Tiết 3: Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
I. Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời nói của nhân vật với lời của người kể ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
2. Hiểu từ ngữ trong truyện.
- Hiểu nội dung ( phần đầu) truyện. Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.( trả lời được câu hỏi trong SGK).
II- Đồ dùng dạy - học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
Tuần 14 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009 *Buổi sáng Tiết 1: Chào cờ Sinh hoạt tập thể _______________________________ Tiết 2: Toán Chia một tổng cho một số 1.Mục tiêu: Giúp Hs: - Biết chia một tổng cho một số, chia một hiệu cho một số. - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số, chia một hiệu cho một số trong thực hành tính. II. Đồ dùng dạy - học: Phấn màu. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS lên bảng mỗi HS thực hiện tính một cột: 456kg + 789kg = 101kg x 25 = . 425g x 145 = . 879g – 478g = 45m x 27m = 465m x 123m = .. - Hs dưới lớp làm vào nháp: Dãy 1- cột 1/ Dãy 2- cột 2. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm. - GV nhận xét,chốt kết quả đúng và ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Các hoạt động : Hoạt động 1 : So sánh giá trị của biểu thức - GV viết bảng hai biểu thức : (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 - GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên. - Giá trị của hai biểu thức như thế nào với nhau ? - GV nêu : Vậy ta có thể viết (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 Hoạt động 2 : Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số - GV đặt câu hỏi để HS nhận xét về các biểu thức trên: + Biểu thức (35 + 21 ) : 7 có dạng gì ? + Hãy nhận xét về dạng của biểu thức : 53 : 7 + 21 : 7 + Nêu từng thương trong biểu thức này ? - GV củng cố nêu kết luận về một tổng chia cho một số. - Gv lấy VD, yêu cầu tính bằng 2 cách. 1a. (15+35) : 5 - Gv chữa bài, chốt cách làm và kết quả đúng. Hoạt động 3 : Thực hành. Bài 1a : - Gv giới thiệu phần thực hành chính là phép tính trong phần 1a, các em tiếp tục làm tương tự phép tính thứ hai. - Cả lớp và Gv chữa, chốt cách làm đúng. Bài 1b: GV viết lên bảng biểu thức. 12 : 4 + 20 : 4 - Yêu cầu HS tìm hiểu cách làm và làm theo mẫu. - Theo em vì sao có thể viết là : 12 : 4 + 20 : 4 = ( 12 + 20 ) : 4 - Gv chốt cách làm. -Yêu cầu HS tự làm tiếp bài theo mẫu. - Cả lớp chữa, chốt cách làm. Bài 2 : GV viết lên bảng biểu thức : ( 35 - 21 ) : 7 - Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức trên theo hai cách. - Gv hướng dẫn theo mẫu cả lớp. - Gv yêu cầu làm tương tự các phép tính còn lại. - Gv chữa, chốt kết quả đúng. - GV giới thiệu tính chất một hiệu chia cho một số. Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự tóm tắt bài và trình bày bài giải. - Gv yêu cầu hs làm bảng 2 cách. - GV chữa bài sau đó yêu cầu HS nhận xét cách làm nào thuận tiện hơn. - Gv kết luận và ghi điểm cho HS. 3. Củng cố, dặn dò : - Gọi HS nêu lại tính chất một tổng (một hiệu) chia cho một số. - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - 1, 2 HS đọc biểu thức. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8 - Hs trả lời: Giá trị hai biểu thức bằng nhau. - HS đọc biểu thức. -HS nhận xét phát biểu ý kiến. - HS nghe GV nêu tính chất, sau đó nêu lại. HS nhẩm thuộc kết luận. - HS thực hành làm vào vở ghi. 1 hs lên bảng. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập . -HS nêu cách thực hiện. - 1 HS lên bảng làm theo hai cách. - Dưới lớp làm tiếp vào vở. - hs nhận xét, chữa bài. - HS thực hiện tính giá trị của biểu thức trên theo mẫu. - HS nêu trả lời . - 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở sau đó đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau. - HS đọc biểu thức. - Hs nêu cách làm. - Hs theo dõi. - HS làm vào vở, 2 hs lên bảng. - Hs nhận xét bài của bạn. - Hs nghe Gv phát biểu và nhắc lại. (Kk Hs học thuộc) - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - 1 HS K-g lên bảng tóm tắt và giải bài toán. - HS nêu nhận xét bài làm của bạn. - 2 HS nêu. Tiết 3: Tập đọc Chú đất nung I. Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời nói của nhân vật với lời của người kể ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). 2. Hiểu từ ngữ trong truyện. - Hiểu nội dung ( phần đầu) truyện. Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.( trả lời được câu hỏi trong SGK). II- Đồ dùng dạy - học: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. III- các hoạt động dạy- học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên đọc nối tiếp bài :Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi 1, 3 (SGK) - GV đánh giá, cho điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm Tiếng sáo diều. - Giới thiệu bài học Chú Đất Nung. GV giới thiệu tranh minh hoạ 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Gv gọi 1 hs K-G đọc toàn bài. - GV chia đoạn : Đoạn 1: 4 dòng đầu Đoạn 2: 6 dòng tiếp. Đoạn 3: Phần còn lại(Chú bé Đất trở thành Đất Nung). - Gv kết hợp giải nghĩa các từ khó và sửa lỗi đọc cho Hs: *Từ ngữ khó đọc: rất bảnh, nắp tráp, đoảng, khoan khoái * Từ ngữ khó hiểu: kị sĩ, tía, son, đoảng, đống dấm, hòn dấm - GV đọc diễn cảm toàn bài. b) Tìm hiểu bài Đoạn 1: Gọi HS đọc đoạn 1 - Truyện có những nhân vật nào? - Chú bé Đất, chàng kỵ sĩ, nàng công chúa có phải là con người không? - Cu Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào? + Em hãy nêu ý chính đoạn 1. - GV chốt ý và ghi bảng. Đoạn 2: Gọi HS đọc đoạn 2. - Chú bé Đất làm quen với hai người bột, kết quả ra sao? - Em hãy nêu ý chính đoạn 2. - GV ghi bảng. Đoạn 3: Gọi HS đọc đoạn 3. - Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? - Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung? - Chi tiết “ Nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì? - GV nhận xét bổ sung. - Em hãy nêu ý đoạn 3. - GV ghi bảng. - Gọi HS nêu ý toàn bài. c) Đọc diễn cảm: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. - GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò - GV giới thiệu phần tiếp của truyện sẽ được học trong tiết tập đọc sau. - GV nhận xét tiết học. - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài rồi trả lời câu hỏi - HS nhận xét - HS lắng nghe, quan sát tranh minh hoạ. * Phương pháp thực hành kết hợp đàm thoại. - 1 hs K-G đọc toàn bài. Các HS khác theo dõi và chia đoạn. - HS nối nhau đọc từng đoạn truyện ( theo dãy bàn hàng ngang hoặc hàng dọc). - HS nêu từ ngữ khó đọc - HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc cả bài. - 1 HS đọc đoạn 1 - HS đọc thầm bài văn, trả lời các câu hỏi. - HS nêu ý đoạn 1 * ý 1: Giới thiệu đồ chơi của cu Chắt. - HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi. - HS rút ý đoạn 2. * ý 2: Chú bé Đất và hai người bột làm quen với nhau. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS đọc thầm đoạn còn lại. 1 HS khá, giỏi điều khiển lớp trao đổi các câu hỏi còn lại. - HS có thể trả lời theo hai hướng: -HS nêu ý đoạn 3. *ý 3: Chú bé Đất trở thành Đất Nung. * Đại ý: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh , làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. - HS nêu cách đọc diễn cảm. - HS luyện đọc. Thi đọc diễn cảm, đọc cá nhân, đọc phân vai ( Người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm). - Hs lắng nghe. ________________________________ Tiết 4: Luyện từ và câu Luyện tập về câu hỏi I. Mục tiêu: 1. Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy. 2. Bước đầu nhận biết dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi II- Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3, giấy khổ to viết sẵn lời giải BT 1. III- Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi dùng để làm gì? Cho ví dụ. - Nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào? Cho ví dụ. - Khi nào dùng câu hỏi để tự hỏi mình? Cho ví dụ. - GV đánh giá, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và ghi tên bài. 2. Hướng dẫn luyện tập. Bài tập 1. - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm. - Gv giúp đỡ hs TB-Y. - Cả lớp và Gv chốt ý đúng: Lời giải: a) Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai? b)Trước giờ học, các em thường làm gì? c) Bến cảng như thế nào? d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu? Bài tập 2. - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm. - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu. - Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. - GV nhận xét, ghi điểm. Bài tập 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu HS tự làm. Gọi 1 HS lên bảng làm. - Cả lớp và GV nhận xét, đi đến lời giải đúng. Lời giải: a) Có phải chú Đất trở thành chú Đất Nung không ? b) Chú Đất trở thành chú Đất Nung, phải không? c) Chú Đất trở thành chú Đất Nung à? Bài tập 4: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu HS đọc lại các từ nghi vấn ở bài tập 3. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét, bổ sung . Bài tập 5: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung . - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm trả lời câu hỏi: ? Thế nào là câu hỏi ? -GV lưu ý cho HS nhận biết câu hỏi nhờ các từ nghi vấn và dấu hỏi chấm cuối câu. - Cả lớp và Gv nhận xét đi đến lời giải đúng. - Gv kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đặt 3 câu hỏi, 3 câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi và chuẩn bị bài sau. - 3 HS nối nhau trả lời 3 câu hỏi - HS nhận xét, - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm. - 2 HS ngồi cùng bàn, đặt câu hỏi, sửa chữa cho nhau. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và giáo viên nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - HS làm bài cá nhân vào vở ghi. - 3 HS làm trên bảng lớp và đọc lại câu mình đặt. - HS nhận xét . - HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, gạch dưới bằng bút chì mờ từ nghi vấn trong các câu hỏi. - 1 HS lên bảng gạch từ nghi vấn trong bài tập đã được viết sẵn trên bảng phụ. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. -Hs đọc miệng các từ nghi vấn ở BT3: + Có phải - không ? + phải không ? + à ? - Mỗi HS đặt với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn ở bài tập 3 một câu hỏi (viết vào nháp, mỗi em 3 câu). - HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi đã đặt ( mỗi em ít nhất 1 câu). - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về câu hỏi ở bài học trước. - HS làm việc nhóm. - Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. ______________________________________ * Buổi chiều Tiết 1: Lịch sử Nhà trần thành lập I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: Giúp học sinh nắm được : - Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. - Nắm được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, luật pháp, quân đội thời nhà Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước . - Thấy được mối quạn hệ gần gũi, thân thiết giữa vua với quan, giữa v ... bài. - Gọi HS lên bảng làm bài - Gọi HS nhận xét bài bạn làm. - GV nhận xét, ghi điểm, tuyên dương hs có tiến bộ. Bài 2 : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng biểu thức : ( 25 x 36 ) : 9 - Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách tính thuận tiện nhất. - Gọi HS lên bảng làm bài và giải thích : Tại sao em cho cách làm đó là thuận tiện nhất ? - Gv nêu Vd minh họa: (45 x 55) : 5 - Gv kết luận dạng bài. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - Gọi HS lên bảng tóm tắt bài toán. - GV nêu câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài. - Gọi HS lên bảng làm. - Gv khuyến khích Hs tìm được nhiều cách giải khác nhau. - GV nhận xét, ghi điểm, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò. - Gọi HS đọc lại kết luận : Một số chia cho một tích. - Nhắc chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc 3 biểu thức. - 3 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở nháp. - HS kết luận ba giá trị đó bằng nhau + Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau và cùng bằng 45. - Hs trả lời: + Có dạng một tích chia cho một số. - HS nêu ý kiến. - 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập . - HS làm bài theo hai cách vào vở. - 2 hs lên bảng. - HS khác nhận xét, chốt kết quả đúng. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ làm bài. - HS lên bảng làm bài và giải thích cách làm. - Hs tự làm vào vở, 1 Hs lên bảng. - Cả lớp chữa bài. 1 HS đọc nội dung bài. Cả lớp đọc thầm. - 1 HS K- g lên tóm tắt bài toán. - Hs K-g phân tích đề bài. - 2 HS lên bảng làm. Mỗi HS làm 1 cách. Cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn. -1 HS đọc. _________________________________ Tiết 2: Thể dục ôn bài Thể dục phát triển chung. Trò chơi: Đua ngựa I. Mục tiêu: - Ôn bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác và đúng thứ tự động tác . - Chơi trò chơi “ Đua ngựa”: Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, thực hiện đúng yêu cầucủa trò chơi. II: Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an tonà khi tập luyện. - Phương tiện: cói, phấn trắng, thước dây, 4 cở nhỏ,.. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Đ/lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu. - Gv nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Khởi động: Đi đều vòng quanh sân và chạy nhanh dần. - Khởi động các khớp. - Trò chơi: Kết bạn. 2. Phần cơ bản. a. Trò chơi vận động: - Trò chơi: Đua ngựa. b. Bài thể dục phát triển chung. - Ôn toàn bài: 2 lần do cán sự và gv điều khiển. - Gv tổ chức thi đua giữa các tổ. - Cả lớp bình chọn và tuyên dương nhóm tập tốt nhất. 3. Phần kết thúc: - Tập một số động tác thả lỏng. - Gv và hs hệ thống bài. - Gv nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. 6-10ph 18-22ph 4- 6 ph 12-14ph 4-6 ph - Hs tập hợp 3 hàng ngang. - Gv nêu yêu cầu hs đi vòng tròn và chạy nhanh dần. - Cán sự điều khiển bạn khởi động. - Gv tổ chức trò chơi. - Gv nhắc lại cách chơi, cho Hs chơi thử 1 lần. - Gv điều khiển Hs chơi chính thức. - Cán sự hô nhịp cho các bạn tập: 2- 3 lần(2x8 nhịp). - Sau mỗi lần tập, Gv nhận xét ưu điểm, nhược điểm. - Gv chia tổ cho HS tập theo tổ. - Tổ chức thi đua giữa các nhóm. - Hs tập hợp 3 hàng ngang tập 1 số động tác thả lỏng. _______________________________ Tiết 3: Tập làm văn Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo bài văn miêu tả gồm: các kiểu mở bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài, kết bài. - Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh, chân thực và sáng tạo. II- Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144 - SGK phóng to. III- các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: -HS lên bảng trả lời câu hỏi: Thế nào là miêu tả? - Đọc bài làm 2(phần luyện tập)tr 153 SGK - GV đánh giá, cho điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét: Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài văn. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải. - Gv giới thiệu và yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ cái cối tân. - Gv nêu câu hỏi tìm hiểu bài: + Bài văn tả cái gì? + Tìm các phần mở bài và kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì? - Các phần mở bài và kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào mà các em đã học? ( Phần mở bài theo kiểu trực tiếp, kết bài theo lối mở rộng ) - Phần thân bài tả cái cối xay theo thứ tự nào? - GV kết luận. Bài 2: - Gv yêu cầu hs đọc nội dung yêu cầu đề bài. - Khi tả 1 đồ vật, chúng ta cần tả những gì? 3. Phần Ghi nhớ. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. 4. Phần Luyện tập. Bài 1: - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu. -Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. + Câu văn nào tả bao quát cái trống ? - Nêu tên các bộ phận của cái trống được miêu tả . - Nêu những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống ? - Yêu cầu HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên. - Gọi HS trình bày bài làm. - GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt, liên kết câu cho HS. - Gv tuyên dương hs có tiến bộ. 5. Củng cố, dặn dò. - GV chốt bài: Muốn miêu tả sự vật được sinh động, phải quan sát kĩ sự vật bằng nhiều giác quan, tìm ra những đặc điểm nổi bật nhất để tả lại. - Dặn HS về nhà viết lại đoạn mở bài và kết bài vào vở. - 1 HS trả lời. - 2 HS đọc bài làm - HS nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài Cái cối tân. - 1 HS đọc phần chú giải. - HS quan sát tranh minh hoạ. - Hs đọc nội dung và trả lời câu hỏi của GV. - Cái cối xay gạo bằng tre. + Phần mở bài: Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi trễm trệ giữa gian nhà trống ( giới thiệu cái cối - đồ vật được miêu tả) + Phần kết bài: Cái cối xay cũng như các đồ dùng đã sống cùng tôi.theo dõi từng bước anh đi.( Nêu kết thúc của bài – tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ) - Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ. Sau đó, đi vào tả công dụng của cái cối. - HS nghe và nhắc lại. - 1 Hs đọc nội dung toàn bài, cả lớp đọc thầm. - Hs trả lời: Khi tả 1 đồ vật, chúng ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - HS đọc yêu cầu và nội dung đoạn văn. - HS dùng bút chì gạch chân câu văn tả bao quát cái trống. Đại diện cặp phát biểu. a) Câu văn tả bao quát cái trống: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. b) Tên các bộ phận của cái trống được miêu tả: mình trống, lưng trống, hai đầu trống. c ) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống: tròn như cái chum, tiếng trống ồm ồm giục giã - HS tự làm vào vở. - 2, 4 HS đọc. - Hs nhận xét bài của bạn. - HS lắng nghe và đọc nội dung phần Ghi nhớ. ___________________________________ Tiết 4: Sinh hoạt Tổng kết tuần 14. Kế hoạch tuần 15. I. Mục tiêu: - Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 14. - Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 15. II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 14. 1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình. 2- Giáo viên nhận xét chung. - GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS. - Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS. - Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực. - Nhắc nhở những việc nên làm và không nên làm trong quá trình học tập rèn luyện của HS. 3. Văn nghệ: - Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ III- Phương hướng hoạt động tuần 15. - Dạy và học theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học. - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân và ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/ 12. - Tích cực hưởng ứng phong trào hội học: " Vé số học tập" do Liên đội phát động. - Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân. - Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản, ... - Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập. - Học thuộc các bài múa, hát mới. * Bổ sung: .. . ________________________________ * Buổi chiều Tiết 1: Ngoại ngữ Gv chuyên soạn giảng _______________________________ Tiết 2 +3: Toán + HĐNK Luyện tập về phép chia I. Mục tiêu: - Củng cố cho hs những kiến thức về chia cho số có một chữ số, chia một số cho một tích và chia một tích cho một số. - Hs thực hành thành thạo các bài tập liên quan. - Hs ham mê môn học. II. Các hoạt động dạy –học: 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu, yêu cầu bài học. 2. Luyện tập. Bài 1: Đặt tính rồi tính. a. 76805 : 5 b. 17250 : 8 c. 108724 : 6 d. 200514 x 9 - Cả lớp và Gv nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2: Tính bằng hai cách. a. (36 x 15 ) : 5 b. (180 x 225) : 6 c. 324 : (2 x 3) d. 368 : ( 8 x 2) - Gv ghi đề bài lên bảng. - Gv và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất. a. 375 : 5 + 125 : 5 b. 624 : 3 – 324 : 3 c. (56 x 125 ) : 7 - Gv ghi đề bài lên bảng. - Cả lớp và gv nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 4: Một cửa hàng có 8 bao gạo, mỗi bao gạo chứa 50 kg gạo.Cửa hàng đã bán được 1/4 số gạo đó. Hỏi cửa hàng đã bán được bao nhiêu kg gạo? (Giải bằng hai cách) - Gv ghi đề bài lên bảng. - Gv Gv chấm một số bài, nhận xét, chữa bài. - Gv chấm một số bài. Bài 5: Hồng mua 3 quả cam và 2 quả xoài hết 10 500 đồng, Huệ mua 3 quả cam và 5 quả xoài hết 19 500 đồng. Hỏi mỗi quả cam và mỗi quả xoài giá bao nhiêu tiền? - Gv ghi đề bài lên bảng. - Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu đề bài bằng cách tóm tắt. - Gv yêu cầu HS tự làm. - Gv giúp đỡ hs Tb-y. - Cả lớp và Gv chữa bài, chốt kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét tiết học. - Dặn hs về chuẩn bị bài mới. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Tự làm bài vào vở: N1,2: a,b,c,d/ N3: a,b, - 4 Hs lên bảng. - Hs nhận xét, chữa bài. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs tự làm vào vở. - 4 hs lên bảng. - Hs khác nhận xét, chữa bài. - Hs đọc đề bài và tự làm. - 2 hs lên bảng. - Hs khác nhận xét, chữa bài. - Hs đọc đề bài. - Hs nêu các tính chất áp dụng để tính nhanh. - Hs làm bài vào vở. - 3 Hs lên bảng.(KkHs Tb-y) - Hs nhận xét bài bạn là trên bảng. - Hs đọc đề bài. Cả lớp theo dõi. - Hs tóm tắt bài toán. - Hs K-G nêu hướng giải. - Hs tự làm vào vở, 2 hs lên bảng. - HS khác nhận xét. - 2 hs đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - Hs trả lời câu hỏi để tìm hiểu bài. - Hs K- G nêu cách làm. - Hs tự làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng. - Hs nhận xét bài của bạn trên bảng. - Hs lắng nghe. *********************************************************************
Tài liệu đính kèm: