Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2012-2013 - Trần Thị Điệp

Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2012-2013 - Trần Thị Điệp

I/ MỤC TIÊU:

 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài( Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

-Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* GDKNS:

 - Xác định giá trị ( Nhận biết được sự kiên trì, nhẫn nại của mỗi người khi thực hiện ước mơ của mình.)

 - Tự nhận thức bản thân (Biết đánh giá ưu nhược điểm bản thân để có hành động đúng)

II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

 1/ Phương pháp: Thảo luận nhóm - chia sẻ thông tin.

 2/ Kĩ thuật: Động não, trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Chân dung nhà bác học Xi-ô-cốp-xki.

 -Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ.

1V/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 46 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2012-2013 - Trần Thị Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
 LỊCH BÁO GIẢNG 
Ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
2
12/11
2012
Tập đọc
Lịch sử
Toán
Đạo đức
Chào cờ
25
25
61 
13
13
Người tìm đường lên các vì sao.
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( 1075 – 1077 )
Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ( Tiết 2 )
HS chào cờ đầu tuần
3
13/11
2012
Khoa học
Mĩ thuật
Toán
Thể dục
Luyện từ & câu
25
13
62
25
25
Nước bị ô nhiễm
Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm
Nhân với số có ba chữ số
Động tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung. 
Trò chơi: Chim về tổ.
Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực
4
14/11
2012
Tập đọc
Tập làm văn
Toán
Địa lí
Kể chuyện
26
25
63
26
13
Văn hay chữ tốt.
Trả bài văn kể chuyện 
Nhân với số có ba chữ số ( tiếp theo )
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Ôn kể chuyện đã nghe, đã đọc
5
15/11
2012
Khoa học
Luyện từ & câu
Toán
Âm nhạc
Thể dục
26
26
64
13
26
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
Luyện tập
Ôn tập bài hát “Cò lả”- Tập đọc nhạc: TĐN số 4 
Ôn bài thể dục phát triển chung.Trò chơi: “Chim về tổ”
6
16/11
2012
Kĩ thuật
Toán
Chính tả
Tập làm văn
SHTT
13
65
13
26
13
Thêu móc xích ( 2 tiết ) – ( tiết 1 )
Luyện tập chung
Nghe – viết: Người tìm đường lên các vì sao
Ôn tập văn kể chuyện
Sinh hoạt tập thể.
Thứ bai, ngày 12 tháng 11 năm 2012
TIẾT 25 TẬP ĐỌC
NGUỜI TÌM ĐUỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I/ MỤC TIÊU: 
 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài( Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
-Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* GDKNS:
	- Xác định giá trị ( Nhận biết được sự kiên trì, nhẫn nại của mỗi người khi thực hiện ước mơ của mình.)
	- Tự nhận thức bản thân (Biết đánh giá ưu nhược điểm bản thân để có hành động đúng)
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	1/ Phương pháp: Thảo luận nhóm - chia sẻ thông tin. 
	2/ Kĩ thuật: Động não, trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi
III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Chân dung nhà bác học Xi-ô-cốp-xki.
 -Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ.
1V/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1 phút
4 phút
1 phút
13phút
10phút
7 phút
3 phút
1 phút
1.Ổn định:
2. KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Các em có biết nhà bác học đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ tên là gì không?
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ô-côp-xki và giới thiệu đây là nhà bác học Xi-ô-côp-xki người Nga (1857-1935), ông là một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ,
Xi-ô-côp-xki đã vất vả, gian khổ như thế nào để tìm được đường lên các vì sao, các em cùng học bài để biết điều đó.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 Luyện đọc:
+ GV HD HS chia đoạn ( 4 đoạn)
+Đ 1: Từ nhỏ  đến vẫn bay được.
+Đ 2:Để tìm điều  đến tiết kiệm thôi.
+Đ 3: Đúng là  đến các vì sao
+Đ 4: Hơn bốn mươi năm  đến chinh phục.
GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
-Gọi HS đọc chú giải
-GV đọc mẫu,(toàn bài đọc với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.)
 Tìm hiểu bài:
* Thảo luận nhóm
-YC HS đọc đ1, trao đổi trong nhóm trả lời câu hỏi.
+ Xi-ô-côp-xki mơ ước điều gì?
+Khi còn nhỏ , ông đã làm gì để có thể bay được?
+Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ô-côp-xki?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-YC HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ô-côp-xki đã làm gì?
+Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
-Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 4, trao đổi nội dung và trả lời.
Ý chính của đoạn 4 là gì?
* KT động não
+En hãy đặt tên khác cho truyện.
-Câu truyện nói lên điều gì?
 * GDKNS: Chúng ta làm bất cứ việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại, toàn tâm, toàn ý thì mới thành công.
 * Đọc diễn cảm:
-YC 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tim ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
* KT trình bày ý kiến cá nhân.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
4. Củng cố :
-Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
* KT đặt câu hỏi
-Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ô-côp-xki?
5. Dặn dò:
-Dặn HS về nhà học bài & chuẩn bị bài Văn hay chữ tốt .
-Nhận xét tiết học.
Hát
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS nối tiếp trả lời
-Quan sát và lắng nghe.
+ 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt đọc)
-1 hs đọc
HS luyện đọc theo cặp
HS thi đọc theo cặp.
Một , hai học sinh đọc toàn bài.
HS lắng nghe.
-HS đọc thầm và trao đổi TLCH
+ Mơ ước được bay lên bầu trời.
+Khi còn nhỏ, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim
+Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được đã gợi cho Xi-ô-côp-xki tìm cách bay vào không trung.
Ý đoạn 1:Mơ ước của Xi-ô-côp-xki.
-HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ô-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần.
+Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ, ông đã chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh bằng khinh khí cầu bay bằng kim loại của ông, nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên.
Ý 2,3: Xi-ô-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Ý 4:Sự thành công của Xi-ô-côp-xki.
+Tiếp nối nhau phát biểu.
*Ước mơ của Xi-ô-côp-xki.
*Người chinh phục các vì sao.
*Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
*Quyết tâm chinh phục bầu trời.
Nội dung chính : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
-4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn).
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS luyện đọc theo cặp.
-HS thi đọc diễn cảm.
-HS nhận xét về giọng đọc của bạn
Nhờ kiên trì nhẫn nại XI-ôn-cốp-xki đã thành công trong việc nghiên cứu và thực hiện được ước mơ của mình.
+Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại.
-Lắng nghe
TIẾT 13 LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI( 1075 – 1077)
I.MỤC TIÊU :
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt.
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
-Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
* HS khá, giỏi:
+ Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.
+ Biết nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
II.CHUẨN BỊ :-PHT của HS.
 -Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1phút
4phút
1phút
7phút
14phút
9phút
3 phút
1 phút
1.Ổn định: 
2.KTBC :Chùa thời Lý.
 -Vì sao đến thời Lý đạo trở nên thịnh đạt nhất ?
 -Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì?
GV nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phát triển bài :
*Hoạt động nhóm đôi :GV phát PHT cho HS.
 -GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Năm 1072  rồi rút về”.
 -GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:
 +Để xâm lược nước Tống.
 +Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
 -Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
-GVNX chốt kết quả đúng.
 *Hoạt động nhóm :
 -GV treo lược đồ lên bảng và trình bày diễn biến.
 -GV hỏi để HS nhớ và xây đựng các ý chính của diễn biến KC chống quân xâm lược Tống:
 +Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
 +Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ?
 +Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ? Do ai chỉ huy ?
+Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này.
 +Kể lại cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống?( Dành cho HS khá, giỏi)
-GV nhận xét, kết luận
 *Hoạt động cá nhân :
 -GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng .được giữ vững.
-Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?
 - Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?( dành cho HS khá, giỏi)
- Theo em, vì sao nhân dân ta giành được chiến thắng vẻ vang ấy?
* GVKL: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nhân dân ta được giữ vững. Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
4.Củng cố:
-Cho 3 HS đọc phần bài học.
-GT bài thơ “Nam quốc sơn hà” sau đó cho 
-HS đọc diễn cảm bài thơ này.
-GD tinh thần yêu nước.
5. Dặn dò: 
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập”.
-Nhận xét tiết học.
Hát
-2 HS trả lời câu hỏi
-HS nhận phiếu lắng nghe.
-2 HS đọc
-HS thảo luận, TLCH.
+Ý kiến thứ hai đúng.
vì: trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.
-HS theo dõi
-HS chỉ lược đồ, thảo luận theo 5 nhóm, trả lời câu hỏi
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt .
-Vào cuối năm 1076.
-Lực lượng quân Tống vô cùng mành gồm:10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu. Quách Quỳ chỉ huy.
-Ởphòng tuyến sông Như Nguyệt.Quân giặc ở bờ Bắc, quân ta ở phía Nam.
-HS kể lại nội dung cuộc chiến đấu. ...  -Đề bài tập 1 viết sẵn lên bảng phụ 
 III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦ TRÒ
1 phút
4 phút
1 phút
9 phút
6 phút
2 phút
9 phút
2 phút
2 phút
3 phút
1 phút
1.Ổn định :
2.KTBC : Luyện tập 
YCHS làm các BT sau:
 a/ 345 x 200
 b/ 237 x 24 
 c / 346 x 403
-GV chữa bài, nhận xét cho điểm HS .
3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 -GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
 b ) Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV YCHS làm việc nhóm (6 nhóm – 2 nhóm 1ND) 
-GV YCHS trình bày nêu cách làm.
 + Nêu cách đổi 1200 kg = 12 tạ ?
+ Nêu cách đổi 15 000kg = 15 tấn ?
+ Nêu cách đổi 1 000 dm2 = 10 m 2
-GV nhận xét .
Bài 2 (dòng 1): Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
 -GV yêu cầu HS làm bài vào PHT 
-GV chữa bài và cho điểm HS .
Bài 2: (dòng còn lại) - Dành cho HS khá, giỏi
-GV theo dõi, giúp đỡ
-GVYCHS nêu KQ
 Bài 3:
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -GV gợi ý : Áp dụng các tính chất đã học của phép nhân chúng ta có thể tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện
 -GV chấm một số bài, nhận xét 
Bài 4: ( Dành cho HS khá giỏi)
-GV theo dõi
-Nhận xét cá nhân
Bài 5:(Dành cho HS khá, giỏi) 
 -Hỏi: Nêu công thức tính diện tích hình vuông
-Gv nêu cách làm
 4.Củng cố, 
- Nêu cách nhân với số có hai, ba chữ số -- - GV giáo dục HS ham thích học toán 
5.Dặn dò :
- Chuẩn bị bài sau: Chia một tổng cho một số.
-Nhận xét tiết học.
Hát
-3HS lên bảng làm bài, 
HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn . 
x 
x
x
 345 237 346
 200 24 403
 69000 948 1038
 474 1384
 5688 139438
-Lắng nghe, nhắc lại tựa bài.
-1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm nhóm và trình bày KQ 
a)10 kg = 1 yến 100kg = 1 tạ
 50 kg = 5 yến 300kg = 3 tạ
 80 kg = 8 yến 1200 kg = 12 tạ
b) 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn
 8000kg = 8 tấn 30 tạ = 3 tấn
 15000 kg = 15 tấn 200 tạ = 20 tấn
c) 100 cm2 = 1 dm2 100dm2 = 1 m2
 800cm2 = 8 dm2 900dm2 = 9m2
 1700cm2 = 17 dm2 1000 dm2 =10 m2
 + Vì 100 kg = 1 tạ. Mà 1200 : 100 = 12
 Nên 1200 kg = 12 tạ 
 + Vì 1 000kg = 1 tấn. Mà 15000 : 1000 = 15 
 Nên 15000 kg = 15 tấn 
 +Vì 100 dm2 = 1 m2 . Mà 1000 : 100 = 10 
 Nên 1000 dm2 = 10 m2
-1 HS đọc yêu cầu bài tập
-HS làm bài vào PHT, trình bày KQ
x 
x
 268 475 
 235 205
 1340 2375
 840 950
 536 97375
 62980 
c/ 45 x 12 + 8 = 540 + 8 = 548
-HS tự làm bài
x 
x
 324 309 
 250 207
 1620 2163
 648 618
 81000 63963
 45 x ( 12 + 8) =45 x 20 = 900
-1 HS đọc yêu cầu bài tập
-1 HS nêu.
-1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở .
a/ 2 x 39 x 5 =(2 x 5) x 39 =10 x39 = 390
b/ 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x ( 16 + 4 ) 
 = 302 x 20 = 6040
c/ 769 x 85 – 769 x 75 = 769 x (85 – 75 ) 
 = 769 x 10 = 7690
- HS đọc đề toán, tự làm bài tập.
Cách 1: Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
Số lít nước vòi 1 chảy được là
25 x 75 = 1 875 ( lít )
Số lít nước vòi 2 chảy được là
15 x75 = 1 125 ( lít )
Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được vào bể số lít nước là
1875 + 1125 = 3000 ( lít )
 Đáp số : 3000 lít
Cách 2 : Bài giải
Số lít nước cả 2 vòi chảy được vào bể trong 1 phút
25 + 15 = 40 ( lít)
Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được vào bể số lít nước là
40 x 75 = 3000 ( lít )
Đáp số : 3000 lít
-Cách 2 thuận tiện hơn , chúng ta chỉ cần thực hiện 1 phép tính cộng và 1 phép tính nhân.
 -HS tự làm bài. 
-S = a x a
- Nếu a = 25 thì S = 25 x 25 = 625 (m2 )
-HS nêu
-Lắng nghe.
TIẾT 13 CHÍNH TẢ
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU: 
-Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
-Làm đúng BT (2b) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Bảng phụ 
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1 phút
4 phút
1 phút
8 phút
14phút
2 phút
6phút
3phút
1 phút 
1.Ổn định
2.KTBC:
-HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vàobảng con..
vườn tược , thịnh vượng, vay mượn, mương nước. Nhận xét .
2. Bài mới:
 a.Hoạt dộng 1: Giới thiệu bài:
 b .Hoạt động 2. Hướng dẫn viết chính tả:
GV đọc mẫu
-Hỏi: +Đoạn văn viết về ai?
-Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn -cốp-xki?
 * Hướng dẫn viết chữ khó:
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
-GV NX sửa sai cho HS.
* Hướng dẫn viết chính tả:
-GV đọc cho học sinh viết.
-GV đọc lại một lần cho hs soát lỗi .
* GV chấm và chữa bài:
-GV chấm một số bài, nhận xét
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2b: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS . Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
-Nhận xét và kết luận các từ đúng.
4. Củng cố:
-HS nêu lại ND bài
-GD tích cực rèn luyện chữ viết.
5. Dặn dò
-Dặn HS về nhà viết lại các tính từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Hát
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
-Lắng nghe.
- 1HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm .
+Đoạn văn viết về nhà bác học ngừơi Nga Xi-ôn -cốp-xki.
- Xi-ô-cốp-xki là nhà bác học vĩ đại đã phát minh ra khí cầu bay bằng kim loại. Ông là người rất kiên trì và khổ công nghiên cứu tìm tòi trong khi làm khoa học.
-Các từ: Xi-ôn-cốp-xki, nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm,
+HS viết bảng con.
-HS viết chính tả.
-HS dò bài
- Dưới lớp mở SGK soát lỗi ra lề
-1 HS đọc thành tiếng.
-Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu.
-Trình bày KQ.
+1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu. 
+Thứ tự các từ cần điền: Nghiêm, minh, kiên, nghiệm, nghiệm, nghiên, nghiệm, điện , nghiệm . 
TIẾT 26 TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
 I. MỤC TIÊU: 
 - Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện ( nội dung, nhân vật, cốt truyện); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.	
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện.
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
T/G
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY	
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1 phút
4 phút
1 phút
10phút
4 phút
7 phut
10phút
2 phút
1 phút
1.Ổn định
2. KTBC:
Kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của 1 số HS chưa đạt yêu cầu ở tiết trước.
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn ôn luyện:
 Bài 1:-Gọi HS đọc yêu cầu.
-yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
-Gọi HS phát phiếu.
+Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết?
-Kết luận : trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện vì khi làm đề văn này, các em sẽ chú ý đến nhân vật, cốt chuyện, diễn biến, ý nghĩa của chuyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo.
 Bài 2,3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS phát biểu về đề bài của mình chọn.
a/. Kể trong nhóm.
-Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp.
-GV treo bảng phụ.
 Văn kể chuyện
 Nhân vật
 Cốt truyện
 Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
-Khuyến khích học sinh lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở BT3.
-Nhận xét, cho điểm từng HS .
4. Củng cố:
- HS nêu ND bài
5. Dặn dò 
-Dặn HS về nhà ghi những kiến thức cần nhớ về thể loại văn kể chuyện và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Hát
-Lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
-Đề 2: Em hãy kể về một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể thuộc loại văn kể chuyện. Vì đây là kể lại một chuỗi các câu chuyện có liên quan đến tấm gương rèn luyện thân thể và câu chuyện có ý nghĩa khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương đó.
+Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài viết thư thăm bạn.
+Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy.
-Lắng nghe.
-HS đọc yêu cầu bài tập
-2 HS tiếp nối nhau đọc từng bài.
-2 HS cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ.
-Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có đuôi, liên quan đến một hay một số nhân vật.
-Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
-Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối, được nhân hoá.
-Hành động, lời nói, suy nghĩcủa nhân vật nói lên tính cách nhân vật.
-Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật.
-Cốt chuyện thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
-Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có hai kiểu mở bài (mở rộng và không mở rộng)
-HS tham gia thi kể.
-Hỏi và trả lời về nội dung chuyện.
-HS nêu
-Lắng nghe
TIẾT 13 SINH HOẠT TẬP THỂ
I –MỤC TIÊU:
 - Qua sinh hoạt,giáo viên giúp hs nhận ra những khuyết điểm ,ưu điểm để có hướng phấn đấu đạt kết quả cao trong các hoạt động ở tuần sau .
 - Biết đề xuất ý kiến xây dựng phương tuần sau.
 - Mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến.
II CHUẨN BỊ
-Lớp trưởng và tổ truởng lập báo cáo.
 -GV:phương hướng tuần 14.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Lớp trưởng báo cáo các mặt: học tập, đạo đức, chuyên cần,vệ sinh, chuyên cần.
 - HS có ý kiến bổ sung
 - GV giải đáp thắc mắc
 - GV nhận xét chung cả lớp.
a/ Học tập:
 b/ Đạo đức:
 c/ Chuyên cần: ......
 d/ Lao động – Vệ sinh: ......
3. GV – HS bình chọn HS danh dự trong tuần: 
-HS xuất sắc: 
-HS tiến bộ: ..
- GV tuyên dương những em có cố gắng đạt kết quả tốt trong tuần và nhắc nhở những em chưa ngoan.
- Báo cáo số lượt hoa điểm 10 chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20 / 11.
- GV NX tuyên dương HS đạt nhiều hoa điểm 10 .
2 . Xây dựng phương hướng tuần 13
- HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần 
- Đại diện nhóm phát biểu.
- GV chốt lại:
Chủ điểm: Thi đua học tập chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
a. Học tập: 
- Rèn kĩ năng tính cộng, trừ, nhân, chia. 
- Các nhóm kiểm tra chéo bảng cửu chương. 
- Vừa học vừa ôn để thi cuối học kỳ một đạt kết quả cao .
- Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, thực hiện học tập theo nhóm, tổ; những bạn khá giỏi kèm cặp bạn yếu kém.như : Thiện , Thuần, Thuận 
- Rèn chữ viết.
 b. Đạo đức :
 -Thực hiện tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy
c. Chuyên cần:
 - Có thói quen đi học đúng giờ, đều đặn.
- Thực hiện công tác trực nhật lớp, thực hiện sinh hoạt sao, trực sao đỏ đúng lịch.
- Chú ý trang phục chỉnh tề, sạch sẽ khi đến trường .
d. Vệ sinh: - Làm tốt công tác vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng
- Có thói quen xả rác đúng nơi quy định và bảo quản tài sản chung của trường lớp. 
- Chăm sóc cây xanh, bồn hoa.
3. Tổ chức chơi văn nghệ :
 - HS tham gia văn nghệ . 
 GVCN
 Trần Thị Điệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_12_nam_hoc_2012_2013_tran_thi_diep.doc