Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 7

Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 7

Tập đọc: TRUNG THU ĐỘC LẬP

I/Mục tiêu: Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài

-Hiểu ND: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.Trả lời được câu hỏi SGK

II/Đồ dùng dạy và học: Tranh minh họa bài đọc SGK

III/Các hoạt động dạy và học:

 

doc 10 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 7 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Tập đọc: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I/Mục tiêu: Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài 
-Hiểu ND: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.Trả lời được câu hỏi SGK
II/Đồ dùng dạy và học: Tranh minh họa bài đọc SGK
III/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ: Chị em tôi
2/Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề. 
a/HĐ1: Luyện đọc
-GV chia đoạn (3 đoạn)
-GV chú ý sửa lỗi phát âm và hướng dẫn từ khó đọc, giải nghĩa từ (SGK)
-Giải nghĩa thêm từ vằng vặc: Sáng trong không một chút gợn
-GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
b/HĐ2: Tìm hiểu bài.
-Anh chiến sĩ nghĩ đến trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ?
-Câu 1/67 SGK
-Câu 2/67 SGK
-Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập ?
-Câu 3/67 SGK
-Câu 4/67 SGK
c/HĐ3: Đọc diễn cảm
GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
đoạn 2.
3.Củng cố-dặn dò:-Chuẩn bị bài sau: Ở vương quốc Tương Lai.
-3 em đọc và trả lời câu hỏi 
-1 HS khá đọc toàn bài.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn
-HS luyện đọc tiếng, từ khó 
-HS luyện đọc theo cặp 
-2 HS đọc cả bài
-Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
-Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; Trăng soi sáng xuống nước VN độc lập yêu quí; Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố.. 
-Dưới ánh trăng , dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; Giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn; Ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm ,rải trên đồng lúa bát ngát...
-Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại , giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên
-Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực
-HS tự do phát biểu
-HS luyện đọc theo cặp
-HS thi đọc diễn cảm
TUẦN: 7 Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2009 
Tập đọc : 	Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI 
I.Mục tiêu :
 Đọc rành mạch một đoạn kịch , bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên .
- HiểuND: Ước mơ của các bạn nhỏ về 1 cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em .(Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4 SGK)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc 
III. Các hoạt động dạy -học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Bài cũ : Trung thu độc lập
2/Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
*Màn 1: Trong công xưởng xanh
a/HĐ1: Luyện đọc 
-GV đọc mẫu toàn bài.
-GV chú ý sửa lỗi phát âm và kết hợp giải nghĩa từ trong SGK
b/HĐ2: Tìm hiểu nội dung:
-Câu 1/72 SGK
-Vì sao nơi đó có tên là vương quốc Tương Lai ?
-Câu 2/72 SGK
c/HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai.
-GV nhận xét – tuyên dương.
*Màn 2: Trong khu vườn kỳ diệu
a/HĐ1: Luyện đọc
-GV đọc mẫu toàn màn kịch
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi, câu cảm.
b/HĐ2: Tìm hiểu bài
-Câu 3/72 SGK
-Câu 3/72 SGK
c/HĐ3:Luyện đọc diễn cảm:
-GV tổ chức HS luyện đọc phân vai (màn 2)
-GV nhận xét - động viên.
3/Củng cố dặn dò:
Vở kịch nói lên điều gì?
-GV tổ chức HS trò chơi: Sắm vai
.
-Dặn HS soạn câu hỏi, ý nghĩa của bài: “Nếu chúng mình có phép lạ”.
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi
-HS q/s tranh, nhận biết các nhân vật .
-3HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
-HS luyện đọc theo cặp
-2 HS đọc cả màn kịch
-...đến vương quốc Tương Lai, trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời
-Vì những người sông trong vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời
-Các bạn sáng chế ra: Vật làm cho con người hạnh phúc, ba mươi vị thuốc trường sinh, một loại ánh sáng kì lạ, một cái máy biết bay, một cái máy biết dò tìm kho báu.
-Các phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người : được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đấy ánh sáng, chinh phục được vũ trụ. 
-8 HS đọc theo cách vai (Tin-tin, Mi-tin, 5 em bé và người dẫn chuyện)
-2 tốp HS thi đọc
-HS q/s tranh, nhận biết các nhân vật .
-3HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
-HS luyện đọc theo cặp
-2 HS đọc cả màn kịch
-Chùm nho, quả to đến nỗiTin-tin tưởng đó là chùm quả lê, phải thốt lên ‘Chùm lê đẹp quá ‘
-Những quả táo đỏ to đến nỗi Mi-tin tưởng đoa là những quả dưa dỏ.
-Những quả dưa đỏ to đến nỗi Mi-tin tưởng đoa là những quả bí dỏ.
-HS tự do trả lời :
VD : Em thích tất cả mọi thứ ở vương quốc Tương Lai, Vì cái gì cũng kì diệu khác với vương quốc của chúng ta 
-Mỗi lần 5 HS đọc phân vai (Đọc 2 lượt)
-Lớp nhận xét tìm ra nhóm đọc hay nhất. 
-HS nêu nội dung nàm kịch (mục I)
-Mỗi tổ chọn 5; 7 bạn đóng vai các nhân vật trong màn kịch.
4 tổ tham gia chơi.(Mỗi tổ chọn 1 trong 2 màn kịch trong bài.) 
- Các tổ thực hiện.
- Lớp nhận xét, bình chọn tổ nào đóng vai hay nhất; bạn nào đóng tốt nhất trong các nhân vật.
Tuần 7: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Chính tả (Nhớ-Viết) 	GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I.Mục tiêu :
- HS nhớ, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ lục bát .
Làm đúng bài tập 2b,3a 
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a/67 SGK.
-Những băng giấy nhỏ để học sinh làm bài tập3a/68/SGK.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Bài cũ : Bài 3a/57
2/Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
a/HĐ1 : HS nhớ và viết đúng chính tả.
-GV đọc lại đoạn thơ
- Cho học sinh tìm từ khó viết và viết vào b/c
-GV hướng dẫn trình bày bài và viết hoa danh từ riêng. 
- Giáo viên chấm bài, nhận xét.
b/HĐ2: Luyện tập 
-Bài 2b : Nêu yêu cầu bài tập 2b.
-Gọi 1 HS lên bảng làm
-Bài 3a : 
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm từ nhanh.
-Cách chơi : SGV/154.
-Gv nhận xét 
3/Củng cố dặn dò :
 Bài sau: Trung thu độc lập.
-2 HS lên bảng thực hiện theo y/c 
-1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
-HS đọc thầm đoạn thơ, ghi nhớ nội dung, chú ý những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày.
- Học sinh tìm và viết : 
loan tin , hồn lạc phách bay , quắp đuôi , co cẳng , khoái chí , phường gian dối . 
học sinh viết bài
- Cả lớp viết bài theo trí nhớ của mình. 
- 1 học sinh viết bảng.
- Viết xong tự đọc soát lại bài.
- Lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm vào vở bài tập.
-Lớp nhận xét sửa sai :bay lượn, vườn tược, quê hương, đại dương, tương lai, thường xuyên, cường tráng
. HS nêu y/c bài
HS tham gia trò chơi- Lớp nhận xét. 
-Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp: Ý chí
-Khả năng suy nghĩ và hiểu biết: Trí tuệ
TUẦN :7 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Kể chuyện 	 LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG 
I. Mục tiêu:	
Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK) kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng do (GV kể )
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : những điều ước cao đẹp mang lại miền vui và niềm hạnh phúc cho mọi người
II. Đồ dùng - dạy học :
-GV: Tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện /69 SGK
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Bài cũ : Gọi 1 HS kể lại một câu chuyện về lòng tự trọng
2/Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
a/HĐ1 : GV kể chuyện
-GV gắn 4 tranh minh hoạ lên bảng
+ Các em thử đoán xem câu chuyện kể về ai?
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2: vừa kể, vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ kết hợp với phần lời dưới mỗi bức tranh.
2/HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện được cả câu chuyện
-GV cho HS kể chuyện theo nhóm
- GV cho HS thi kể toàn truyện và y/c HS trả lời các câu hỏi a, b, c của y/c 3
3/Củng cố dặn dò: 
-Qua câu chuyện, em hiểu điều gì ?
-GV chốt lại: Những điều ước cao đẹpmang lại niềm vui, niềm hạnh phíc cho người nói điều ước, cho tất cả mọi người. 
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
.
-1 HS lên bảng kể 
- HS quan sát tranh và đọc lời dưới tranh.
- Câu chuyện kể về cô gái tên là Ngàn, bị mù, cô cùng các bạn cầu ước 1 điều gì đó rất thiêng liêng và cao đẹp.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và quan sát kỹ trong tranh.
-HS thực hiện kể trong nhóm 4 em ( mỗi em kể một tranh), sau đó kể toàn câu chuyện. Kể xong ,Hs trao đổi về nội dung câu chuyện
-HS thi kể giữa các nhóm
-HS kể -lớp lắng nghe nhận xét, góp ý bạn.
-HS phát biểu
- 2 HS kể toàn truyện, lớp nhận xét
TUẦN : 7 Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu : CÁCH VIẾT HOA TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I.Mục tiêu :
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa đúng tên riêng VN (BT1,BT2)
Tìm và viết đúng một vài tên riêng VN (BT3)
II. Đồ dùng dạy học :
-Phiếu học tập in sẵn bảng sơ đồ họ, tên riêng, tên đệm của người.
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Bài cũ : Bài tập 3, 4/63
2/Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
a/HĐ1 : Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
 Phần nhận xét
-Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng ?
-Chữ cái đầu mỗi tiếng đó được viết như thế nào ?
-Nêu cách viết tên người, tên địa lí VN ?
GV rút ra phần ghi nhớ
-GV: Đó là quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN
b/HĐ2: Luyện tập
*Bài tập 1/65: 
-GV nhận xét
*Bài tập 2/65: 
*Bài tập 3: 
3/Củng cố dặn dò:
-Tên người và tên địa lí Việt Nam cần được viết như thế nào?
-GV nhận xét tiết học.
- Bài sau : Luyện tập viết tên người , tên địa lí VN.
-2 HS lên bảng làm bài tập
HS đọc nội dung yêu cầu.
-HS trả lời
-Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó.
vài HS đọc ghi nhớ trong SGK
1 HS đọc y/c bài
-Lớp làm vào vở bài tập: Viết tên em và địa chỉ gia đình em
1 HS đọc y/c bài
-Lớp làm vào vở bài tập : Viết tên xã, huyện em 
Gọi 1 HS đọc y/c bài .HS làm việc theo nhóm 
-Đại diện các nhóm trình bày
-Lớp nhận xét
-Cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó.
TUẦN : 7 Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu : LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I.Mục tiêu : - Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng VN trong BT1 , viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu bài tập 2.
II. Đồ dùng dạy học :
-Phiếu học tập in sẵn mỗi phiếu 4 dòng trong bài ca dao 
-Bản đồ địa lí Việt Nam 
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Bài cũ: Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí VN ? Cho VD
2/Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
a/HĐ1 : Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng
Bài tập 1/74
-GV phát phiếu cho 3 HS- mỗi em sửa lỗi 4 dòng của bài ca dao
 -GV nhận xét, sửa bài tập.
b/HĐ2: , viết đúng một vài tên riêng theo yêu
 Bài tập 2 Trò chơi du lịch trên bản đồ
-GV treo bản đồ địa lí VN lên bảng lớn.
-GV nêu cách chơi: Các em sẽ đi du lịch đến khắp mọi miền trên đất nước ta. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà mình đã đến thăm (tìm nhanh trên bản đồ)
-Chia nhóm 4 để chơi.
GV cho HS ghi vào vở.
3/Củng cố-dặn dò: Bài sau : Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài.
2 HS trả lời
Gọi HS đọc nội dung yêu cầu, đọc phần chú giải.
-Cả lớp đọc thầm bài ca dao, phát hiện những tên riêng viết không đúng, sửa lại trên vở bài tập
-Lớp nhận xét phiếu của các bạn.-1 HS đọc bài ca dao
HS đọc yêu cầu.
-Các nhóm làm bài và trình bày
a/Tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định...
b/Danh lam thắng cảnh: vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, Sông Hương,...
-Di tích lịch sử: Thành Cổ Loa, Hoàng Thành Huế,...
-HS chọn 5 địa danh viết vào vở.
Ôn Luyện từ và câu: Ôn Cách viết tên người, tên địa lí VN
HS biết viết tên người , tên địa lí VN
Cho HS viết tên thầy cô (3 thầy , 3 cô)
Tìm và viết tên 2 con sông, 2 ngon núi mà em biết.
Viết tên xã, tên huyện, tên tỉnh nơi em đang ở.
TUẦN:7 Thư tư ngày 14 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn : 	LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN 
I.Mục tiêu : Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn(đã cho sẵn cốt truyện)
 II.Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu.
-Bốn tờ phiếu khổ to-mỗi tờ viết nội dung chưa hoàn chỉnh của một đoạn văn, có chỗ trống ở những đoạn chưa hoàn chỉnh để HS làm bài. 
III.Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ: KT 2 HS -mỗi em nhìn 2 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn hoàn chỉnh
2/Bài mới: Giới thiệu- Ghi đề
a/HĐ1: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn(đã cho sẵn cốt truyện)
 Bài 1/73 : 
-GV giới thiệu tranh minh hoạ
-Nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên ?
-GV n/x, chốt lại: Trong cốt truyện trên, mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc 
Bài 2/73 : 
-GV phát phiếu cho 4 HS - mỗi em 1 phiếu, ứng với 1 đoạn 
mình
-Gv nhận xét
3/Củng cố, dặn dò : 
Nhận xét giờ học
Bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện. 
-2 HS lên bảng thực hiện theo y/c
1HS nêu y/c bài
-1 HS đọc cốt truyện Vào nghề. Cả lớp theo dõi trong SGK 
1/Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếcbiểu diễn tiết muci phi ngựa đánh đàn
2/Va-li-a xin học nghểơ rạp xiếcvà được giao việc quét dọn chuồng ngựa
3/Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn
4/Sau này, Va-li-a trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mơ ước.
HS đọc yêu cầu. -Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề 
 -Lớp làm vào vở bài tập: tự lựa chọn để hoàn chỉnh 1 đoạn (HS khá, giỏi có thể hoàn chỉnh 2 đoạn)
-HS dán các phiếu lên bảng và nối tiếp nhau trình bày-Lớp nhận xét
-Gọi vài HS đọc bài làm của
TUẦN :7 Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN 
I. Mục tiêu :
-HS bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng ; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian . 
 II. Đồ dùng dạy học:
-GV : Viết sẵn đề bài lên bảng lớn và phần gợi ý ( 3 H)Sgk/ 75.
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Bài cũ : KT 2 HS mỗi em đọc 1 đoạn văn hoàn chỉnh của truyện Vào nghề
2/Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
a/HĐ1 : Tìm hiểu đề
-
-GV đọc lại đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng.
-Trong giấc mơ, bà tiên cho em bao nhiêu điều ước?
-Em kể lại chuyện ấy như thế nào?
b/HĐ2: HS kể lại được câu chuyện theo trình tự thời gian.
-
-GV tổ chức cho HS thi kể.
-GV cho HS viết bài vào vở
3/Củng cố - dặn dò: 
-GV y/c HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại cho người thân nghe.
- Bài sau : Luyện tập phát triển câu chuyện. 
- GV nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng thực hiện theo y/c
1 HS đọc đề bài và các gợi ý. -Lớp đọc thầm
*Đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà
 tiên cho 3 điều ước và em đã thực hiện cả 3 
điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo 
trình tự thời gian
-Cho 3 điều ước.
-Theo trình tự thời gian.
3 HS đọc 3 gợi ý trong SGK
-HS đọc thầm 3 gợi ý , suy nghĩ và trả lời 
theo nhóm các câu hỏi:
-Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn 
cảnh nào? vì sao bà tiên cho em 3 điều ước?
-Em thực hiện từng điều ước như thế nào?
-Em nghĩ gì khi thức giấc?
-HS kể chuyện theo nhóm .
-HS thi kể giữa các nhóm
-HS làm bài vào vở
-Vài HS đọc bài viết của mình .
-Lớp nhận xét .
Luyện viết Tập làm văn: Ôn luyện tập phát triển câu chuyện
 Mục tiêu: Giúp học kể lại được câu chuyện theo trí tưởng tượng
 Lên lớp: Cho HS viết lại đoạn chuyện em mơ thấy bà tiên và bà tiên cho em ba điều ước vào vở. Gọi một số HS trình bày, GV nhận xét sửa sai.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet 7.doc