Giáo án Khối 4 - Tuần 12 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 12 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

" VUA TÀU THỦY " BẠCH THÁI BƯỞI

I. Mục tiêu:

1. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : quẩy, nản chí, đường thuỷ, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa, kĩ sư giỏi, lịch sử

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

2. Hiểu nghĩa các từ ngữ : hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời,

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 12 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
 Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
Nhân một số với một tổng
1.Mục tiêu: Giúp Hs:
- Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, một tổng với một số.
- áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện :
a. Điền dấu > , < , = thích hợp vào ă
7845 dm2 ă 78 m2 45 dm2
17456cm2 ă 17 m256cm2
6032dm2 ă 603m22dm2
b. Một khu đất hình chữ nhật có chu vi 48 m, chiều dài hơn chiều rộng 14 m. Tính diện tích khu đất đó.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:- GV ghi bảng tên bài.
- Yêu cầu tiết học. 
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức
- Gv ghi bảng hai biểu thức:
 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Gv yêu cầu hs tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa, chốt kết quả đúng.
Ta có: 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
Vậy: 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5
b. Quy tắc nhân một số với một tổng.
- Gv chỉ vào biểu thức và gọi tên từng thành phần trong biểu thức: 4 x (3 +5)
- Gv yêu cầu hs đọc biểu thức 4 x 3 + 4 x 5
- Gv phân tích, hướng dẫn Hs các tích trên là những tích của số thứ nhất trong tích với từng số hạng trong tổng.
- Gv hỏi: Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng ta làm thế nào?
- GV hướng dẫn HS rút ra quy tắc nhân một số với một tổng.
- GV chốt.
ị a ´ (b + c) = a ´ b + a ´ c
3. Thực hành:
Bài 1: - Em hãy đọc yêu cầu đề bài.
- Gv treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung bài tập tương tự trong VBT, hướng dẫn Hs làm theo mẫu.
- Gv quan sát, giúp đỡ HS Tb- Y.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 2:
a. – Gv gọi Hs đọc đề bài.
- Gv khuyến khích Hs phát hiện cách làm.
- Gv nhắc lại 2 cách làm đúng: Tính trong ngoặc trước, Tính theo cách nhân một số với một tổng.
- Cả lớp và Gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
b. – Gv ghi bảng: 38 x 6 + 38 x 4 và yêu cầu hs tính giá trị của biểu thức theo 2 cách.
- Gv chữa, chốt cách làm đúng. 
- Gv hỏi Hs cách làm nào thực hiện thuận tiện hơn?
- Gv giảng về cách: 38 x 6 + 38 x 4 = 38x (6+4)
 = 38 x 10
	 = 380
- Gv giao nhiệm vụ. KK Hs K- G làm cả phần b.
- Cả lớp và Gv chữa, chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
- Gv gọi hs đọc nội dung đề bài, tính giá trị của 2 biểu thức trong bài.
- Giá trị của hai biểu thức như thế nào với nhau?
- Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
- Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào?
- Em có nhận xét gì về các thừa số của các biểu thức trên?
- Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số ta làm thế nào?
- Gv nhắc lại quy tắc và yêu cầu hs nhẩm thuộc.
Bài 4: 
- Gọi Hs nêu yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS nhận xét bài làm mẫu.
- Yêu cầu HS tự áp dụng và làm các phần còn lại.
- Cho HS nêu cách nhân nhẩm với 11.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại cách nhân một số với tổng, một tổng với một số.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS xem trước bài : Một số nhân với một hiệu.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Dưới lớp, HS làm nháp .
- 1 Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm nháp.
- Hs nhận xét, chữa bài.
- Hs theo dõi và lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi để rút ra quy tắc.
- HS đọc quy tắc SGK tr. 69 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hs theo dõi Gv hướng dẫn mẫu.
- Hs làm vào vở. 4 hs nối tiếp lên bảng.
- Hs nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc đề bài.
- Hs K- G nêu 2 cách làm.
- Hs làm nhanh vào vở, 2 hs lên bảng làm bài.
- Hs nhận xét, chữa bài.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm ra nháp.
- Hs trả lời cách 2 thuận tiện hơn vì ta có thể tính nhẩm tổng là 10, 100,..
- HS theo dõi Gv giảng.
- Hs áp dụng tự làm phép tính 1 phần b vào vở,Hs K-g làm thêm phép tính 2.
- 2 Hs lên bảng.
- Hs cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc đề bài
- Hs tự làm vào vở, 1 hs lên bảng.
- Hs nhận xét giá trị của hai biểu thức: bằng nhau.
- HS nêu ý kiến.
- Hs phát biểu quy tắc về nhân một tổng với một số.
- HS nhận xét mẫu.
- HS tự làm và trình bày bài.
- 1, 2 HS nêu 
- Hs nhắc lại quy tắc.
________________________________
Tiết 3: Tập đọc
" Vua tàu thủy " Bạch Thái Bưởi
I. Mục tiêu:
1. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : quẩy, nản chí, đường thuỷ, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa, kĩ sư giỏi, lịch sử
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ : hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời, 
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi đoạn văn “Bưởi mồ côi cha từ nhỏ  không nản chí” để luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài Có chí thì nên.
- Trả lời: Theo em HS cần rèn luyện ý chí gì? Lấy VD về biểu hiện của 1 HS không có ý chí?
- GV đánh giá, ghi điểm
B. Bài mới:
Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- GV chỉ định 4HS đọc tiếp nối nhau.
- Gv giúp hs hiểu các từ ngữ được chú thích cuối bài: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời,  sửa lỗi đọc cho Hs, nhắc hs cách nghỉ hơi.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? 
- Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? 
- Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí? 
+ Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì ?
+ GV ghi ý chính đoạn 1, 2 lên bảng.
Đoạn 3 + 4: Còn lại
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 3, 4 còn lại.
- Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào ?
- Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào? 
-Em hiểu thế nào là"một bậc anh hùng kinh tế ?
- Em hiểu nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
- Em hiểu Người cùng thời là gì ?
 - Nội dung chính của phần còn lại là gì ?
*Nội dung chính của bài là gì ?
- Gv chốt nội dung bài.
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS tiếp nối đọc toàn bài.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm từng HS. 
C. Củng cố, dặn dò
- Qua bài Tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước bài : Vẽ trứng
- HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ .
- HS trả lời
- HS nhận xét 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc ( 2 – 3 lượt)
- HS luyện đọc từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm
- HS trả lời.
- HS trả lời:
+ Có lúc mất trấng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
-* ý 1: Xuất thân và những gian nan đầu tiên trên con dường sự nghiệp của Bạch Thái Bưởi.
+ 2 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời
- HS K-G trả lời
- HS K- G trả lời:
+ Người cùng thời là những người cùng thời đại với ông.
ý 2: Sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
+ HS nêu ý nghĩa của bài.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- HS luyện đọc diễn cảm trước lớp.
- 1 HS trả lời.
_________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
Mrvt: ý chí – nghị lực
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được một số từ, câu tục ngữ, từ Hán Việt nói về ý chí, nghị lực của con người..
- Bước đầu biết sắp xếp các từ Hán Việt (có tiếng Chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1)
- Hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2)
- Điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3)
- Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
- Hs ham mê môn học, thêm yêu vốn từ vựng Tiếng Việt phong phú 
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3.
- Giấy khổ to kẻ sẵn nội dung bài tập 1 và bút dạ.
- VBT Tiếng Việt 4, tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt 2 câu có sử dụng tính từ, gạch chân dưới tính từ.
+ Gọi 3 HS dưới lớp trả lời câu hỏi : Thế nào là tính từ? Cho VD?
+ Gọi HS nhận xét câu bạn viết trên bảng.
+ Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu tiết học và ghi tên bài.
2.Hướng dẫn HS Luyện tập:
Bài 1: Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi Hs nhận xét chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất): Chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp:	ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
Bài 2: 
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Gọi Hs phát biểu và bổ sung .
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: 
+ a- kiên trì, b- nghị lực, c- kiên cố, d- chí tình, chí nghĩa.
Bài 3:
- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Yêu cầu Hs tự làm.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận về ý nghĩa các câu tục ngữ.
lên.
- Gọi HS trình bày ý kiến
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại nghĩa của một số từ ở bài tập 2.
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương những hs tích cực.
- Dặn hs chuẩn bị bài mới: Tính từ (tiếp)
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 3 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu bạn viết trên bảng.
- 1HS nêu yêu cầu bài 1.
- Cả lớp đọc thầm.
- 2 Hs lên bảng làm trên phiếu. Hs dưới lớp làm vở nháp.
- Nhận xét bổ sung bài bạn làm trên bảng.
- 1HS nêu yêu cầu 
- HS làm việc cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Đại diện các cặp đôi trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung .
- 1 HS đọc nêu yêu cầu bài 3
- HS làm việc cá nhân.
- Nhận xét bài bạn làm trên bảng. 
+ Các từ ngữ lần lượt điền là: nghị lực, nản chí, kiên nhẫn, quyết chí, ý nguyện
- HS đọc đoạn văn.
- 1HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày nghĩa đen, nghĩa bóng của các câu tục ngữ.
- HS bổ sung
- 1, 2 HS nhắc lại.
______________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
C ...  dò :
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau
- Hs nhận phiếu học tập, tự đọc nội dung và tự làm.
- Hs làm bài cá nhân.
- Gv giúp đỡ những hs TB-Y nhớ kiến thức và hoàn thành bài.
- Hs phát biểu câu trả lời.
- Hs khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho đầy đủ.
- Hs trả lời.
- Hs lắng nghe.
_____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009
* Buổi sáng
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Hướng dẫn hs rèn kỹ năng nhân với số có 2 chữ số; áp dụng trong giải bài toán có có phép nhân với số có hai chữ số.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Phấn màu; bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
III- Hoạt động dạy- học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Gv ghi bảng và yêu cầu hs tính: 65 x 86
 387 x 41
- Cả lớp chữa, chốt kết quả đúng.
- 2 Hs lên bảng tính. Hs dưới lớp làm vào vở.
- HS nhận xét. Hs nêu cách nhân với số có hai chữ số.
B- Luyện tập 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- 3HS chữa bảng .
- HS nhận xét.
n
20
22
220
n x 78
Bài 2:Tính giá trị của BT n x 78 với các giá trị n = 20; 22; 220.
+ GV kẻ bảng như bảng sau.
+ 3 HS lên bảng điền kết quả .
+ Gọi HS nhận xét kết quả bạn điền.
+ GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- hs đọc yêu cầu. 
- Hs kẻ bảng làm vào vở.
- HS nhận xét
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS khá giỏi tự làm.
- GV gợi ý HS trung bình bằng câu hỏi:
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 Đ/S : 108 000 lần
- HS đọc đề bài rồi tìm hiểu đề bài và nêu cách giải.
- 1 HS chữa bảng.
- HS làm và nhận xét.
Bài 4: Gv gọi hs đọc đề bài, tóm tắt bài trên bảng.
- Gv hướng dẫn hs Tb-Y.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.
 Số học sinh của 12 lớp là:
30 x 12 = 360 (h/s)
Số học sinh của 6 lớp là:
35 x 6 = 210 (h/s )
Số học sinh của trường học là:
360 + 210 = 570( h/s).
Đ/S: 570 h/s
Bài 5: 
- Gv gọi Hs đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs phân tích đề bài.
- Gv yêu cầu Hs K-g tự làm bài, Hs Tb-y hoàn thành bài 4.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa, chốt kết quả đúng.
- Hs đọc đề bài. Phân tích đề bài.
- Hs K- G tự suy nghĩ nêu cách làm.
- Hs Tb-Y lắng nghe.
- HS làm vào vở. 1 Hs lên bảng.
- HS đổi vở trong bàn để chữa bài.
- Hs đọc đề bài.
- Hs K-G phân tích đề bài, tự suy nghĩ cách làm.
- HS làm vào vở, 1 hs lên bảng.
- HS nhận xét, chữa bài.
C- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS xem trước bài : Nhân số có hai chữ số với 11.
- hs nhắc lại nội dung đã học.
_________________________________
Tiết 2: Thể dục
động tác nhảy của bài Thể dục phát triển chung.
Trò chơi: mèo đuổi chuột 
I. Mục tiêu:
- HS học động tác: Nhảy của bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác. Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”.
- HS thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. Tham gia chơi trò chơi chủ động.
- HS có ý thức tự giác nghiêm túc khi luyện tập.
II: Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an tonà khi tập luyện.
- Phương tiện: cói, phấn trắng, thước dây, 4 cở nhỏ,..
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đ/lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
- Gv nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động: Đi đều vòng quanh sân và chạy nhanh dần.
- Trò chơi: Kết bạn.
2. Phần cơ bản.
a. Bài thể dục phát triển chung.
- Ôn 5 động tác của bài TDPT chung.
- Học động tác nhảy: 
- Gv nêu tên động tác và hướng dẫn Hs tập:
+Tập 4 lần (2x 8 nhịp).
-Gv tổ chức thi xem tổ nào tập tốt hơn.
b. Trò chơi vận động: 
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
3. Phần kết thúc:
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Gv và hs hệ thống bài.
-Gv nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
6-10ph
18-22ph
12-14ph
4-6 ph
4-6 ph
- Hs tập hợp 3 hàng ngang.
- Gv nêu yêu cầu hs đi vòng tròn và chạy nhanh dần.
- Gv tổ chức trò chơi.
- Tập 1- 2 lần( mỗi lần 2 nhịp).
+ Lần 1: Gv hô nhịp, hs tập.
+ Lần 2: Cán sự hô nhịp chậm cho các ban tập
- Tập 3-4 lần( mỗi lần 2 nhịp).
+ Lần 1: Gv nêu tên động tác, làm mẫu và phân tích cho Hs nắm được động tác.
+ Lần 2: Gv hô nhịp chậm vừa quan sát, nhắc nhở và chữa lỗi cho Hs kịp thời.
+ Lần 3: Gv hô nhịp, Hs tự tập.
+Lần 4: Cán sự hô nhịp, cả lớp tập.
- Gv nhắc lại cách chơi, cho Hs chơi thử 1 lần.
- Hs thi đua theo tổ.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn tổ chơi tốt nhất.
- Hs tập hợp 3 hàng ngang.
_______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
Kể chuyện (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- Hs viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện, ( mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu)
II. Đồ dùng dạy – học:
- Giấy kiểm tra.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
2. Tìm hiểu đề:
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV nêu các câu hỏi giúp HS tìm hiểu đề.
* HS có thể chọn 1 trong các đề sau để viết.
Đề bài: 
1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
2. Kể lại câu chuỵện "Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca bằng lời của cậu bé An- đrây- ca".
3. Kể lại câu chuyện "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
3. Viết bài:
- Gv yêu cầu Hs nêu lại các bước khi viết một bài văn kể chuyện.
- Gv nêu yêu cầu khi viết bài:
+ Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện, ( mở bài, diễn biến, kết thúc).
+ Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu)
- Em hãy chọn đề mà mình thích,sau đó làm bài vào giấy kiểm tra.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS giữ trật tự để tập trung viết.
- Nhắc HS làm nháp trước sau đó chỉnh sửa rồi mới viết vào vở.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Các tổ trưởng thu bài.
- GV nhận xét tiết học
- 1, 2 HS đọc đề bài
- HS trả lời
- HS bổ sung
- Hs nêu: Bài văn gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Hs lắng nghe yêu cầu của Gv.
- HS làm bài.
- HS hòa thành bài viết và nộp.
___________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 12. Kế hoạch tuần 13.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 12.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 13.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 12.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS.
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS.
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực.
- Nhắc nhở những việc nên làm và không nên làm trong quá trình học tập rèn luyện của HS. 
3. Văn nghệ:
- Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ
III- Phương hướng hoạt động tuần 13.
- Dạy và học theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân va ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/ 12.
- Tích cực hưởng ứng phong trào hội học do Liên đội phát động.
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản,...
- Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
- Học thuộc các bài múa, hát mới.
* Bổ sung:
..
.
________________________________
* Buổi chiều 
Tiết 1: Ngoại ngữ
Gv chuyên soạn giảng
_______________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập về nhân với số có hai chữ số.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs những kiến thức về nhân với số có hai chữ số.
- Hs thực hành thành thạo các bài tập liên quan.
- Hs ham mê môn học.
II. Các hoạt động dạy –học:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a. 68 x35 b. 175 x 42 
c. 1087 x 61	 d. 2004 x 59
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a. 321 x 45 + 55 x 321
b. 36 x 532 + 63 x 532 + 532
c 679 + 679 x 123 – 679 x 124
d. 245 x 327 – 245 x 18 – 9 x 245
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: Tìm X.
a. X : 15 = 1350 b. X : 45 = 1290 + 43
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Cả lớp và gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 4: 
Mỗi cái bút giá 1500 đồng, mỗi quyển vở giá 4300 đồng. Hỏi nếu mua 24 cái bút và 18 quyển vở thì hết tất cả bao nhiêu tiền?
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Gv Gv chấm một số bài, nhận xét, chữa bài.
- Gv chấm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về chuẩn bị bài mới.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Tự làm bài vào vở: N1,2: a,b,c,d/ 
 N3: a,b, 
- 4 Hs lên bảng.
- Hs nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs nhắc lại cách tính thuận tiện nhất: áp dụng tính chất nhân một số với một tổng hoặc nhân một số với một hiệu.
- Hs tự làm vào vở.
- 4 hs lên bảng. 
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc đề bài và tự làm.
- 2 hs lên bảng.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs phân tích đề bài.
- Hs K-G làm bài. KK hs TB-Y hoàn thành tại lớp.
- 1 Hs lên bảng.
- Hs nhận xét bài bạn là trên bảng.
- Hs lắng nghe.
___________________________________
Tiết 3: Hoạt động ngoại khóa
Văn nghệ theo chủ điểm: kính yêu thầy, cô
I: Mục tiêu:
- Hs tham gia thi hát - múa văn nghệ theo chủ điểm: Kính yêu thầy, cô. Qua đó, tuyên truyền, giáo dục cho các em truyền thống "Tôn sư trọng đạo " của dân tộc.
- Hs ham thích ca hát, văn nghệ.
II: Các hoạt động dạy – học;
1. Giới thiệu bài học: Gv nêu mục tiêu bài học.
2. Thi hát múa theo chủ điểm: Kính yêu thầy, cô.
- Gv tổ chức cho hs đăng kí tham gia thi hát, khuyến khích các tiết mục có phần minh họa.
- Gv và cả lớp bầu ra ban giám khảo: gồm 3 Hs .
- Gv dẫn chương trình hội thi hát – múa.
- Gv yêu cầu BGK tổng kết hội thi, chọn ra tiết mục xuất sắc nhất.
-Gv tổng kết các tiết mục đoạt giải và trao thưởng.
3. Tổng kết, dặn dò.
- Gv nhận xét tinh thần tham gia của HS.
- Dặn hs tiếp tục sưu tầm các bài hát mới theo chủ điểm.
- Hs có năng khiếu về hát – múa đăng kí các tiết mục tham gia.
- Hs lần lượt tham gia dự thi.
- Ban giàm khảo làm việc khách quan, công bằng, chấm điểm riêng.
- Hs cả lớp đóng góp ý kiến về kết quả làm việc của BGK.
- Hs khen những bạn xuất sắc.
- Hs lắng nghe.
*************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_12_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc