I. MỤC TIU
-Đọc rành mạch , trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng
II.CHUẨN BỊ
*GV:Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới.
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng (HS nếu có)các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: quẩy gánh hàng, hãng buôndiễn thuyết, sửa chữa, kĩ sư giỏi, ,
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ nói về nghị lực, tài chí của Bạch Thái Bưởi.
-Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với cảm hứng ca ngợi, khâm phục Bạch Thái Bưởi.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời, “bỏ ống” : bỏ tiền vào ống – ông đã biết tranh thủ sự ủng hộ về vật chất của khách đi tàu
+ Đoạn 1: Bưởi mồ côi cha đến cho ăn học.
+ Đoạn 2: Năm 21 tuổi đến không nản chí.
+ Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi đến Trương nhị.
+ Đoạn 4: Chỉ trong mười năm đến người cùng thời
NGÀY SOẠN : 7 - 11 - 2010 NGÀY DẠY : 8 - 11 - 2010 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010 KĨ THUẬT GV CHUYÊN DẠY TẬP ĐỌC TI ẾT 23 “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI I. MỤC TIÊU -Đọc rành mạch , trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. -Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng II.CHUẨN BỊ *GV:Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới. *Hoạt động 1: Luyện đọc. - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng (HS nếu có)các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: quẩy gánh hàng, hãng buôndiễn thuyết, sửa chữa, kĩ sư giỏi, , -Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ nói về nghị lực, tài chí của Bạch Thái Bưởi. -Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với cảm hứng ca ngợi, khâm phục Bạch Thái Bưởi. -Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời, “bỏ ống” : bỏ tiền vào ống – ông đã biết tranh thủ sự ủng hộ về vật chất của khách đi tàu + Đoạn 1: Bưởi mồ côi cha đến cho ăn học. + Đoạn 2: Năm 21 tuổi đến không nản chí. + Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi đến Trương nhị. + Đoạn 4: Chỉ trong mười năm đến người cùng thời Chú ý các câu sau. + Bạch Thái Bưởi / mở công ty vận tải đường thuỷ / vào lúc những con tàu cùa người Hoa / đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. + Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ / “Người ta thì đi tàu ta” / và trreo một cái ống / để khách nào đồng tình với ông / thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. + Chỉ trong mười năm Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” / như đánh giá của người cùng thời. (Nhấn giọng anh hùng kinh tế) -Toàn bài đọc chậm rãi, giọng kể chuyện đoạn 1, 2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của Bạch Thái Bưởi. Đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi. -Nhấn giọng những từ ngữ: mồ côi, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng, *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. *GV lưu ý hệ thống câu hỏi để làm nổi bật tinh thần vượt khó của vua tàu thuỷ. - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 trao đổi và trả lời câu hỏi. + Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?(làm thư kí hiệu buôn; kinh doanh độc lậpđủ nghề, nhiều kjhi trắng tay nhưng không nản chí) + Khi mở công ty đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã gặp những khó khăn gì?9phải cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người Hoa vì họ đã độc chiếm-tức đã làm chủ-các đường sông miền Bắc) +Oâng đã nghĩ ra giải pháp gì để tháo gỡ, thu hút khách? (cho người đến các bến tàu diễnthuyết, dùng khẩu hiệu”Người ta thì đi tàu ta”, kêu gọi sự ủng hộ của hành khách-ông biết thu hút khách đi tàu bằng cách đánh vào tâm lí tự hào dân tộc của người Việt) +Theo em, nhờ đâu mà ông thành công? (kiên trì, biết cách cạnh tranh, biết tổ chức sản xuất và kinh doanh) +Nội dung chính của bài là gì? Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng *Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. - Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài. - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 -Nhấn giọng những từ ngữ: mồ côikhôi ngô, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò. - Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Vẽ trứng. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TỐN TIẾT 55 MÉT VUÔNG I.MỤC TIÊU: - Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích. - Đọc, viết được “mét vuông”,” m2” - Biết được 1 m2 = 100 dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang cm2 , dm2 và ngược lại II.CHUẨN BỊ - Bảng mét vuơng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 49. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : * Hoạt động 1:Giới thiệu mét vuông (m2) * Mục tiêu: Đọc, viết được “mét vuông”,” m2” - GV treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1 dm2. + Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu ? Hình vuông lớn có cạnh dài 1m (10 dm). + Hình vuông nhỏ có độ dài bao nhiêu ?Hình vuông nhỏ có độ dài là 1dm. + Cạnh của hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ ?Gấp 10 lần. +Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu ?Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1dm2. +Diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu ?Bằng 100dm2. - GV kết luận, ghi bảng:Mét vuông viết tắt là m2 - GV hỏi: 1m2 bằng bao nhiêu dm2 ?1m2 = 100dm2 + 1dm2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?1dm2 =100cm2 + 1m2 bằng bao nhiêu xăng ti-mét vuông ?1m2 =10 000cm2 - Viết lên bảng: 1m2 = 10 000cm2 - GV yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa m2 với dm2 và cm2 * Hoạt động 3 :Thực hành * Mục tiêu: Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông.Biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. *Bài 1 -GV viết các số đo diện tích có trong đề bài và một số các số đo khác, HS làm vào bảng con -GV lưu ý phần đọc số của học sinh(mươi, nghìn, đơn vị đo diện tích) *Bài 2(cột a) -Gv cho HS làm bài vào tập -GV có thể nâng cao cho HS thêm cột 2 -GV chữa bài. * Bài 3 - Gv cho HS làm bài vào tập -GV cho HS phân tích: +Diện tích 1 viên gạch hình vuông +Diện tích căn phòng(đổi từ đơn vị xăng –ti-mét vuông sáng mét vuông) -GV chữa bài. 3.Củng cố- Dặn dò: - Về nhà làm bài tập 4 -Chuẩn bị bài :Nhân một số vời một tổng - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ĐẠO ĐỨC TIẾT 12 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ I.MỤC TIÊU -HS biết được :Con cháu cần phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đến đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình -Biết thể hiện hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. II.CHUẨN BỊ: GV: +Bảng phụ +Tranh một số hành vi về lòng hiếu thảo III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới : *Hoạt động 1:Tìm hiểu truyện “Phần thưởng” -1HS đọc to câu chuyện, cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm cặp đôi: +Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng? +Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình? - Yêu cầu Hs thảo luận, nhận xét về cách ứng xử. -GV kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. *Hoạt động 2:Bài tập 1 -1HS đọc to yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm cặp đôi - Yêu cầu Hs thảo luận, nhận xét về cách trình bày -GV kết luận: Việc làm của bạn Loan, hoài, Nhâm thể hiện yêu kính, hiếu thảo với ông bà, chăm sóc ông bà, việc làm bạn Hoàng chưa quan tâm đến ông bà. *Hoạt động 3:Bài tập 2 -GV cho HS quan sát tranh vẽ trong SGk trả lời để đặt tên cho tranh đó và nhận xét việc làm đó. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm cặp đôi. + Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGk trả lời để đặt tên cho tranh đó và nhận xét việc làm đó. *Yêu cầu các HS trả lời các câu hỏi và yêu cầu các nhóm +Tranh 1: Cậu bé chưa ngoan. Hành động của cậu bé chưa đúng vì cậu bé chưa tôn trọng và quan tậm tới bố mẹ, ông bà khi ông và bố đang xem thời sự cậu bé lại đòi hỏi xem kênh khác theo ý mình. +Tranh 2: Một tấm gương tốt. Cô bé rất ngoan, biết chăm sóc bà khi bà ốm, biết động viên bà. Việc làm của cô bé đáng là một tấm gương tốt để ta học tập. Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra? +Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ ông bà, cha mẹ. +Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ sẽ rất buồn -HS đọc lại ghi nhớ 3. Củng cố-dặn dò -Học bài -Chuẩn bị:Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tt) - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - NGÀY SOẠN : 8 – 11 - 2010 NGÀY DẠY : 9 – 11 - 2010 Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 22 TÍNH TỪ I.MỤC TIÊU: - Hiểu được tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái. - Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b,BT1, mục III);đặt được câu có dùng tính từ (BT2) II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng lớp kẻ sẵn từng cột ở BT2. III-HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ. - Nhận xét chung và cho điểm HS . 2. Bài mới: * Hoạt động 1:Nhận xét * Mục tiêu: Hiểu được tính từ là từ miêu ... à mà vẫn học hai trường đại học. Tấm gương về anh tôi được xem trên chương trình Người đương thời. + Tôi xin kể câu chuyện về nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Kí, - Yêu cầu HS đọc gợi ý 3 trên bảng. * Hoạt đợng 2:Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện,trao đổi ý nghĩa câu chuyện. * Mục tiêu : HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nĩi về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. * Kể chuyện trong nhĩm. Gợi ý: + Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể. + Kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí, nghị lực của nhân vật. -Nhĩm thực hiện kể cĩ thể dựa vào lời gợi ý. GV hướng dẫn nhĩm cịn chậm * Kể trước lớp. -HS kể trước lớp. -HS trao đổi về ý nghĩa, nội dung câu chuyện bạn vừa kể. -HS nhận xét bài kể của bạn. -GV nhận xét cho điểm những em kể tốt. -GV nhận xét . *Bình chọn :+Bạn cĩ câu chuyện hay nhất ? +Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ? *Tuyên dương. 3.Củng cố- Dặn dị: -GV nhận xét tiết học. -Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - MĨ THUẬT GV CHUYÊN DẠY . NGÀY SOẠN : 11 - 11 - 2010 NGÀY DẠY : 12 - 11 - 2010 Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010 TẬP LÀM VĂN TIẾT 24 KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I.MỤC TIÊU: - Viết đđược bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc , cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu ) II.CHUẨN BỊ * Bảng lớp viết dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra giấy bút của HS. 2. Bài mới. * Hoạt động : Thực hành viết -GV viết đề bài lên bảng (đề 1 ) -GV cho HS nêu lại dàn bài kể chuyện -GV nhắc nhở HS một số điểm cần lưu ý khi làm. -HS viết bài. 3.Củng cố- Dặn dị: - Thu, chấm một số bài. - Nêu nhận xét chung. - Chuẩn bị bài:Trả bài văn kể chuyện - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TỐN TIẾT 59 NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I.MỤC TIÊU: - Biết cách nhân với số có hai chữ số. đ - Biết giải bài toán có liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 4 HS lên bảng sửa bài tập ở tiết trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Hướng dẫn phép nhân 36 x 23. * Mục tiêu: Biết cách nhân với số có hai chữ số. đ a) Đi tìm kết quả. - GV viết lên bảng phép tính 36 x 23, sau đó yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính. - Hs tính: 36 x 23 = 36 x (20 + 3) = 36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828 - Vậy 36 x 23 bằng bao nhiêu? 36 x 23 = 828. b) Hướng dẫn đặt tính và tính. - GV nêu vấn đề: Để tính 36 x 23 theo cách tính trên chúng ta phải thực hiện hai phép nhân là 36 x 20 và 36 x 3, sau đó thực hiện một phép tính cộng 720 + 108, như vậy rất mất công. - Để tránh phải thực hiện nhiều bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhân theo cột dọc. Dựa vào cách đặt tính nhân với số có một chữ số bạn nào có thể đặt tính 36 x 23? - 1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào bảng con. - GV nêu cách đặt tính đúng: Viết 36 rồi viết 23 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, viết dấu nhân rồi kẻ vạch ngang. - GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính nhân. + Lần lượt nhân từng chữ số của 23 với 36 theo thứ tự từ phải sang trái. 3 Nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1; 3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10. 2 Nhân 6 bằng 12, viết 2 (dưới 0) nhớ 1; 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7 viết 7. + Thực hiện cộng hai tích vừa tìm được với nhau. * Hạ 8; 0 cộng 2 bằng 2, viết 2: 1 cộng 7 bằng 8, viết 8. + Vậy 36 x 23 = 828. - GV giới thiệu: * 108 Gọi là tích riêng thứ nhất. * 72 Gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720. - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân 36 x 23. - GV yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. * Hoạt động 2: Thực hành. * Mục tiêu: Biết giải bài toán có liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. Bài 1(a,b,c) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV: Các phép tính trong bài đều là các phép nhân với số có hai chữ số, các em thực hiện tương tự như trên với phép nhân 36 x 23. - Gv chữa bài, khi chữa bài yêu cầu 4 HS lần lượt nêu cách tính của từng phép tính nhân. - Chuẩn bị bài :Luyện t ập 3 Nhân bằng 18, viết 8 nhớ 1. 3 nhân 8 bằng 24, thêm 1 bằng 25, viết 25. 5 nhân 6 bằng 30, viết 0 (dưới 0), nhớ 3. 5 nhân 8 bằng 40, thêm 3 bằng 43, viết 43. Hạ 8; 5 cộng 0 bằng 5, viết 5; 2 cộng 3 bằng 5, viết 5. Hạ 4. * Vậy 86 x 53 = 4556. - Gv nhận xét và cho điểm HS *Bài 2 ( dành cho HS khá , giỏi) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Tính giá trị của biểu thức 45 x a. - Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 45 x a với những giá trị nào của a? - Với a = 13, a =26, a = 39. - Muốn tính giá trị của biểu thức 45 x a = 13 chúng ta làm như thế nào? - Thay chữ a bằng 13, sau đó thực hiện phép nhân 45 x 13. - GV yêu cầu HS làm bài, nhắc HS đặt tính ra giấy nháp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. + Với a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585. + Với a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170. + Với a = 39 thì 45 x a = 45 x 19 = 1755. - Gv nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài trước lớp. 3. Củng cố - dặn dò. - Về nhà làm bài tập sau : Bài 1: Đặt tính rồi tính 48 x 86 ;528 x 37 ; 2094 x 23 ; 4698 x 29 - Chuẩn bị bài: Luyện tập - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - LỊCH SỬ TIẾT 12 CHÙA THỜI LÝ I.MỤC TIÊU: - Biết đđược những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý. + Nhiều vua thời Lý theo đạo Phật. + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. * HS khá giỏi biết mơ tả ngơi chùa mà HS biết. II.CHUẨN BỊ -Sưu tầm các tranh, ảnh về chùa thời lý. - Bảng phụ, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ. + Vì sao Lí Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đơ ? + Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào? - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới. * Hoạt động 1: Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác * Mục tiêu: Biết đđược những biểu hiện của đạo Phật thời Lý. - GV yêu cầu HS đọc SGK từ Đạo phật rất thịnh đạt. - 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc SGK. - Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào?Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo Phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật, +Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật?giáo lý của đạo Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo. - GV tổng kết hoạt động 1; Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo Phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. Vì giáo lý của đạo phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo. * Hoạt động 2: Sự phát triển của đạo phật dưới thời lý * Mục tiêu: Biết đđược sự phát triển của đạo Phật thời Lý. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi: Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt? - HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 4 HS, cùng thảo luận để tìm câu trả lời. Đại diện HS 1 nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác bổ sung và thống nhất các sự kiện cho thấy dưới thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt là: + Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông những nhà vua thời này cũng theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. + Chùa mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền xây chùa. - GV kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo (là tôn giáo của quốc gia. * Hoạt động 3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân * Mục tiêu:Biết được chùa thời Lý - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: +Chùa gắn với sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta như thế nào?HS làm việc cá nhân, sau đó một vài HS phát biểu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến cho đủ ý: Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tậm văn hóa của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ phật, hội họp, vui chơi, * Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số ngôi chùa thời Lý * Mục tiêu:Biết mô tả các ngơi chùa Lý - GV chia HS thành các tổ mô tả cảnh chùa Một Cột, chùa Dâu theo hình chụp SGK å, để giới thiệu về một ngôi chùa. HS mô tả cảnh chùa Một Cột, chùa Dâu theo hình chụp SGK. - GV tổ chức cho các tổ lần lượt trình bày trước lớp. - Đại diện HS các tổ trình bày. - HS đọc nội dung bài. - GV tổng kết, khen ngợi 3.Củng cố - dặn dò. + Theo em, những ngôi chùa thời Lý còn lại đến nay có giá trị đối với văn hóa dân tộc ta? - Về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, - Chuẩn bị bài :Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077) - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - THẾ DỤC Giáo viên chuyên dạy.
Tài liệu đính kèm: