Giáo án Khối 4 - Tuần 10 (Bản chuẩn 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 10 (Bản chuẩn 2 cột)

I.Mục tiêu:

 Giúp HS củng cố về:

 -Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên có nhiều chữ số.

 -Ap dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.

 -Vẽ hình vuông, hình chữ nhật.

 -Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

II. Đồ dùng dạy học:

 -Thước có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 255 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 10 (Bản chuẩn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết : 46 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về: 
 -Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
 -Nhận biết đường cao của hình tam giác.
 -Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.
 -Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 5 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học. 
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1
 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình (SGK) 
-GV có thể hỏi thêm:
 +So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
 +1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
 Bài 2 (Làm việc cá nhân – Phiếu bài tập)
 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
 -Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
 -Hỏi tương tự với đường cao CB.
 -GV kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
 -GV hỏi: Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4 (Làm việc nhóm 4)
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.
 -GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình.
 -GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
 A B
 M N
 D C
-GV yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.
 -GV: Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ?
 -Nêu tên các cạnh song song với AB.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- 1 em vẽ bài 3 và trả lời 
“Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau”.
-HS nghe.
- 1 em đọc yêu cầu bài.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu bài tập.
a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC.
b) Góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC.
+Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.
+1 góc bẹt bằng hai góc vuông.
-Là AB và BC.
-Vì dường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.
-HS trả lời tương tự như trên.
-Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
-HS vẽ vào vở, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ.
-1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 dm và 4 dm), HS cả lớp vẽ hình vào phiếu bài tập.
-HS vừa vẽ trên bảng nêu.
-1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4 cm nên AM = 2 cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm 1 điểm. 
Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD.
-HS thực hiện yêu cầu.
-ABCD, ABNM, MNCD.
-Các cạnh song song với AB là MN, DC.
-HS cả lớp.
Tiết 47 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về: 
 -Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên có nhiều chữ số.
 -Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện. 
 -Vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
 -Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài 4 của tiết 46, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -GV: nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. 
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1a
 -GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng cả về cách đặt tính và thực hiện phép tính.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2a
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Để tính giá trị của biểu thức a, b trong bài bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất nào ?
 -GV yêu cầu HS nêu quy tắc về tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng.
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK.
 -GV hỏi: Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào ?
 -Vậy độ dài của hình vuông BIHC là bao
 nhiêu ?
 -GV yêu cầu HS vẽ tiếp hình vuông BIHC.
 A 3 cm B I
 D C H
-GV hỏi: Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào ?
 -Tính chu vi hình chữ nhật AIHD.
 Bài 4
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
 -Muốn tính được diện tích của hình chữ nhật chúng ta phải biết được gì ?
 -Bài toán cho biết gì ?
 -Biết được nửa chu vi của hình chữ nhật tức là biết được gì ?
 -Vậy có tính được chiều dài và chiều rộng 
không ? Dựa vào cách tính nào để tính ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học
 -Dặn HS về nhà làm bài tập 1b, 2b và chuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 386 259 726 485
+ 260 837 - 452 936
647 096 273 549
-2 HS nhận xét.
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
-Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
-2 HS nêu.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 6257 + 989 + 743
= (6257 + 743) + 989 
= 7000 + 989
= 7989
-HS đọc thành tiếng trước lớp.
-HS quan sát hình.
-Có chung cạnh BC.
-Là 3 cm.
-HS vẽ hình, sau đó nêu các bước vẽ.
-Cạnh DH vuông góc với AD, BC, IH.
-HS làm vào VBT.
c) Chiều dài hình chữ nhật AIHD là:
 3 x 2 = 6 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật AIHD là
 (6 + 3) x 2 = 18 (cm)
-HS đọc.
-Biết được số đo chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật.
-Cho biết nửa chu vi là 16 cm, và chiều dài hơn chiều rộng là 4 cm.
-Biết được tổng của số đo chiều dài và chiều rộng.
-Dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
 (16 – 4) : 2 = 6 (cm)
 Chiều dài hình chữ nhật là:
 6 + 4 = 10 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật là:
 10 x 6 = 60 (cm2)
 Đáp số: 60 cm2
-HS cả lớp.
Tiết 48 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (Giữ học kì I)
Tiết 49 NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I.Mục tiêu:
 -Giúp HS: Biết thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (không nhớ và có nhớ).
 -Aùp dụng phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan. 
II. Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài 1b,2b của tiết 48, đồng thới kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
1b) 528 946 + 73 529 435 260 - 92 753
2b) 5 798 + (322 + 4 678)
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số. 
 b.Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số :
 * Phép nhân 241 324 x 2 (phép nhân không nhớ)
 -GV viết lên bảng phép nhân: 241324 x 2.
 -GV: Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 241 324 x 2.
 -GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu ?
 -GV yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Nếu trong lớp có HS tính đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như SGK.
* Phép nhân 136 204 x 4 (phép nhân có nhớ)
 -GV viết lên bảng phép nhân: 136 204 x 4.
 -GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính, nhắc HS chú ý đây là phép nhân có nhớ. Khi thực hiện các phép nhân có nhớ chúng ta cần thêm số nhớ vào kết quả của lần nhân liền sau.
 -GV nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1a
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng, trình bày cách tính của phép tính mà mình đã thực hiện.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3a
 -GV nêu yêu cầu bài tập và cho HS tự làm bài.
 -GV nhắc HS nhớ thực hiện các phép tính theo đúng thứ tự.
Bài 4
 -GV gọi một HS đọc đề bài toán.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 1b, 3b và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi đe ... đoạn truyện các em đã nghe đã đọc nói về một người tài hoa.
2- Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe lơi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Một số truyện cổ tích , truyền thuyết, thiếu nhinói về một người có tài.
Các hoạt động dạy học:
-Khởi động, kiểm tra: GV cho HS chơi trò chơi : Con thỏ đểkhởi động –Một số HS kể lại chuyện: Ông lão đánh cá và gã hung thần.
-Hoạt động1: GV giới thiệu: Để mở đầu cho chủ điểm Người ta hoa đất. Hôm nay các em sẽ được nghe câu chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần.
-Hoạt động2: Hướng dẫn HS kể chuyện:
+Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài: GV chép đề bài lên bảng lớp, rồi giúp các em tìm những từ quan trong , GV dùng phấn màu gạch chân những từ: ( đã nghe, đã đọc, người có tài). 2HS đọc gợi ý 1, 2 SGK-16.
+GV lưu ý HS chọn đúng một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tài năng ở một mặt nào đó như trí tuệ, sức khỏe). Những nhân vật có thể dược chọn ở SGK hoặc sách báo, hoặc do người khác kể.
+Một số HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện của mình. Nói rõ câu chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của nhân vật 
-Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện : 
+GV gắn dàn ý chép sẵn ở bảng phụ, một HS đọc đọc to dàn ý đó, lớp theo dõi.
Trước khi HS kể GV nhắc các em cần kể có đầu có đuôi. Với những truyện dài thì các em có thể kể một đoạn, và chọn đoạn có sự kiện ý nghĩa.
HS kể trong nhóm : từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe , rồi trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện .
+Thi kể chuyện trước lớp: GV mời những HS xung phong lên bảng kể chuyện, lớp nhận xét , giáo viên nhận xét sửa chữa cho từng em. GV chấm điểm ; Sau đó mới mời một số đại diện nhóm kể chuyện và nói rõ về nội dung ý nghĩa của câu chuyện mình vừa kể, lớp nhận xét , giáo viên nhận xét sửa chữa . Tuyên dương những HS kể chuyện hấp dẫn, đạt yêu cầu của đề bài.
Củng cố- Dặn dò:
-GVnhận xét tiết học , và thái độ học tập của học sinh. Hướng đẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học sau .
Tập đọc : 20 – 2 TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
Mục đích:
1-Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ và câu, biết cách đọc diễn cảm bài thơ với giọng tự hào ca ngợi.
2-Hiểu các từ ngữ trong bài và ý nghiã của bài :Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú , đa dạng với hoa văn đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh minh họa sách giáo khoa.
Chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
Các hoạt động dạy học
Hđộng
Nội dung bài dạy
Bổ sung
HĐ1
HĐ2
HĐ 3
-Khởi động, hát 
-Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra Hs đọc bài , trả lời câu hỏi /sgk và nội dung chính của bài .
- Giới thiệu bài .
* Luyện đọc,
+1 hs đọc cả bài , lớp đọc thầm tìm bố cục .
+Học sinh đọc tiếp nối theo từng đoạn của bài . 
GV lưu ý sửa sai cho hs và kết hợp giảøi nghĩa các từ /sgk
+GV đọc mẫu cả bài.HS theo dõi.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài
+Học sinh đọc thầm , và đọc lướt bài để trả lời câu hỏi 1, 2, 3/sgk.GV kết hợp cho hs tìm ý đoạn .
+Nội dung của bài văn này là gì ? GV chốt : (Trẻ em ngộ nghĩnh đáng yêuCác em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn.)
* Luyện đọc diễn cảm
Hs đọc tiếp nối cả bài 
+GV hướng dẫn và đọc diễn cảm một đoạn ,
+Hs luyện đọc theo nhóm rồi gv tổ chức cho HSthi đua đọc diễn cảm .
+GV và HS nhận xét .chấm điểm HS đọc tốt.
*Củng cố- Dặn dò: 
Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học .
TẬP LÀM VĂN: 20 – MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết)
Mục đích:
HS thực hành viết một bài văn miêu tả đồ vật sau giai đoạn học về văn miêu tả đồ vật.
Bài viết phải đúng với yêu cầu của đề bài , có đủ ba phần: mở bài , thân bài , kết bài. Diễn đạt bài văn một cách tự nhiên, lời văn sinh động.
Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh họa một số đồ vật trong SGK.
Dàn ý : chép sẵn ở bảng phụ
Các hoạt động dạy học: 
Khởi động, Kiểm tra: 
GV cho HS chơi trò chơi Thụt thò , một số HS đọc dàn bài văn miêu tả đồ vật của mình đã làm ở tiết trước.
-Hoạt động 1:
 Tìm hiểu đề bài:
+ GV chép đè bài lên bảng lớp, Một HS đọc đề, GV hướng dẫn học sinh tìm những từ quan trọng trong đề bài .
(VD: Em hãy tả lại chiếc cặp sách của mình hoặc của bạn. Chú ý mở bài gián tiếp)
GV dùng phấn màu gạch chân tư: chiếc cặp sách, của mình, của bạn).
+GV hướng dẫn học sinh cách trình bày bài văn, và viết bài theo ba đoạn: mở bài , thân bài , kết bài.
Hoạt động 2:
 HS thực hành viết bài:
Trong thời gian này GV nên để HS tập trung cao để làm bài , GV chỉ theo dõi giúp đỡ những em còn yếu. 
GV thu bài về nhà chấm. Để chuẩn bị cho tiết học sau.
Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét, đánh giá tiết học .
-Tuyên dương những HS học tập tích cực, chăm chỉ .
-Dặn HS xem trước bài mới dể chuẩn bị cho tiết sau 
-GV nêu câu hỏi , gọi HS trả lời để củng cố kiến thức đã học một cách linh động .
HS về nhà làm lại các bài tập GV dặn để khắc sâu kiến thức đã học .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 20 - MỞ RỘNG VỐN TỪ : SỨC KHỎE
Mục đích:
1-Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm sức khỏe của HS Biết sử dụng các từ đã học vào vốn từ tich cực.
 2-Biết được một số câu tục ngữ thành ngữ thuộc chủ điểm.
Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Chép sẵn nội dung bài tập 1, 2, 3..
Các hoạt động dạy học:
-Khởi động, kiểm tra: Hai HS đọc bài văn kể vè buổi làm trực nhật, lớp nhận xét , giáo viên nhận xét sửa chữa . HS chơi trò chơi :Hoa tàn hoa nở, để khởi động .
-Hoạt động1:Giới thiệu bài, GV hỏi để dẫn dắt nhằm giới thiệu bài thông qua mục đich yêu cầu của bài.
-Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Một HS đọc nội dung bài tập , cả ví dụ mẫu . HS làm việc theo nhóm 4 tìm từ chỉ hoạt động theo các yêu cầu a, b, trang 19,HScác nhóm trình bày miệng kết qủa, lớp nhận xét , giáo viên nhận xét sửa chữa và chốt lại.
( a- tập luyện, tập thể dục, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều đọ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí.
b- vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối rắn rỏi, rắn chắc, cường tráng, dẻo dai.)
Bài 2: Một HS nêu đề bài , HS trình bày miệng tên môn thể thao, lớp nhận xét giáo viên nhận xét sửa chữa .( VD bóng đá, bóng chuyền, bóng chày, bóng bầu dục, cầu lông, quần vợt, chạy, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, bắn súng, bơi, đấu vật, đấu kiếm, đấm bốc cử tạ, xà đơn, xà kếp.)
Bài tập 3:
 Một HS đọc nội dung bài, lớp đọc thầm,suy nghĩ , GV gợi ý để HS tự làm bài vào vở, 2HS làm bài vào bảng bóng để chữa, lớp nhận xét , giáo viên nhận xét sửa chữavà chốt lại:( a- Khỏe như: trâu, voi, hùm. b- Nhanh như: cắt, gió, chớp, điện, sóc.). 
Bài tập 4: Một HS đọc nội dung, yêu cầu bài, lớp đọc thầm suy nghĩ,GV gợi ý cách làm rồi để các em suy nghĩ và trình bày miệng, GV giúp HS tìm hiểu nghĩa bóng câu tục ngữ đó.Rồi để các trình bày, lớp nhận xét , giáo viên nhận xét sửa chữa.( Tiên là nhân vật trong truyện cổ tích sống thư thái , nhàn nhã trên trời-> Chỉ sự sung sướng. Aên được ngủ được-> có sức khỏe. Tóm lại : Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên)
Củng cố- Dặn dò:-GV nhận xét và đánh giá tiết học.
TẬP LÀM VĂN: 20 - LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
Mục đích:
1-HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩng Sơn.
2-Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.
3-Có ý thức đối với việc xây dựng quê hương.
KN:-Thu lập, xử lí thơng tin (về địa phương cần giới thiệu)
-Thể hiện sự tự tin
-Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẽ, bình luận (về bài giới thiệu) 
Đồ dùng dạy học:Giáo viên: Chuẩn bị sẵn một dàn ý của bài giới thiệu.
Các hoạt động dạy học:
-Khởi động, kiểm tra:
HS chơi trò chơi :Muôn tâu bệ hạ, HS khá đọc một số bài văn viết hay để lớp tham khảo.
-Hoạt động1: Giới thiêu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài để giới thiệu. 
-Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1:
 Một HS đọc nội dung bài, lớp đọc thầm đoạn văn : Nét mới ở Vĩnh Sơn ,suy nghĩ theo các yêu cầu a, b. HS làm việc cá nhân, nhiều em trình bày miệng, lớp nhận xét , giáo viên nhận xét sửa chữa và chốt lại như sau:
(a- Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống ( tên và đặc điểm riêng). Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương. Kết bài: Nêu kết qủa đổi mới của địa phương , cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.)
Bài tập 2:
 GV gắn bảng phụ ghi sẵn đề bài TLV trong SGK , HS đọc đề ấy. Lớp suy nghĩ tìm hiểu đề.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tìm được nội dung cho bài giới thiệu
+Nhắc HS lưu ý những điểm sau: Em phải nhận ra những đổi mới của xóm làng, phố phường nơi mình ở như: Phong trào trồng cây, phát triển chăn nuôi , phát triển nghề phụ, xây dựng thêm trường mới, chống tệ nạn ma tuý). Nếu không tìm được đổi mới các em có thể giới thiệu hiện trạng của địa phương mình.
+HS nối tiếp nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu.
+HS thực hành giới thiệu trong nhóm, rồi thiđua gới thiệu trước lớp.lx , giáo viên nhận xét sửa chữa .
+Cả lớp bình chọn người giới thiệu về địa phương mình tự nhiên , chân thực nhất
Củng cố- Dặn dò:-GV nhận xét tiết học , khen nhữngHS học tốt.
 -Dặn HS về nhà xem trước bài mới để chuẩn bị cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10tuan 18.doc