Giáo án Khối 4 - Tuần 11 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 11 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ`

PHÂN BIỆT S/ X , DẤU HỎI / DẤU NGÃ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nhớ - viết lại chính xác , trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ .

2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng s/x ( hoặc tiếng có dấu hỏi / dấu ngã) .

3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

- VBT Tiếng Việt Tập 1

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KTBC : GV gọi 2 HS lên bảng viết những tiếng có vần ươn , ương .

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.

2. Hướng dẫn HS nhớ viết

- GV nêu yêu cầu của bài , 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Nếu chúng mình có phép lạ .

- GV đọc lại đoạn thơ một lần .

- HS đọc thầm lại đoạn thơ .

- HS nêu cách trình bày đoạn thơ .

- HS gấp sách , viết đoạn thơ theo trí nhớ. HS tự soát lại bài .

- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 11 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 11
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2005
tập đọc
ông trạng thả diều 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượtkhó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi .
2. Kĩ năng : 
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọngkể chậm rãi , cảm hứng ca ngợi .
3. Thái độ : Yêu quê hương đất nước . Trọng dụng người tài . 
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên 
- Giới thiệu bài Ông trạng thả diều 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn văn từ đầu đến vẫn có thì giờ chơi diều .
? Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?
- HS đọc thành tiếng đoạn văn còn lại 
? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
? Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều ?
- Trả lời câu hỏi 4 trong SGK . Một HS đọc câu hỏi , cả lớp suy nghĩ , trao đổi ý kiến , nêu lập luận , thống nhất câu trả lời đúng .
- GV kết luận : Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng . Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao , là người công thành danh toại nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là có chí thì nên . Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng nhất ý nghĩa của câu chuyện . 
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn có thể chọn đoạn 2 .
3. Củng cố , dặn dò 
- GV hỏi : Truyện này giúp các em hiểu ra điều gì ?
- GV nhận xét tiết học .
chính tả ( nhớ viết )
nếu chúng mình có phép lạ`
phân biệt s/ x , dấu hỏi / dấu ngã 
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Nhớ - viết lại chính xác , trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ .
2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng s/x ( hoặc tiếng có dấu hỏi / dấu ngã) .
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
- VBT Tiếng Việt Tập 1 
- Bảng phụ.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : GV gọi 2 HS lên bảng viết những tiếng có vần ươn , ương .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nhớ viết 
- GV nêu yêu cầu của bài , 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Nếu chúng mình có phép lạ .
- GV đọc lại đoạn thơ một lần .
- HS đọc thầm lại đoạn thơ .
- HS nêu cách trình bày đoạn thơ .
- HS gấp sách , viết đoạn thơ theo trí nhớ. HS tự soát lại bài .
- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 ( lựa chọn ) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập , HS làm phần a, b .
- HS đọc thầm đoạn văn rồi làm vào vở .
- GV cho HS chơi thi tiếp sức .
- Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được .
- GV cùng cả lớp nhận xét . Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
Bài tập 3 ( lựa chọn ) 
- Gv nêu yêu cầu của bài tập 
- HS đọc thầm yêu cầu của bài tập , làm bài vào VBT 
- GV giải thích lần lượt ngiã của từng câu 
- HS thi đọc thuộc lòng những câu trên 
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem kại bài tập 2a, 2b , ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2005
luyện từ và câu
luyện tập về động từ 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Nắm đượcmột số từ bổ sung ý nghĩa cho động từ . 
2. Kĩ năng 
- Bước đầu biết sử dung những từ ngữ nói trrên.
3. Thái độ : ý thức sử dụng đúng thể loại từ .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi rõ nội dung BT 2- 3.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : Gọi một HS lên bảnh làm bài 1 , một HS lên bảng làm bài 2 .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2.Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm các câu văn , tự gach chân bằng bút chì mờ dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa .
- Hai HS lên bảng làm bài 
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm và chôt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập 
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn , thơ suy nghĩ làm bài cá nhân 
- GV treo bảng phụ gọi HS lên bảng làm bài 
- HS báo cáo kết quả 
- Gv nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài văn và mẩu chuyện vui đãng trí . Cả lớp đọc thầm suy nghĩ làm bài .
- GV gọi 3- 4 HS lên bảng thi làm bài . Sau đó từng em lần lượt đọc truyện vui , giải thích cách sửa bài của mình . Cả lớp cùng GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- GV hỏi HS về tính khôi hài của truyện vui trên . 
- Cả lớp làm bài theo lời giải đúng .
 3. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
-- Chuẩn bị bài sau : Tính từ 
kể chuyện
Bàn chân kì diệu 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : Hiểu truyện . Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí ( bị tàn tật nhưng khát khao học tập , giàu nghị lực , có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình momg ước ) 
2. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ , HS kể lại được câu chuyện , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt .
+ Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện , nhớ chuỵên. Theo dõi các bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn , kkể tiếp được lời kể của bạn .
3. Thái độ : Yêu thích môn học , biết vượt lên những khó khăn để trở thành những người công dân có ích cho xã hội .
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ cho truyện trong SGK 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe hoặc được đọc .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. GV kể chuyện
- GV kể lần 1 , HS nghe, kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký.
- GV kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng .
- GV kể lần 3 .
3. Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- HS nối tiếp nhau đọc những yêu cầu của bài tập 
a. Kể chuyện theo cặp : HS kể theo cặp hoặc theo nhóm ba em, sau đó kể toàn chuyện . Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK .
b. Thi kể chuyện trước lớp 
- Hai , ba tốp HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
- Mỗi em kể lại xong đều nói điều các em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký.
- Cả lớp bình chọn nhóm , cá nhân kể chuyện hay nhất , hiểu truyện nhất .
4. Củng cố , dặn dò .
- ? Qua câu chuyện em hiểy điều gì ? ( Những ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúccho ngườu nói điều ước , cho tất cả mọi người ) 
- GV nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2005
tập đọc
Có chí thì nên
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kĩ năng : 
- Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng đúng từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên nhủ, nhẹ nhàng, chí tình.
2. Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ.
Hiểu được lời khuyên của các câu tục ngữ để có thếp chúng vào 3 nhóm: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
3. HTL 7 câu tục ngữ.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học
A - Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện Ông trạng thả diều và trả lời các câu hỏi gắn với nội dung đoạn văn.
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu với HS 7 câu tục ngữ khuyên còn người rèn luyện ý chí trong bài học hôm nay, đồng thời giới thiệu cho các em biết cách diễn đạt tục ngữ có gì đặc sắc.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- HS tiếp nối nhau đọc 2, 3 lượt từng câu tục ngữ.
GV giups HS tìm hiểu những từ mới và khó, và nhác nhở các em nghỉ ngơi đúng các câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc 7 câu tục ngữ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài, chú ý nhấn giọng một số từ ngữ khó.
b. Tìm hiểu bài: HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đối thoại, trao đổi về những câu hỏi đặt ra trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
Câu hỏi 1
- HS đọc câu hỏi, từng cặp trao đổi thảo luận để xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm đã cho. GV phát riêng phiếu cho vài cặp HS, nhắc các em viết cho nhanh, chỉ viết một dòng
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Câu hỏi 2
- Một HS đọc câu hỏi.
- Cả lớp suy nghĩ, trao đổi phát biểu ý kiến. Gv nhận xét chốt lại: Cách diễn đạt của tục ngữ có những đặc điểm khiến người đọc dễ hiểu, dễ nhớ như: ngắn gọn, ít chữ, có vần có nhịp cân đối, có hình ảnh.
Câu hỏi 3
HS đọc câu hỏi, suy nghĩ phát biểu ý kiến. Gv nhận xét chốt lại: HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL.
- Gv hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm toàn bài.
- HS nhẩm HTL cả bài. HS thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài. Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 7 câu tục ngữ
Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2005
Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
I. Mục đích, yêu cầu
1. Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thứ trao đổi.
2. Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đặt ra.
3. Biết trình bày ý kiến với người thân khi cần thiết .
II. Đồ dùng dạy học
- Sách truyện đọc lớp 4
- Giấy khổ to, hoặc bảng phụ viết sẵn: 
+ Đề tài của cuộc trao đổi, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
+ Tên một số nhân vật để HS chọn đề tài trao đổi
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV công bố điểm bài kiểm tra HTL giữ học kỳ 1, nêu nhận xét chung.
- Mời 2 HS thực hành đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học một môn năng khiếu.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
a. Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
- Một HS đọc đề bài 
- Gv cùng HS phân tích đề bài 
b. Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi 
- HS tìm đề tài trao đổi 
- Xác định nội dung trao đổi 
- Xác định hình thức trao đổi 
 ... ới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng :
a. Tin vài bản thân mình 
b. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mịnh 
c. Quyết đinh lấy công việc của mình .
d. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác .
Bài 4 : Trong số các thành ngữ dưới đây , thành ngữ nào nói về tính trung thực , thành ngữ nào nói về lòng tự trọng ?
a. Thẳng như ruột ngựa 
b. Giấy rách phải giữ lấy nề 
c. Thuốc đắng giã tật 
d. Đói cho sạch , rách cho thơm .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Ôn văn viết thư .
Thứ bẩy ngày 15 tháng 10 năm 2005
tập làm văn 
ôn : viết thư 
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức 
- Củng cố kĩ năng viết thư biết bày tỏ tình cảm chân thành , đúng thể thức : Đủ 3 phần : Đầu thư , phần chinh , phần cuối thư .
2. Kĩ năng 
- Rèn thói quen trình bày cẩn thận , sạch đẹp .
3. Thái độ : Yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung của một bức thư .
III. Các hoạt động dạy- học
A - Kiểm tra bài cũ: 
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. GV ghi đề bài lên bảng 
Đề bài : Nhân dịp năm mới , hãy viết thư cho một người thân ( ông , bà , thâỳ cô , ....) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới .
- HS đọc đề baì , xác định yêu cầu của đề bài .
3. Hướng dẫn HS cách làm bài 
4. HS làm bài 
5. Thu và chấm bài 
6. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn một số HS chưa hoàn thành bài hoặc bài viết chưa đạt về nhà viết lại . 
Tuần 7
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2005
toán 
Ôn : cộng trừ các số có nhiếu chữ số 
I- mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về công trừ các số có nhièu chữ số . 
2. Kĩ năng : Tính đúng các phép tính cộng , trừ các số có nhiều chữ số .
3. Thái độ : Say mê học tập 
II. Đồ dùng dạy- học
- Hệ thống bài tập .
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Kiểm tra bài cũ: 
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS ôn tập
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 
- HS làm bài 
- GV cùng cả lớp nhận xét và sửa chữa 
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
a. 4567 + 9875	b. 16879 + 324765
6790 + 56342 	51467 + 82379
57989 + 345 	 794210 + 6741
Bài 2 : Tìm x 
a. x - 45023 = 415042 	b. 647253 + x = 789326
Bài 3 : Trường tiểu học Minh Tân khói lớp 4 thu nhặt được 45673 kg giấy vụn , khối lớp 5 thu nhặt được ít hơn khối lớp 4 654 kg . Hỏi cả hai khối thu nhặt được bao nhiêukg giấy vụn ?
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS nhớ các từ đồng nghĩa với từ ước mơ, HTL các thành ngữ ở bài tập 4.
luyện từ và câu 
ôn : danh từ chung và danh từ riêng 
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức :
 - Ôn tập củng cố kiến thức về danh từ chung và danh từ riêng .
- Nắm được qui tắc viết hoa danh từ riêng .
2. Kĩ năng 
- Viết đúng danh từ chung và danh từ riêng .
3. Thái độ : ý thức học tập . 
II. Đồ dùng dạy- học
- Gv chuẩn bị hệ thống bài tập .
III. các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ
- ? Thế nào là DT chung ? Thế nào là DT riêng ?
B . Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. GV tổ chức cho HS làm bài tập 
Bài 1 : Tìm DT chung và DT riêng trong đoạn văn sau 
Bach Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miênf Bắc . Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết . Trên mỗi con tàu , ông dàn dòng chữ " Người ta thì đi tàu ta " và treo một cái ông để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu . Khi bổ ống tiền đồng rất nhiều , tiền hào , tiền xu thì vô kể . Khách đi tàu của ông ngày một đông . Nhiều chủ tàu người Hoa , người Pháp phải bán lại tàu cho ông .
Bài 2 : hãy viết họ và tên các bạn trong tổ của mình và cho biết họ tên các bạn âýy là danh từ chung hay danh từ riêng ?
- HS làm bài 
- Gọi lần lượt từng HS lên bảng chữa bài 
- GV nhận xet , sửa chữa 
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập : Xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện . 
Thứ bẩy ngày 22 tháng 10 năm 2005
tập làm văn 
ôn : xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Ôn tập củng cố lại cách xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện .
2. Kĩ năng 
- HS xây dựng được hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn 
3. Thái độ : Phát triển ngôn ngữ của các em . Yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
Chuẩn bị cốt truyện : Cây khế 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc lại câu chuyện "Vào nghề ".
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
a. GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung cốt truyện " Cây khế "
- Ba , bốn HS tiếp nối nhau đọc nội dung trên bảng .
? Nêu các sự việc diễn ra trong cốt truyện ?
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đoạn 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh của truyện " Cây khế "
- HS đọc thầm lại 4 đoạn văn , sau đó hoàn chỉnh các đoạn .
- Gọi một vài HS đọc bài viết của mình .
- GV nhận xét , bổ sung .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập 
Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2005
tập làm văn
luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi .
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin thân ái , 
2. Kĩ năng 
- Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích .
- Đóng được vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp . lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đạt ra .
3. Thái độ : Cần bày tỏ ý kiến của mình một cách thuyết phục người nghe .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn đề bài tập làm văn .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC 
- Gọi HS lên bảng đọc lại nội dung của vở kịch Yết Kiêu 
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
- HS đọc thầm đề bài .
- GV treo bảng phụ gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài : Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu ( hoà , nhạc , võ thuật ... ) . Trước khi nói với bố mẹ , em muốn trao đổi với anh ( chị ) để anh ( chị ) hiếu và ủng hộ nguyện vong của em . Hãy cùng bạn đóng vai em và anh( chị) để thực hiện cuộc trao đổi .
3. Xác định mục đích trao đổi , hình dung những câu hỏi sẽ có 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
- GV hướng dẫn HS xác định trong tâm của đề bài .
+ Nội dung trao đổi là gì ? 
+ Đối tượng trao đổi là ai ?
+ Mục đích trao đổi để làm gì ?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
4. HS thực hành trao đổi theo cặp 
- HS chọn bạn cùng tham gia trao đổi , thống nhất dàn ỷ đối đáp .
- Thực hành trao đổi , lần lượt đổi vai cho nhau , nhận xét , góp ý để bổ sung , hoàn thiện bài trao đổi .
- GV đến từng nhóm giúp đỡ .
5. Thi trình bày trước lớp
- Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp .
- Gv hướng dẫn HS nhận xét theo các tiêu chí sau :
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ?
+ Lời lẽ , cử chỉ có hợp với vai đóng không , có giàu sức thuyết phục không ?
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất .
6. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : TLV tuần 12
tuần 9
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2005
toán 
ôn : tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Ôn tập và củng cố kiến thức về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó .
2. Kĩ năng 
- Tìm được hai số khi biết tổng và hiệu cảu hai số đó , vận dụng vào giải các bài toán .
3. Thái độ 
- HS hứng thú học tập .
ii. đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị hệ thống bài tập .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: ? Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu cảu hai số đó ta làm thế nào ? 
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2 . Ôn tập 
- GV tổchức cho HS làm bài tập 
- HS làm bài 
- Gọi HS lên bảng chữa lần lượt các bài 
Bài 1 : Tuổi ông và tuổi cháu cộng lại bằng 75 , chúa kém ông 60 tuổi . Hỏi ôngbao nhiêu tuổi , cháu bao nhiêu tuổi ?
Bài 2 : Trường tiểu học Minh Tân có hai lớp 1 . Lớp 1A có 35 học sinh , lớp 1B ít hơn lớp 1A 6 em . Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?
Bài 3 : Hai phân xưởng làm được 3456 sản phẩm . Phân xưởng thứ nhất làm được ít hơn phân xưởng thứ hai 376 sản phẩm . Hỏi mỗi phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm ?
Bài 4 : Hai can chứa được tất cả là 900 l dầu . can bé chứa được ít hơn can to 53 l. Hỏi mỗi can chữa được bai nhiêu lít dầu ? 
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Tiếp tục ôn lại bài . 
luyện từ và câu 
ôn : dấu ngoặc kép 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Ôn tập và củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng 
- Biết sử dung dấu ngoặc kép trong khi viết .
3. Thái độ 
- HS hứng thú học tập .
ii. đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị hệ thống bài tập .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: ? Dấu ngoặc kép được dùng trong những trường hợp nào ? 
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2 . Ôn tập 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 
- HS làm bài 
- Gọi HS lên bảng chữa lần lượt các bài 
Bài 1 : Tìmlời nói trực tiếp trong đoạn văn sau :
Từ ngày phải nghỉ học ,Cương đâm ra nhở cái lò rèn cạnh trường . Một hôm em ngỏ ý với mẹ : " Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn " . Mẹ Cương nghe rõ mồn một lợi con , nhưng bà vẫn hỏi lại : " Con vừa bảo gì ? " 
Bài 2 : Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dong không ? Vì sao ?
Bài 3 : Em đặt dấu ngoặc kép váo chỗ nào trong các câu sau :
Trời trở rét . vậy mà bé Ly , búp be của tôi , vẫn phong phanh chiếc váy mỏng . Tôi xin chị Khánh được tấc xa tanh màu mật ong , khâu chiếc áo cho bé . Chiếc áo chỉ bằng bâo thuốc .Cổ áo dựng cao cho ấm ngực . Tà áo loe ra một chút cho ấm thân .
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Tiếp tục ôn lại bài . 
Thứ bấy ngày 4 tháng 11 năm 2005
tập làm văn 
ôn : luyện tập phát triển câu chuyện 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Ôn tập và củng cố kiến thức về cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian và thời gian .
2. Kĩ năng 
- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo thình tự không gian và thời gian .
3. Thái độ 
- HS hứng thú học tập .
ii. đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị hệ thống bài tập .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: 
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2 . Ôn tập 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 
- HS làm bài 
- Gọi HS lên bảng trình bày bài tập của mình .
+ GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng lại bài thơ Mẹ ốm .
+ Yêu cầu HS hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự không gian hay thời gian tuỳ ý .
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Tiếp tục ôn lại bài . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_11_ban_tich_hop_chuan_kien_thuc.doc