.
II. CHUẨN BỊ: 
 -Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK.
 -Phiếu học tập theo nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HO ... ới cốt truyện và nhân vật.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK (phóng to nếu có điều kiên)
-Giấy khổ to vàbút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cốt truyện là gì?
-Cốt truyện gồm những phần nào?
_Nhận xét câu trả lời của HS.
-2 HS trả lời.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Các em đã hỉeu cốt truyện là gì. Bài học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng những đoạn văn kể chuyện dựa vào cốt truyện.
a. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
_Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.
_Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu.
_Gọi nhóm xong trước dán phiến lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
_Kết luận lời giải đúng trên phiếu.
+Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế:luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
+Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
*Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đâu
*Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp)
*Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lại).
Bài 2:
+ Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ?
+Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2?
_Trong khi viết văn, những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
_Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
_Gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
_Mỗi đoạn văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc điều viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho sự diễn biến của truyện. Khi hết một câu văn, cần chấm xuống dòng.
b.Ghi nhớ:
_Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
_Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó.
_Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài.
c. Luyện tập:
_Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
+câu truyện kể lại chuyện gì?
+Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+Đoạn 1 kể sự việc gì?
+Đoạn 2 kể sự việc gì?
+Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
_Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
_Gọi HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm HS.
-HS nghe.
-1HS đọc yêu cầu.
-1HS đọc lại truyện.
-Thảo luận nhóm.
-Dán bài lên bảng.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-HS trả lời.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-1HS đọc yêu cầu.
-Thảo luận nhóm đôi.
-HS báo cáo. NX, BS.
-HS nghe.
-2-3HS đọc ghi nhớ.
-HS tự tìm.
-HS nêu.
-1HS đọc.
-HS trả lời.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS tự làm bài vào vở.
-1 số HS đọc bài của mình.
3. Củng cố dặn dò:
_Thế nào là đọan văn kể chuyện?
_Nhận xét tiết học.
_Dặn HS về nhà việt lại đoạn 3 câu truyện vào vở.
-HS trả lời.
-HS nghe.
TOÁN
BIỂU ĐỒ (Tiết 25)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
-Bước đầunhận biết về biểu đồ cột. 
 -Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột.
 - Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản. 
II. CHUẨN BỊ:
-Biểu đồ: “Số chuột bốn thôn đã diệt được” như SGK phóng lớn, phiếu luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Y/c HS làm câu c của bài tập 2.
- Nhìn vào biểu đồ ta biết được điều gì?
Nhận xét.
-1 em lên bảng 
-2 em trả lời.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Biểu đồ (tiếp theo).
a. Hướng dẫn làm quen với biểu đồ cột.
-Y/c HS quan sát biểu đồ: “Số chuột bốn thôn đã diệt được”.
-Gợi ý HS để HS tự phát hiện:
- Biểu đồ có hình dạng gì?
- Tên của bốn thôn được nêu trên biểu đồ.
-Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì? 
-Trục bên trái của biểu đồ ghi gì? 
- Cột cao nhất biểu diễn số con chuột như thế nào? ( biểu diễn số con chuột đã diệt được nhiều nhất)
- Cột thấp nhất biểu diễn số con chuột như thế nào? (số con chuột đã diệt được ít nhất).
- Y/c HS đọc tên và số chuột đã diệt được của biểu đồ.
-Y/c HS nhận xét.
- Nhận xét- kết luận: (SGK).
-Y/c HS lên bảng nêu lại tên và số liệu trên biểu đồ.
b.Luyện tập .
Bài 1:MT: Biết phân tích số liệu trên biểu dồ hình cột
TH: -Y/c HS đọc đề bài 1.
-Cho HS nêu yêu cầu của bài.
-Cho HS quan sát biểu đồ.
- Biểu đồ hình gì, biểu diễn về cái gì? ( biểu đồ hình cột biểu diễn số cây của khối lớp 4 và khối lớp 5 đã trồng). 
-Có những lớp nào tham gia trồng cây? ( 4A, 4B, 5A, 5B, 5C).
-Hãy nêu số trồng cây của từng lớp.
- Cho HS lập biểu đồ .
-Gọi 1 em lên bảng trình bày.
Theo dõi nhận xét.
Bài 2: MT: Thực hành hòan thiện biểu đồ đơn giản.
TH: Y/c HS đọc đề bài.
Cho HS nêu yêu cầu của bài.
Cho HS quan sát biểu đồ SGK 
-Cột đầu tiên trong biểu đồ biểu diễn gì? 
-Trên đỉnh cột có chỗ trống ta phải điền gì vào đó vì sao? 
-Nx kết hợp ghi (lớp) vào cột thứ nhất của biểu đồ.
- Cột thứ hai biểu diễn mấy lớp? ( biểu diễn 3 lớp)
- Năm học nào trường Hoà Bình có 3 lớp Một? ( 2002- 2003)
- Nhận xét kết hợp ghi (2002- 2003) dưới chỗ trống cột thứ hai.
Gọi 2 em lên bảng làm hai cột còn lại.
Cho HS làm câu b.
Theo dõi, nhận xét.
Thu chấm một số bài.
-HS nghe.
-HS quan sát
-HS trả lời. Nhận xét, bổ sung.
-3 em đọc 
-HS nhận xét 
-HS nghe
-Đại diện 3 dãy (3 HS).
-1 HS đọc đe.
-HS nêu
-HS quan sát.
-HS trả lời. NX.
-HS nêu
-1 em lên bảng, lớp làm vở
-1 HS đọc đe.à
-HS nêu.
-HS quan sát.
-HS trả lời. NX.
-2 em lên bảng, lớp làm phiếu
-HS làm vào vở.
3. Củng cố dặn dò:
-Nhìn vào biểu đồ ta biết được điều gì?
-Y/c 2 HS lên đọc tên và số liệu trên biểu đồ “Số chuột của bốn thôn đã diệt được”.
Xem lại bài và chuẩn bị bài “Luyện tập”.
-HS Nêu
-Đại diện các dãy thi đua
KỸ THUẬT
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( Tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
 -HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.	
 -Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 -Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. 
II. CHUẨN BỊ:
-Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được .Và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải(áo, quần, vỏ gối).
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết: 
 +Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích cỡ 20 x 30cm.
 +Len (hoặc sợi) chỉ khâu.
 +Kim khâu len kim khâu chỉ, thước may, kéo, phấn vạch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là khâu thường? 
-Khâu thường được thực hiện như thế nào?
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-2 HS trả lời.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
* Hướng dẫn cách làm:
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
MT: Biết đặc điểm của khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
TH: -GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét 
+Các mũi khâu trên đường khâu như thế nào?
+Mặt phải của hai mảnh vải như thế nào?
+Đường khâu nằm ở mặt nào của vải?
 -Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
 -GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó:Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo Có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối,
 Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
MT: HS nắm được thao tác kĩ thuật.
 TH: -GV treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 -Hướng dẫn HS xem hình 1, 2, 3, (SGK) để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
 -Yêu cầu HS quan sát H1 SGK để nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải.
 -Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu trên vải.
 -GV hướng dẫn HS một số điểm sau:
 +Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải.
 +Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược.
 +Sau mỗi lần rút kim, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo. 
 -Gọi 2 HS lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn.
 -GV chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn.
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
-HS nghe.
-HS theo dõi.
-HS trả lời.
-HS nêu ứng dụng của khâu ghép 2 mép vải.
-HS nghe.
-HS quan sát, nêu các bước.
-HS quan sát hình và nêu.
-1 HS thực hiện thao tác.
-HS nghe.
-2 HS thực hiện.
-HS nhận xét.
-HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
-HS thực hiện.
3. Củng cố dặn dò:
-Khâu ghép 2 mép vải được thực hiện mấy bước? Là những bước nào?
-Về nhà tập khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau. 
-HS trả lời.
-HS cả lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_1_den_5.doc