I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu:
- Phải biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người.
- Biết ơn thầy giáo cô giáo thể hiện truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy giáo cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
- Thái độ: Kính trọng lễ phép với thầy cô. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.
- Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy giáo cô giáo.
- Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ các tình huống ở BT1
- Bảng phụ ghi các tình huống.
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2005. Đạo đức : BIẾT ƠN THẦY GIÁO CÔ GIÁO I/ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu: - Phải biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người. - Biết ơn thầy giáo cô giáo thể hiện truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy giáo cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó. - Thái độ: Kính trọng lễ phép với thầy cô. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp. - Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy giáo cô giáo. - Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ các tình huống ở BT1 - Bảng phụ ghi các tình huống. III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1/ Khởi động: hát vui. 2/ Kiểm tra : Thế nào là hiếu thảo ông bà cha mẹ? Kể tấm gương hiếu thảo. 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Xử lí tình huống. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong sách và thảo luận để trả lời các câu hỏi: + Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?( Các bạn sẽ đến thăm bé Dịu nhà cô giáo.) + Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? ( Tìm cách giải quyết của nhóm và đóng vai thẻ hiện cách giải quyết đó) Hãy đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm em. + Yêu cầu HS làm việc cả lớp. + Yêu cầu đại diện nhóm đóng vai , các nhóm khác theo dõi và nhận xét. + Tai sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó? ( Vì phải biết ơn thầy cô giáo) + Đối với thầy cô chúng ta phải có thái độ như thế nào?( Phải tôn trọng biết ơn.) + Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo? ( Vì thầy cô đã không ngại quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Vì vậy các em cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. + Kết luận: Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người. “ Thầy cô như thể mẹ cha Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan” Hoạt động2: Làm việc cả lớp. + GV đưa ra bức tranh thể hiện các tình huống như BT1 SGK. + Lần lượt hỏi: bức tranh thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy giáo hay không? ( Thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo) + Kết luận: Tranh 1,2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo của các bạn. Trong tranh 3, việc làm của bạn HS chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô. + Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo? ( Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn các thầy cô giáo khi cần thiết.) + Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh3 em sẽ nói gì với bạn HS đó? ( Em khuyên các bạn, giải thích cho các bạn cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặt dù cô không dạy mình) Hoạt động 3: Làm việc nhóm đôi. + GV đưa bảng phụ có ghi các hành động. + Yêu cầu HS thảo luận hành động nào đúng, hành động nào sai? Vì sao? ( Hành động 3,6 là đúng. Hành động 1,2, 4, 5 là sai). + Tại sao hành động 4 lại sai?( Vì chêthầy cô giáo là không ngoan) + Nếu em là Nam ở hành động 5 em nên làm như thế nào? Em có làm như bạn Nam hay không? ( Em sẽ chào cả 2 thầy, không nên chỉ chào thầy dạy lớp của mình.) Kết luận: Viêïc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ cũng là sự biết ơn các thầt cô giáo. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân. + Phát cho HS 2 tờ giấy màu xanh, vàng. + Yêu cầu HS viết vào tờ giấy xanh những việc làm thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo, viết vào giấy màu vàng những việc em đã làm mà cảm thấy chưa ngoan, còn làm cô buồn, chưa biết ơn thầy cô. + Yeu cầu HS dán lên bảng theo 2 cột. + Yêu cầu 2 HS đọc kết quả. Kết luận: HS đã biết ơn thầy cô giáo hay chưa? Động viên các em chăm ngoan hơn, mạnh dạn hơn. 4/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. TIẾT 2 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm + GV phat cho mỗi nhóm HS 3 tờ giấy và bút. + Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữđã sưu tầm vào giấy, tên các chuyện kể đã sưu tầmđược vào tờ giấy khác. + Tổ chức làm việc cả lớp + Yêu cầu nhóm dán lên bảng kết quả theo 3 nhóm. + Yêu cầu đại diện các nhóm đọc kết quả. + Kết luận : Các câu ca dao tục ngữ khưên ta điều gì? ( Khuyên ta phải biết kính trọng , yêu quí thầy cô vì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người. Hoạt động 2: Thi kể chuyện. + Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Lần lượt mỗi HS kể cho các bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình. + Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để thi kể chuyện. + GV và HS nhận xét tuyên dương nhóm kể hay. + Kết luận: Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì? Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống + GV đưa ra 3 tình huống + Yêu các nhóm thể hiện cách giải quyết. + Em có tán thành cách giải quyết của nhóm bạn không? + Tại sao các em chọn cách giải quyết đó? Cách làm đó có có tác dụng gì? + Kết luận: Tình huống 1,2 Các em đã nghĩ ra những việc làm thiết thực để giúp đỡ thầy cô giáo, điều đó thể hiện sự biết ơn thầy cô. Tình huống 3 Mặc dù em bị hiểu lầm em vẫn phải kính trọngthầy cô.Vì thầy cô là người lớn hơn ta, lại là người dạy học cho chúng ta. Thầy cô cũng có lúc mắc lỗi chúng ta sẽ tìm cách khác để thầy cô hiểu rõ hơn chúng ta nhưng không được xúc phạm thầy cô. Nhận xét tiết học. TẬP ĐỌC : CHÚ ĐẤT NUNG. I/ Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai,nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm đọc phân biệt lời người kể với lời câc nhân vật. - Hiểu nội dung truyện. Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sgk. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Khởi động: Hát vui. 2/ Kiểm tra: Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi: + Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? + Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào? + Câu chuyện khuyên ta các em điều gì? 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng. a/ Luyện đọc: - GV chia đoạn : 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến đi chăn trâu. + Đoạn 2:Tiếp đến thuỷ tinh. + Đoạn 3: Đoạn còn lại - Cho HS đọc nối tiếp. - Cho HS luyện đọc từ khó: cưỡi ngựa tía,kị sĩ, cu Chắt - Cho HS đọc theo cặp. - GV đọc mẫu. b/ Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1 : + Cu Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào? ( Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trên lầu son, một chú bé bằng đất, Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà Cu Chắt được tặng nhân dịp tết trung thu. Những đồ chơi này nặng bằng bột, màu sắc sặc sở. Chú bé đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy bằng đất. - HS đọc đoạn 2: +Chú bé đất đi đâu và gặp chuyện gì? ( Đát từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột . Cu Chắt bỏ 2 người bột vào cái lọ thuỷ tinh.) - HS đọc đoạn còn lại: + Vì sao chú bé đất quyết định trở thành chú đất nung? ( Vì chú sợ bị chê là hèn nhát, vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích) + Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì? (Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích, vượt qua thử thách con nguời mới mạnh mẽ, cứng cõi. Được toi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng , dũng cảm.). + Nêu nội dung bài: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việccó ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. c/ Luyện đọc diễn cảm: - Cho HS đọc phân vai. - Luyện đọc diễn cảm. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn cuối. - Thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét khen nhóm đọc hay. 4/ Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lai bài tập đoc. CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: PHÂN BIỆT: S / X, ÂT / ÂC. I/ Mục tiêu: - HS nghe đọc, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê. - Làm đúng các bài luyện tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai. II/ Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, giấy khổ to viết đoạn văn ở BT 2a, 2b - Một tờ giấy khổ A4. III/ Các hoạt động dạy và học: 1/ Khởi động: Hát vui. 2/ Kiểm tra: - Cho HS viết trên bảng lớp. GV đọc6 tiếng có âm đầu l/ n hoặc im, iêm cho HS viết. - GV nhận xét cho điểm. 3/ Bài mới: * Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng. - GV đọc đoạn chính tả một lần. + Đoạn văn Chiếc áo búp bê có nội dung gì? (Tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với bao tình cảm yêu thương.) - GV nhắc HS viết hoa tên riêng: bé Ly, chị Khánh. - Cho HS viết từ ngữ dễ viết sai: phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu. - GV đọc cho HS viết. - Chấm chữa bài - Nhận xét chung. * Luyện tập: 2a/ Chọn tiếng bắt đầu bằng s hoặc x. - Cho HS đọc yêu cầu của BT - Cho HS làm bài. GV phát giấy cho 3, 4 nhóm HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng: xinh xinh, trong xóm, xúm xứ, màu xanh, ngôi sao, khẩu súng, sờ, xinh nhỉ, nó sợ. 3 a/ Tìm các tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s, x - Cho HS đọc yêu cầu đề - GV giao việc. - Cho HS làm bài. GV phát giấy bút dạ cho 2 nhóm. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng + Từ chứa tiếng bắt bắt đầu bằng s: sung sướng, sáng suốt, sành sỏi ... vệ phòng tuyến trên bờ phía Nam trên sôngNhư Nguyệt của quân ta? - Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? GV nhận xét cho điểm. 3/ Bài mới: * Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng. - GV tóm tắt hoàn cảnh ra đời của nhà Trần: Cuối thễ kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Trong tình thể triều đình lục đục, nhân dân cơ cực, nạn ngoại xaGâm đe doạ, nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi. Họ Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và buộc nhường ngôi cho chồng, đó là vào năm 1226, nhà Trần được thành lập từ đây. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS sau khi đọc SGK, điền vào chỗ trống chính sách nào được nhà Trần thực hiện: + Đứng đầu nhà nước là vua. + Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. + Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. + Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin. + Cả nước chia thành các lộ . phủ, châu, huyện, xã. + Trai tráng mạnh khoẻ được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. - GV hướng dẫn kiểm trakết quả làm việc của HS và tổ chức cho các em trình bày những chính sách về những tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện Hoạt động 2: Làm việc cả lớp: - GV cho cả lớp thảo luận:. + Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa? - Từ đó đi đến thống nhất các sự việc sau: Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ. -Những việc làm trên các vua nhà Trần nhằm để làm gì? ( phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất nước). - GV gọi học sinh đọc bài học. 4/ Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học Về học bài và chuẩn bị bài mới. TOÁN CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số. - Aùp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài toán có liên quan. II/ Các hoạt động dạy và học: 1/ Khởi động : Hát vui. 2/ Kiểm tra: GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập cả lớp làm vào nháp. Tính giá trị biểu thức sau: 112 : ( 7 x 4 ) 945 : ( 7 x 5 x 3 ) - GV nhận xét và cho điểm. 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng. a/ So sánh giá trị các biểu thức: Ví dụ 1: GV viết lên bảng 3 biểu thức lên bảng. ( 9 x 15 ) : 3 9 x ( 15 : 3 ) ( 9 : 3 ) x 15 - GV yêu cầu HS tính giá trị biểu thức trên ( 9 x 15 ) : 3 = 135 : 3 = 45 9 x ( 15 :3 ) = 9 x 5 = 45 ( 9 : 3 ) x 15 = 3 x 15 = 45 - GV yêu cầu HS so sánh giá trị của 3 biểu thức trên. ( Giá trị của 3 biểu thức trên bằng nhau và cùng là 45) - Vậy ta có: ( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15 Ví dụ 2: - GV viết lên bảng hai biểu thức sau: ( 7 x 15 ) : 3 7 x ( 15 : 3 ) - GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức trên ( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 5 = 35 - GV yêu cầu HS so sánh giả trị của 3 biểu thức trên.( Giá trị của 2 biểu thức trên bằng nhau và cũng bằng 35. - Vậy ta có: ( 7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 ) b/ Tính chất một tích chia cho một số: - GV hỏi: Biểu thức ( 9 x 15 ) : 3 có dạng như thế nào? ( Có dạng là một tích chia cho một số. - Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào? ( Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135 : 3 = 45 ) - Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của ( 9 x 15 ) : 3? ( Lấy 15 : 3 rồi lấy kết quả tìm được nhận với 9 hoặc lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15) - GV hỏi : 9 và 15 là gì trong biểu thức ( 9 x 15) : 3? ( là thừa số của tích ( 9 x 15 ). - Vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó( nếu chia hết ) rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia. - GV hỏi : Với biểu thức ( 7 : 3 ) x 15 tại sao chúng ta không tính ( 7 : 3 ) x 15? ( Vì 7 không chia hết cho 3.) - GV nhắc HS khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia. LUYỆN TẬP. Bài 1:- GV yêu cầu HS nêu đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài Cách 1: a/ ( 8 x 23 ) : 4 = 184 : 4 = 46 b/ ( 15 x 24 ) : 6 = 360 : 6 = 60 Cách 2: a/ ( 8 x 23 ) : 4 = ( 8 : 4 ) x 23 = 2 x 23 = 46 b/ ( ( 15 x 24 ) : 6 = 15 x ( 24 : 6 ) = 15 x 4 = 60 - GV yêu cầu hS nhận xét bài của bạn làm trên bảng. Sau đó hỏi em đã áp dụng tính chất gì để thức hiện tính giá trị của biểu thức bằng hai cách Bài 2: - GV hỏi bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? ( tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện GV nhất.) - viết lên bảng biểu thức ( 25 x 36 ) : 9 HS suy nghĩ tìm cách tính thuân tiện sau đó mời 2 HS lên bảng tính .HS 1: tính theo cách thông thường; HS 2: tính theo cách em cho là thuận tiện nhất. - GV hỏi : Vì sao cách làm 2 thuận tiện hơn cách làm thứ nhất.? - GV cho HS làm vào vở. - GV nhận xét cho điểm. Bài tập 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV hỏi : Cửa hàng có bao nhiêu nét vải tất cả? - Cửa hàng có bao nhiêu phần số vải đó? - Cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải? Bài giải Số mét vải cửa hàng có là: 30 : 5 = 6 ( m ) Số mét vải cửa hàng đã bán là: : 5 = 30 ( m ) Đáp số : 30 mét. - GV hỏi : Ngoài cách giải trên, bạn nào còn có cách giải khác? - GV nhận xét và chấm điểm vở HS 4/ Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS về học thuộc tính chất chia một số cho một tích. - Chuẩn bị bài sau. ÂM NHẠC ÔN TẬP : BA BÀI HÁT TOÁN CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số. - Aùp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài toán có liên quan. II/ Các hoạt động dạy và học: 1/ Khởi động : Hát vui. 2/ Kiểm tra: GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập cả lớp làm vào nháp. Tính giá trị biểu thức sau: 112 : ( 7 x 4 ) 945 : ( 7 x 5 x 3 ) - GV nhận xét và cho điểm. 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng. a/ So sánh giá trị các biểu thức: Ví dụ 1: GV viết lên bảng 3 biểu thức lên bảng. ( 9 x 15 ) : 3 9 x ( 15 : 3 ) ( 9 : 3 ) x 15 - GV yêu cầu HS tính giá trị biểu thức trên ( 9 x 15 ) : 3 = 135 : 3 = 45 9 x ( 15 :3 ) = 9 x 5 = 45 ( 9 : 3 ) x 15 = 3 x 15 = 45 - GV yêu cầu HS so sánh giá trị của 3 biểu thức trên. ( Giá trị của 3 biểu thức trên bằng nhau và cùng là 45) - Vậy ta có: ( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15 Ví dụ 2: - GV viết lên bảng hai biểu thức sau: ( 7 x 15 ) : 3 7 x ( 15 : 3 ) - GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức trên ( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 5 = 35 - GV yêu cầu HS so sánh giả trị của 3 biểu thức trên.( Giá trị của 2 biểu thức trên bằng nhau và cũng bằng 35. - Vậy ta có: ( 7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 ) b/ Tính chất một tích chia cho một số: - GV hỏi: Biểu thức ( 9 x 15 ) : 3 có dạng như thế nào? ( Có dạng là một tích chia cho một số. - Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào? ( Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135 : 3 = 45 ) - Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của ( 9 x 15 ) : 3? ( Lấy 15 : 3 rồi lấy kết quả tìm được nhận với 9 hoặc lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15) - GV hỏi : 9 và 15 là gì trong biểu thức ( 9 x 15) : 3? ( là thừa số của tích ( 9 x 15 ). - Vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó( nếu chia hết ) rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia. - GV hỏi : Với biểu thức ( 7 : 3 ) x 15 tại sao chúng ta không tính ( 7 : 3 ) x 15? ( Vì 7 không chia hết cho 3.) - GV nhắc HS khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia. LUYỆN TẬP. Bài 1:- GV yêu cầu HS nêu đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài Cách 1: a/ ( 8 x 23 ) : 4 = 184 : 4 = 46 b/ ( 15 x 24 ) : 6 = 360 : 6 = 60 Cách 2: a/ ( 8 x 23 ) : 4 = ( 8 : 4 ) x 23 = 2 x 23 = 46 b/ ( ( 15 x 24 ) : 6 = 15 x ( 24 : 6 ) = 15 x 4 = 60 - GV yêu cầu hS nhận xét bài của bạn làm trên bảng. Sau đó hỏi em đã áp dụng tính chất gì để thức hiện tính giá trị của biểu thức bằng hai cách Bài 2: - GV hỏi bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? ( tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện GV nhất.) - viết lên bảng biểu thức ( 25 x 36 ) : 9 HS suy nghĩ tìm cách tính thuân tiện sau đó mời 2 HS lên bảng tính .HS 1: tính theo cách thông thường; HS 2: tính theo cách em cho là thuận tiện nhất. - GV hỏi : Vì sao cách làm 2 thuận tiện hơn cách làm thứ nhất.? - GV cho HS làm vào vở. - GV nhận xét cho điểm. Bài tập 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV hỏi : Cửa hàng cpó bao nhiêu nét vải tất cả? - Cửa hàng có bao nhiêu phần số vải đó? - Cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải? Bài giải Số mét vải cửa hàng có là: 30 : 5 = 6 ( m ) Số mét vải cửa hàng đã bán là: : 5 = 30 ( m ) Đáp số : 30 mét. - GV hỏi : Ngoài cách giải trên, bạn nào còn có cách giải khác? - GV nhận xét và chấm điểm vở HS 4/ Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS về học thuộc tính chất chia một số cho một tích. - Chuẩn bị bài sau. ÂM NHẠC ÔN TẬP : BA BÀI HÁT
Tài liệu đính kèm: