Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - Củng cố và mở rộng kiến thức về cấu tạo từ , xác định từ laọi .

-Tiếp tục giúp học sinh củng cố và ôn luyện về Luyện tập trao đổi với người thân,

 -Vận dụng những hiểu biết cuả mình để làm bài tập .

II. LÊN LỚP

Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh nhắc lạị kiên thức về từ ghép , từ láy , danh từ động từ .

Hoạt động 2 : GV tổ chức cho 1 vài em lấy ví dụ mẫu cho từng trường hợp.

Hoạt động 3 : GV tổ chức hướng dẫn các em luyện tập làm theo đề bài sau

Bài 2,3 (trang 93) TVNC lớp 4, Bài 2, 8 (trang 38, 39) VBTTVNC

Hoạt động 4: Gv tổ chức nghiệm thu bài làm của các em

MÔN TOÁN

I. MỤC TIÊU : - Giúp HS :

Củng cố những kiến thức về các yếu tố hình học vừa học

II. LÊN LỚP

Hoạt động 1 : Tổ chức cho các em nhắc lại một số kiến thức liên quan đến các yếu tố về hình học vừa học và kĩ năng vé hình .

Hoạt động 2 :

GV cho các em làm thêm các bài 7B( trang 35), Từ bài 8B đến bài 16B STK Câu hỏi ôn tạp kiểm tra Toán 4 - NXBGD Nguyễn Danh Ninh

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
_______________________________________
Thể dục
Đồng chí Phan Thị Hải lên lớp
________________________________________
Tập đọc
Ông trạng thả diều
I. mục đích yêu cầu:
- HS biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn 
- Hiểu ND của bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đãđỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- TLCH SGK
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Bài “Điều ước của vua Mi- đát”.
- Đọc và trả lời câu hỏi 3, 4 SGK.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Y/c HS quan sát tranh , GV giới thiệu chủ điểm “ Có chí thì nên” và GTB “ Ông trạng thả diều”
2. Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Đọc cả bài, nêu cách chia đoạn.
- Gọi đọc nối tiếp lần 1 kết hợp giúp HS luyện đọc từ khó: kinh ngạc, chăn trâu, trạng nguyên, 
- HD tìm hiểu nghĩa một số từ cuối bài: trạng, kinh ngạc, lạ thường,
- Luyện đọc nối tiếp lần 2 trong nhóm
-Thi đọc trước lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
-Cho HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK
- GV chốt lại lời giải đúng và rút ra ý chính của đoạn.
ý 1: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
ý 2: Sự chăm học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
- Y/c trao đổi rút ra ND chính của bài.( GV ghi bảng 
4.Đọc diễn cảm
- Gọi 2 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.
- Gv treo bảng phụ HD luyện đọc diễn cảm đoạn1
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai toàn bài.
5. Củng cố bài
- Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Hiền?
- Đọc toàn bài, nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Hiền.
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
- 1 HS đọc cả bài và nêu ND
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- 1 HS khá đọc – nêu cách chia đoạn
+ Đ1: Từ đầu đến chơi diều
+ Đoạn2: Còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS yếu luyện đọc từ khó và tìm hiểu nghĩa của một số từ mục chú giải
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp. 1- - 2 HS đọc cả bài.
 - HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi
- 2 HS khá, giỏi nêu ý chính của 2 đoạn
- 1 HS khá đọc và nêu ND bài.
- 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn và nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn, giọng đọc từng nhân vật.
- HS thi đọc diễn cảm.
- 2,3 HS nêu ý kiến
- 1 HS giỏi đọc, nêu ý kiến.
____________________________________
TOáN
 Nhân với 10 , 100 , 1000 ... Chia cho 10 ,100 , 1000...
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000; và chia số tròn trục , tròn trăm, tròn nghìn..... cho 10; 100; 1000..
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân ( hoặc chia) với ( hoặc cho ) 10; 100; 1000.....
- Hoàn thành các BT : 1a( cột 1,2) 1b ( cột 1,2) BT2 3 dòng đầu
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ chép bảng 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ:
Bài 3 - Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau:
10 287 x 5 và ( 3 + 2) x 10287
4 x 2145 và (2100 + 45) x 4 
3964 x 6 và ( 4 + 2) x ( 3000 + 964)
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:Nêu y/c giờ học
2. HD nhân, chia STN cho 10, 100, 1000
- Gv nêu VD: 35 x10 350 : 10
 35 x100 3500 : 100
- Gọi HS nêu kết quả , cách làm
- GV củng cố cách nhân, chia nhẩm như SGK 
- Y/c HS dựa vào VD để rút ra ghi nhớ- Lấy VD minh hoạ.
3.Luyện tập:
Bài1: Tính nhẩm: 
Mẫu :
18 x 10 = 180
18 x 100= 1800
18x1000=18000
9000:10 = 900
9000:100 = 90
9000:1000 = 9
Bài 2: Viết số vào chỗ chấm:
Mẫu : 300kg = .tạ 
Cách làm : 
Ta có : 100kg = 1 tạ 
 300: 100= 3
 Vậy 300kg = 3 tạ 
Tương tự : 
70 kg = 7 yến 
800kg = 8 tạ
300 tạ = 30 tấn 
120 tạ = 12 tấn 
5000kg = 5 tấn 
4000g = 4 kg 
4.Củng cố bài:
- Nêu cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000...
-Nêu cách chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000
-HS lên bảng chữa bài tập GV ghi sẵn trên bảng .
- HS ở dưới đổi vở chữa bài
- HS tự nhẩm nêu KQ, cách làm
- 3-4 HS nối tiếp nhẩm.
- HD khá nêu
- HS làm bài.
- HS chữa miệng.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- HS khá phân tích mẫu 
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS cùng một bàn đổi bài cho nhaukiểm tra
- HS TB nhắc lại
Buổi chiều : Đồng chí Mạc Thị Hương - lên lớp
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010
Buổi sáng Đồng chí Mạc Thị Hương lên lớp
__________________________________________________________________
chiều Dạy phân loại đối tượng
Học sinh khá giỏi khối 4
Môn Tiếng Việt
I. Mục đích yêu cầu 
	- Củng cố và mở rộng kiến thức về cấu tạo từ , xác định từ laọi .
-Tiếp tục giúp học sinh củng cố và ôn luyện về Luyện tập trao đổi với người thân, 
	-Vận dụng những hiểu biết cuả mình để làm bài tập .
II. Lên lớp 
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh nhắc lạị kiên thức về từ ghép , từ láy , danh từ động từ .
Hoạt động 2 : GV tổ chức cho 1 vài em lấy ví dụ mẫu cho từng trường hợp.
Hoạt động 3 : GV tổ chức hướng dẫn các em luyện tập làm theo đề bài sau
Bài 2,3 (trang 93) TVNC lớp 4, Bài 2, 8 (trang 38, 39) VBTTVNC 
Hoạt động 4: Gv tổ chức nghiệm thu bài làm của các em
Môn Toán
I. Mục tiêu : - Giúp HS :
Củng cố những kiến thức về các yếu tố hình học vừa học
II. lên lớp
Hoạt động 1 : Tổ chức cho các em nhắc lại một số kiến thức liên quan đến các yếu tố về hình học vừa học và kĩ năng vé hình .
Hoạt động 2 : 
GV cho các em làm thêm các bài 7B( trang 35), Từ bài 8B đến bài 16B STK Câu hỏi ôn tạp kiểm tra Toán 4 - NXBGD Nguyễn Danh Ninh
_______________________________________________________________
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2010
CHíNH Tả 
Nhớ - viết: Nếu chúng mình có phép lạ
I.Mục đích, yêu cầu
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng nhớ - viết chính xác. Trình bày đúng 4 khổ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.
- Làm đúng BT3 ( Viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho)( HS khá giỏi làm đúng theo y/c của SGK); làm được BT2a/b
- HS mong muốn viết chữ đẹp.
II.Đồ dùng dạy học
 - Vở BTTV 
 III .Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Viết các từ : ngẩng đầu, lính gác,trận giả, trung sĩ.
- Đọc thuộc bài " nếu chúng mình có phép lạ
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài:Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HSnhớ viết.
- Đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ trong SGK.
- Đọc thuộc lòng bài thơ và tìm các từ ngữ khó viết: nảy mầm, lặn. : chén, trái bom, chớp mắt.
-Chú ý: nhớ lại 4 khổ thơ; cách trình bày bài thơ.
3.Viết bài chính tả.
- Y/c HS tự nhớ và viết bài
4. Chấm chữa bài.
- Gv chấm 10 bài nhận xét
5. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
 Bài 2: Điền vào chỗ trống x hay s
- Y/c hs tự điền vào vở BTTV phần a
- Gv gọi HS nêu kq nhận xét
- GV giúp HS phân biệt sang/ xang/ 
Bài 3: Y/c HS đọc bài chỉ ra từ viết sai chính tả
- Y/c HS viết lại cho đúng.
- GV HD phân biệt sấu/ xấu; xông/ sông; sao/ xao
6. Củng cố bài:
- HD HS luyện viết chữ đẹp vào vở thực hành viết chữ đẹp
- 3 HS lên bảng viết
-HS dưới lớp viết nháp.
- 2 HS đọc bài.
- 1 HS đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ.
-1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và tìm các từ ngữ khó viết..
-HS viết nháp, 1 HS lên bảng viết.
- HS viết bài chính tả.
- Khi HS viết xong, các em đổi vở tự sửa lỗi cho nhau.
- HS tự làm bài
- 2 HS nêu kq
- HS tập phân biệt
- HS trao đổi cặp đôi chỉ ra từ sai CT
- HS tự viết lại vào vở BTTV
- HS tập phân biệt
- HS tự luyện viết
____________________________________
Tập đọc
Có chí thì nên
I. mục đích - yêu cầu:
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ : cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn.( TLCH SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài học trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung những câu tục ngữ đã được sẵp xếp lại theo 3 nhóm, đã gạch dưới các tiếng bắt vần với nhau.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài “ Ông trạng thả diều” và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:Nêu y/c giờ học.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Đọc cả bài
- Gọi đọc nối tiếp lần 1 kết hợp giúp HS luyện đọc từ khó: : quyết, lận, tròn vành,có chí thì nên, nền, bền chí, chạch..
- HD tìm hiểu nghĩa một số từ cuối bài: nên, hành, cả , rã, keo
- Luyện đọc nối tiếp lần 2 trong nhóm
-Thi đọc trước lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
-Cho HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK
- GV chốt lại lời giải đúng 
- Y/c trao đổi rút ra ND chính của bài.( GV ghi bảng )
4.Đọc diễn cảm
- Gọi 2 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.
- Gv treo bảng phụ HD luyện đọc diễn cảm cả bài
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài
 5. Củng cố bài
- HD hs lấy VD về các câu tục ngữ khác thuộc chủ điểm “ Có chí thì nên “ 
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
-1 HS đọc cả bài và nêu ý nghĩa của truyện.
- 1 HS khá đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS yếu luyện đọc từ khó và tìm hiểu nghĩa của một số từ mục chú giải
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp. 1- 2 HS đọc cả bài.
- HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi
-1 HS khá đọc và nêu ND bài.
-2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn và nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn, giọng đọc từng nhân vật.
-3-4 HS thi đọc thuộc lòng
- 1 HS giỏi nêu
_________________________
Toán
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
I. mục tiêu:
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Hoàn thành các BT 1; 2
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách nhân nhẩm với 10, 100, 1000,Lấy VD
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:Nêu y/c giờ học.
2. Giới thiệu phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0
- Gv nêu VD a: 1324 x 20 = ? Y/c HS tính kết quả
- GV dùng câu hỏi gợi mở giúp HS phát hiện ra cách tính( tách 20 = 2 x10 ) Vân dụng tính chất kết hợp 
- GV củng cố cách nhân như SGK
- GV nêu VD2 230 x 70 = ? 
- Y/c HS lựa chọn cách tính nhanh
- GV củng cố cách tính nhanh.
3. Luyện tập
Bài 1: Y/c HS làm vở
GV cúng HS nhận xét , so sánh KQ và cách tính ở cột c
- GV củng cố nhân số tròn trăm
Bài 2: Nêu các phép tính- nhận xét các phép tính
- Y/c HS không cần tính KQ hãy nhận xét tích ở mỗi phép tính nhân đó có bao nhiêu số 0? 
- Y/c HS nhân và kiểm tra KQ
Bài 3,4. dành cho HS khá giỏi làm thêm
Đọc đề – Phân tích đề và giải 
- GV gợi ý HS khá giả ... 
- Thế nào là tính từ ? Cho ví dụ.
- Cách nhận biết TT? 
- 2 HS lên bảng đọc bài 2 và 4 đã làm ở tiết trước.
- HS đọc thầm.
- HS đọc to.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT theo nhóm đôi.
- Từng nhóm trình bày trước lớp theo từng phần.
- HS đọc lại toàn bộ các từ.
- HS khá nêu và lấy VD minh hoạ
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời miệng.
cho từ đi lại.
dáng đi hoạt bát nhanh trong bước đi.
- HS khá nêu khái niệm TT
- 2 HS đọcghi nhớ, HS khác nhẩm thuộc và lấy VD
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở BTTV
- Đổi nhóm đôi kiểm tra.
a, HS đọc các tính từ.
- HS khá giỏi giải thích
- HS TB nhắc lại
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở.
-1 HS đọc mẩu truyện.Cả lớp đọc thầm.
-1 HS nêu yêu cầu BT 2
- HS làm việc cá nhân( Viết ra nháp các từ chỉ những đặc điểm đã nêu)
- 1 HS cùng bàn xác định tính từ mà bạn sử dụng trong câu.
-1HS trả lời.
- HS khá nêu
Tiếng Anh
Đồng chí Vũ Thị Hương - lên lớp
_______________________________________
Toán (TH)
Ôn tập phép nhân (tiếp)
I. Mục tiêu
	Củng cố về phép nhân, rèn kĩ năng đặt tính và tính một cách chính xác 
Vận dụng tính và giải toán có lời văn thuần thục
II. Lên lớp
Hoạt động 1 : GV tổ chức cho HS nhắc lại cách nhân nhẩm một số với 10, 100, ...
Hoạt động 2: GV tổ chức cho HS TB, Y hoàn thành VBT
HSKG GV tổ chức cho các em luyện tập thêm
Bài 1: Tính 
456 327 + 526472 x 2 635 748 – 105 367 x 4
349 723 + 432 560 : 4 432 189 + 865 328 : 8
Bài 2: Tính nhanh 
25 x 4 x 4867 8 x 3567 x 125
250 x 1379 x 4 500 x 635 x 20
Bài 3 : một hình chữ nhật có chu vi là 200m , biết chiều dài hơn chiều rộng 20m . Tính diện tích hình chữ nhật đó?
Nguồn liệu : Câu hỏi ôn tập và kiểm tra toán 4 – Nguyễn Danh Ninh chủ biên ( trang 37,38)
______________________________________________
hoạt động tập thể 
Văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11- ngày nhà giáo Việt Nam
I. Mục tiêu : 
- GV tạo tâm thế thi đua học tập và rèn luyện tốt chào mừng ngày 20/11
-HS tập luyện các hoạt động văn nghệ : như ca múa hát , kể chuyện , tiểu phẩm vui ., kịch .ngâm thơ
 - HS tham gia tìm hiểu ý nghĩa về ngày ''Nhà giáo Việt Nam ''
-GD ý thức tôn sư trọng đạo một truyền thống quí báu của nhân ta
II .Chuẩn bị :
 - Các tổ chuẩn bị nội dung văn nghệ 
III. nội dung
1. GV tổ chức cho các em tìm hiểu ý nghĩa truyên thống về ngày Nhà giáo ViệtNam 
2. Biểu diễn văn nghệ
- Các tổ biểu diễn 
3. NHận xét , bình xét thi đua giữa các tổ và chọn các tiết mục hay nhất để tham dự biểu diễn cấp trường sắp tới.
- HS theo dõi
- Các tổ biểu diễn văn nghệ theo ND thi đã được chuẩn bị trước 
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
Thể dục
Đồng chí Phan Thị Hải lên lớp 
Tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích – yêu cầu:
- Nắm được hai cách mở bài là: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài 
văn kể chuyện.( ND ghi nhớ)
- Nhận biết được mở mở bài theo 2 cách đã học ( BT1; BT2, mục 3).Bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp( BT3, mục III)
II. Đồ dùng :
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ của bài học. vở BTTV
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ :
 - HS lên phân vai thực hiện trao đổi với người thân về một câu chuỷện “Một người có ý chí, nghị lực vươn lên”
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Ghi bảng – nêu yêu cầu tiết học.
2. Tìm hiểu phần nhận xét.
-Y/c quan sát tranh SGK và nêu:Em biết gì qua bức tranh này ? 
Bài 1, 2: Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện và thực hiện yêu cầu : Tìm đoạn mở bài trong truyện trên .
- Gọi HS đọc mở bài mà mình tìm được.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách mở bài (BT2 và BT3) .
- Gọi HS phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng. 
- GV củng cố chốt nội dung. 
3.Ghi nhớ
- Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp ? 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. 
4. Luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. 
- Đó là những cách mở bài nào ? Vì sao em biết ?
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét và kết luận câu trả lời đúng.
- Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài.
Bài 2: Truyện “Hai bàn tay”.
Truyện mở bài theo cách trực tiếp - kể ngay vào câu chuyện.
Bài 3: Kể lại phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp.
- GV nhận xét củng cố cách viết mở bài gián tiếp.
5. Củng cố bài :
? Có mấy cách mở bài một bài văn kể chuyện? Nói rõ mỗi cách đó?
- 2 HS lên thực hiện
- HS quan sát tranh và trả lời.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 
- 2 HS nêu ý kiến.
- 2 – 3 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và thảo luận.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS khá giỏi nêu ý kiến.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
-2 HS đọc yêu cầu của bài 2 
- HS làm việc nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS làm vào vở BTTV
- Một số HS trình bày
- HS trả lời câu hỏi.
Toán
Mét vuông
I. Mục tiêu:
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích ; đọc và viếtdduwowcj mét vuông, "m2" 
- Biết được 1 m2= 100dm2.Bước đầu biét chuyển đổi từ m2 sang dm2 ; cm2
- Hoàn thành các BT 1; 2( cột 1); 3
II. Đồ dùng :
- GV chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1m (đúng 1m và kẻ ô vuông gồm 100 hình vuông 1dm2).
- HS chuẩn bị trước mỗi em vẽ trên giấy và cắt ra một hình vuông có cạnh 1dm
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ :
Bài tập : So sánh và điền dấu :
 210cm2 = 2dm210cm2
 6 dm23cm2 = 603cm2
 1954cm2 >19dm250cm2
 2001cm2 < 20dm210cm2
 - Nêu mối quan hệ giữa dm2 và cm2
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Ghi bảng – nêu yêu cầu tiết học.
2. Giới thiệu mét vuông 
- Chúng ta đã học đơn vị đo diện tích nào? (Xăng ti métvuông, đề xi mét vuông).
- Gọi HS nêu khái niệm về dm2 và cm2
- GV giới thiệu hình vẽ của 1 m2.
- Thế nào là mét vuông? (Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m).
- 1 m = 10 dm 
- 1 m2 = 1m x 1m = 10dm x 10dm = 100 dm2
- Vậy hình vuông có cạnh là 1 m thì diện tích là? (100 dm2).
3.Luyện tập: 
Bài 1 :
GV hướng dẫn : Khi viết kí hiệu mét vuông các em chú ý viết số 2 ở phía trên, bên phải của kí hiệu mét (m) 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 5 HS lên bảng đọc các số đo diện tích theo mét vuông, yêu cầu HS viết.
- GV chỉ bảng, yêu cầu HS đọc lại các số đo vừa viết. 
Bài 2 cột 1:GV yêu cầu HS tự làm bài 
- Yêu cầu HS giải thích cách điền số ở cột bên phải của bài
- Vì sao em điền được : 400 dm2 = 4 m2 
- GV nhắc lại cách đổi trên. 
- Các phần còn lại yêu cầu làm tương tự.
Bài 3 :Yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS khá giỏi tự làm bài.
- GV gợi ý HS trung bình bằng cách đặt câu hỏi.
- Người ta đã dùng hết bao nhiêu viên gạch vuông để lát nền?
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét cho điểm HS. 
Bài 4 :HS khá giỏi làm thêm
 - Yêu cầu HS suy nghĩ nêu cách tính diện tích của hình.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách chia hình đã cho thành 3 hình chữ nhật nhỏ. 
3. Củng cố bài :
- Nhắc lại quan hệ giữa dm2 và m2 , cm2 
-2 HS lên bảng chữa bài
- HS lấy hình vuông có cạnh 1 dm.
-Tô màu ô vuông 1 dm. 
- HS quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi.
- HS tự nêu cách viết ký hiệu.
- HS tính diện tích hình vuông có cạnh là 10 dm.
- HS làm bài vào vở sau đó 2 HS ngồi cạnh nhauđổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS viết.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS 1 làm 2 dòng đầu, HS 2 làm 2 dòng còn lại, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nghe hướng dẫn cách đổi.
- HS khá giỏi tự làm bài.
- HS thực hiện theo y/c của GV
- 3 HS nhắc lại
_____________________________________________
Khoa học
Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ?
I. Mục tiêu:
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
II. Đồ dùng :
+ Hình trang 46,47 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu VD về ba thể của nước?
-Vẽ và trình bày sơ đồ sư chuyển thể của nước.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Ghi bảng – nêu yêu cầu tiết học.
2. Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong thiên nhiên
- Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ và đọc lời chú thích và tự trả lời 2 câu hỏi :
+ Mây được hình thành như thế nào ?
+ Nước mưa từ đâu ra ?
- Gọi một số HS trả lời 2 câu hỏi trên.
- GV giảng như mục : Bạn cần biết 
- Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
3.Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Yêu cầu Hs hội ý và phân vai theo : Giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa 
- Y/c các nhóm trình bày. 
- GV cùng HS nhận xét đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung bài học.
3. Củng cố bài :
- Đọc mục bạn cần biết
- Tại sao chúng ta cần giữ môi trường nước trong thiên nhiên?
- 1 HS trả lời
- 1HS khá lên bảng thực hiện.
-Từng HS nghiên cứu câu chuyện Cuộc phiêu lưu ncủa giọt nước và sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh.
- HS khá giỏi nêu vòng tuần hoàn của nước.
- Các nhóm phân vai và trao đổi với nhau về lời thoại.
- Lần lượt các nhóm lên trình bày.
- các nhóm khác nhận xét góp ý 
- 2 HSTB đọc
- 2 HS khá nêu
________________________________________
Âm nhạc 
Ôn bài: Khăn quàng thắm mãi vai em- TĐN : Bài số 3
Tiếng Việt (TH)
Ôn : Mở bài trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu 
	- HS rèn kĩ năng mở bài trong bài văn kể chuyện theo 2 cách . Trực tiếp và gián tiếp
II. Lên lớp
Hoạt động 1 : GV cho HS nhắc lại Thế nào là mở bài trực tiếp và gián tiếp trong baìu văn kể chuyện
Hoạt động 2: GV tổ chức cho HS TB yếu hoàn thành VBT
HSKG gv cho các em luyện tập đề bài sau
Hãy kể lại câu chuyện Mình bận học theo lời kể của người bạn Vô-lô-đi-a và mở bài gián tiếp.
Nguồn liệu : TVNC lớp 4 – Lê Phương Nga chủ biên ( trang 184)
_________________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm các hoạt động trong tuần
I. Mục tiêu:
 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần; đề ra phương hướng
 trong tuần tới.
	II. Nội dung:
	1- Kiểm điểm nề nếp, họat động tuần 11
- Ban cán sự lớp lần lượt trình bày theo phân cấp kết quả theo dõi thi đua trrong tuần
-Lớp trưởng lên báo cáo tổng hợp về hoạt động trong tuần của lớp.
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
- GV nhận xét chung:
+ ưu điểm: 
+ Tồn tại:
2- Phổ biến công tác thi đua tuần 12
-Nề nếp : 
-Học tập :
-TDVS :
-Các hoạt động khác : Tiếp tục hưởng ứng sôi nổi phong trào thi đua giành nhiều điểm chào mừng ngày 20/11 
3.Văn nghệ : Tổ chức cho các em múa hát về mái trường , về quê hương đất nước về thầy cô giáo...

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11 Lop 4 Day du Ng Dinh Suu Nam Sach HaiDuong.doc