TẬP ĐỌC: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
· Kiểm tra đọc lấy điểm:
-Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
-Kĩ năng đọc: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc đội tối thiểu 120 chữ/ phút, biết ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
-Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu được ý nghĩa của bài đọc.
· Viết được những điểm cần ghi nhớ về: tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3.
· Tìm đúng các đoạn thơ có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó.
II. Đồ dùng dạy học:
· Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
· Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
TUẦN 10 Thứ Hai ngày 03 tháng 11 năm 2008 ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T2 ) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được: +Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. +Cách tiết kiệm thời giờ. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -SGK Đạo đức 4. -Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ. -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (bài tập 1 –SGK) -GV nêu yêu cầu bài tập 1: Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao? a, b, c,d,đ,e -GV kết luận: +Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ. +Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi(Bài tập 4-SGK/16) GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết SD tiết kiệm thời giờ, nhắc nhỡ những HS còn sữ dụng lãng phí thời giờ *Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 6- SGK/16) -GV nêu yêu cầu bài tập 6. +Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình. -GV gọi một vài HS trình bày trước lớp. -GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ. *Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm (Bài tập 5- SGK/16) -GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp. -GV kết luận chung: +Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. +Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả. 4.Củng cố - Dặn dò: -Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. -Chuẩn bị bài cho tiết sau. -Cả lớp làm việc cá nhân. -HS trình bày, trao đổi trước lớp. -Một học sinh trình bày trước lớp -Lớp trao đổi chất vấn nhận nhận xét -HS thảo luận theo nhóm đôi về việc đã sử dụng thời giờ của bản thân -HS trình bày . -Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. -HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được. -HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương vừa trình bày. -HS cả lớp thực hiện. TẬP ĐỌC: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1) I. Mục tiêu: Kiểm tra đọc lấy điểm: -Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. -Kĩ năng đọc: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc đội tối thiểu 120 chữ/ phút, biết ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật. -Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu được ý nghĩa của bài đọc. Viết được những điểm cần ghi nhớ về: tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3. Tìm đúng các đoạn thơ có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: -Nêu mục dích tiết học và cách bắt thăm bài học. 2. Kiểm tra tập đọc: -Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung đoạn đọc -Gọi HS nhận xét . 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu. -HS trao đổi và trả lời câu hỏi. +Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? +Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân GV ghi nhanh lên bảng. -Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Từng HS bắt thăm bài. -Đọc và trả lời câu hỏi. -Cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS ngồi cùng bàn trao đổi. +Là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện điều nói lên một điều có ý nghĩa. *Dế mèn bênh vực kẻ yếu: phần 1 trang 4,5 , phần 2 trang 15. -Hoạt động trong nhóm. Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật Dế mèn bênh vực kẻ yếu Tô Hoài Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực. Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện. Người ăn xin Tuốc-ghê-nhép Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin. Tôi (chú bé), ông lão ăm xin. Bài 3: - HS đọc yêu cầu và tìm các đọan văn có giọng đọc như yêu cầu. - HS phát biểu ý kiến. -Nhận xét, kết luận đọc văn đúng. -Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó. - HS đọc thành tiếng. -Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được. -Đọc đoạn văn mình tìm được. a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha: Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin: Từ tôi gì của ông lão. b.Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: Là đoạn nhà Trò kể nổi khổ của mình: Từ năm trước ., vặt cánh ăn thịt em. a. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vự Nhà Trò Trò Từ tôi thét: -Các ngươi có . vây đi không? 4. Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc. -Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa. TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: -Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. đường cao của hình tam giác. -Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước. -Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS). III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập : Bài 1 -GV vẽ hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình. C B M A B A D C +So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ? +1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ? Bài 2 -Nêu tên đường cao của hình tam giác ABC. -Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ? -Hỏi tương tự với đường cao CB. -GV kết luận: -Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ? Bài 3 -HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, nêu rõ từng bước vẽ của mình. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 -HStự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. -GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD. - HS xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N. -Nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ? -Nêu tên các cạnh song song với AB. 4. Củng cố - Dặn dò: -GV tổng kết giờ học. -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng làm bài, HS theo dõi nhận xét. -HS nghe. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB; góc tù BMC ; góc bẹt AMC. b) Góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC. +Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông. +1 góc bẹt bằng hai góc vuông. -Là AB và CB. -Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác. -HS trả lời tương tự như trên. -Vì AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. -HS vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ. -1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ hình vào VBT. -HS vừa vẽ trên bảng vừa nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. A B M N D C -HS thực hiện yêu cầu. -ABCD, ABNM, MNCD. -Các cạnh song song với AB là MN, DC. -HS cả lớp tiếp thu. MĨ THUẬT: VẼ THEO MẪU: VẼ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ I/ MỤC TIÊU: HS nhận biết được các đồ vật dạng hình trụ và đặc điểm,hình dáng của chúng. HS biết cách vẽ và vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu. HS cảm nhận được vẽ đẹp của đồ vật. II/ CHUẨN BỊ : GV : SGK , SGV Chuẩn bị một số đđồ vật dạng hình trụ của HS để làm mẫu. Một số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của HS các lớp trước. Hình gợi ý cách vẽ. HS : -SGK, vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ. Mẫu vẽ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Ổn định : 2/ KTBC: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3/ Bài mới : a) Giới thiệu bài : - Vẽ theo mẫu: Vẽ đồ vật có dạng hình trụ. b) Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét GV giới thiệu mẫu vẽ có dạng hình trụ và bày mẫu để HS quan sát nhận xét. + Hãy tìm ra sự giống nhau, khác nhau của cái chén và cái chai ở hình 1 trang 25 SGK GV bổ sung, nêu sự khác nhau của hai đồ vật đó. Hoạt động 2: Cách vẽ - Gợi ý HS quan sát và tìm ra cách vẽ như hình 2 SGV/39. + Hoàn thiện hình vẽ Hoạt động 3: Thực hành Cho HS vẽ theo nhóm. Hoạt động 4: Nhận xét – Đánh giá GV chọn một số treo lên bảng để nhận nhận xét. Dặn dò: Sưu tầm tranh của hoạ sĩ. - Cả lớp cùng để lên bàn. - HS lắng nghe - HS quan sát tranh HS trả lời -HS quan sát +HS thực hiện HS tiến hành theo nhóm. Thứ Ba ngày 04 tháng 11 năm 2008 THỂ DỤC : ĐỘNG TÁC PHỐI HỢP TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI ” I. MỤC TIÊU : -Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lưng bụng. yêu cầu HS nhắc lại được tên, thứ tự động tác và thực hiện cơ bản đúng động tác. -Học động tác phối hợp. Yêu cầu thuộc động tá ... uy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống. -Với HS kém thì GV gợi ý: Ta có a x £ = a, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ a = 2 thì 2 x £ = 2, ta điền 1 vào £ , a = 6 thì 6 x £ = 6, ta cũng điền 1 vào £ , vậy £ là số nào ? Ta có a x £ = 0, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ a = 9 thì 9 x £ = 0, ta điền 0 vào £ , a = 8 thì 8 x £ = 0, vậy ta điền 0 vào £ , vậy số nào nhân với mọi số tự nhiên đều cho kết quả là 0 ? -Nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0. 4. Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân. -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng thực hiện -HS nghe. -HS nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. vậy 5 x 7 = 7 x 5. HS nêu: 4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; -HS đọc bảng số. -3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau: -Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32 a x b và b x a đều bằng 42 a x b và b x a đều bằng 20 -Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a . -HS đọc: a x b = b x a. -Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau. -Ta được tích b x a. -Không thay đổi. -Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. -Điền số thích hợp vào £ . -HS điền số 4. -Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 x 6 = 6 x £ . Hai tích này có chung một thừa số là 6 vậy thừa số còn lại 4 = £ nên ta điền 4 vào £ . -Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn. -Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau. -HS tìm và nêu: 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 +Tính giá trị của các biểu thức thì 4 x 2145 và (2 100 + 45) x 4 cùng có giá trị là 8580. +Ta nhận thấy hai biểu thức cùng có chung một thừa số là 4, thừa số còn lại 2145 = (2100 + 45), vậy theo tính chất giao hoán thì hai biểu thức này bằng nhau. -HS làm bài. +Vì 3964 = 3000 +964 và 6 = 4 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên 3964 x 6 = (4 + 2) x (3000 + 964). +Vì 5 = 3 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên ta có 10287 x 5 = (3 +2) x 10287. -HS làm bài: a x 1 = 1 x a = a a x 0 = 0 x a = 0 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0. -2 HS nhắc lại trước lớp. -HS. BÀI 20 NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: -Quan sát và tự phát hiện màu, mùi, vị của nước. -Làm thí nghiệm, tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất. -Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Các hình minh hoạ trong SGK trang 42, 43. - GV phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ mỗi nhóm: +2 cốc thuỷ tinh giống nhau. +Nước lọc. Sữa. +Chai, cốc, hộp, lọ thuỷ tinh có các hình dạng khác nhau. +Một tấm kính, khay đựng nước. +Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, bọt biển, ). +Một ít đường, muối, cát. +Thìa 3 cái. -Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về bài kiểm tra. 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước. Cách tiến hành: -GV tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng. -Các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi : 1) Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ? 2) Làm thế nào, bạn biết điều đó ? 3) Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ? -Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi những ý không trùng lặp về đặc điểm, tính chất của 2 cốc nước và sữa. -GV nhận xét, và kết luận đúng: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. * Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía. Cách tiến hành: -GV cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước. - HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước. -Các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 SGK, thực hiện, các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi. 1) Nước có hình gì ? 2) Nước chảy như thế nào ? -GV nhận xét, bổ sung ý kiến các nhóm. -Hỏi: Qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước ? Nước có hình dạng nhất định không ? -GV chuyển việc: Các em đã biết một số tính chất của nước: Vậy nước còn có tính chất nào nữa ? * Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. Cách tiến hành: -GV tiến hành hoạt động cả lớp. 1) Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm như thế nào ? 2) Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải ? 3) Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước ? -GV cho HS làm thí nghiệm 3, 4 + Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ? + 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước. 1) Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ? 2) Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước ? 3. Củng cố- dặn dò: -GV có thể kiểm tra HS học thuộc tính chất của nước ngay ở lớp. -Nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, về nhà tìm hiểu các dạng của nước. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -Tiến hành hoạt động nhóm. -Quan sát và thảo luận về tính chất của nước và trình bày trước lớp. 1) Chỉ trực tiếp. 2) Vì: Nước trong suốt, nhìn thấy cái thìa, sữa màu trắng đục, không nhìn thấy cái thìa trong cốc. Khi nếm từng cốc: cốc không có mùi là nước, cốc có mùi thơm béo là cốc sữa. 3) Nước không có màu, không có mùi, không có vị gì. -Nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe. -HS làm thí nghiệm. -Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận. -Nhóm cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng. 1) Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước. 2) Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía. -Các nhóm nhận xét, bổ sung. -HS trả lời. -HS lắng nghe. -Trả lời. 1) Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm nước. 2) Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải. 3) Ta cho chất đó vào trong cốc có nước, dùng thìa khấy đều lên sẽ biết được. -HS làm thí nghiệm +Em thấy vải, bông giấy là những vật có thể thấm nước. +3 HS lên bảng làm thí nghiệm. 1) Em thấy đường tan trong nước; Muối tan trong nước; Cát không tan trong nước. 2) Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. -HS cả lớp. LỊCH SỬ: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981) I.MỤC TIÊU : -HS biết Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước, hợp với lòng dân - Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. - Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trong SGK phóng to. - PHT của HS III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. - GV nhận xét ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu : b. Giảng bài: *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - HS đọc SGK đoạn : “Năm 979 . sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”. - GV đặt vấn đề : + Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? +Lê hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ? - Tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: ý kiến thứ 2 đúng vì: khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta; Lê Hoàn đang giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ ủng hộ tung hô “vạn tuế”. *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV phát PHT cho HS . - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi : + Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? + Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? + Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc ? - Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ? - Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào? - HS thảo luận xong, GV yêu cầu các nhóm đại diện lên bảng thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta trên lược đồ - GV nhận xét, kết luận. *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - HS thảo luận: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?”. - HS thảo luận để đi đến thống nhất : Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc 4.Củng cố : - HS đọc bài học. - Cuộc kháng chiến chống quân Tống mang lại kết quả gì ? - GV nhận xét. 5.Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”. - Nhận xét tiết học . - 3 HS trả lời. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. -1 HS đọc. - HS cả lớp thảo luận và thống nhất ý kiến thứ 2. - HS các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc bài học. - HS trả lời. - HS cả lớp chuẩn bị .
Tài liệu đính kèm: